Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

26/06/2018

Cẩm tú cầu bên thác nước ngày hè năm 2018

Bằng giờ này, vào năm ngoái, mùa hè năm 2017, thì Hội thưởng hoa cẩm tú cầu cũng như thường niên mà mở ra bên thác nước. Xem ở đây.

Năm ngoái, bác thị trưởng thành phố quê có tham dự. Như là một hành động chuẩn bị cho tranh cử. Và vào mùa tranh cử sau đó mấy tháng, thì bác đã tiếp tục thắng cử (đã đi ở đây). Cẩm tú cầu chắc có ủng hộ bác.

Worl Cup 2018 và nhận thức lại về liên bang Nga, cùng tâm tình thủy chung Việt Nam

Mở đầu là một mẩu ngắn của anh Hưng Bóng Nhựa - chàng sinh viên Khoa Lý của Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày xưa. Anh là những đàn anh cùng trường độc đáo, có nhiều kỉ niệm với lứa chúng tôi. 

Ấy là thời chúng tôi xem đội tuyển Liên Xô thi đấu các giải qua vô tuyến đen trắng ở kí túc xá Mễ Trì hay một điểm nào đó quanh khu cao-xà-lá Thanh Xuân. Nhớ là ngay với Cúp C1 ngày trước, vô tuyến chỉ thường phát những trận có đội của Liên Xô (sau đó là Nga) thi đấu !

25/06/2018

Trước Huỳnh Uy Dũng "viết tay" hiện nay, ngày trước ở Nam Bộ đã có "Đại Nam văn hiến" dạng "quay tay"

Huỳnh Duy Dũng hiện nay, thì tức là ông chủ của Đại Nam Lạc Cảnh, cũng là người khởi xướng môn "sử thi viết tay" gọi là Đại Nam Văn Hiến. Ví dụ đọc ở đây.

Cả nửa thế kỉ trước, hồi thập niên 1960, ở Nam Bộ cũng đã xuất hiện Đại Nam Văn Hiến. Thuộc trường phái "xuất bản quay tay" (tôi gọi vui). Trường phái độc đáo gắn với những năm tháng sôi nổi của cụ Thế Phong và các bạn hữu.

Bây giờ, cụ Thế Phong, rất tuyệt vời là vẫn tráng kiện (suốt từ hồi Hà Nội 1947-1954 đến tận giờ), vẫn sử dụng mạng toàn cầu hàng ngày, vẫn viết blog. Bài ở dưới là lấy nguyên từ blog của cụ về.

Giữa mùa Worl Cup 2018, đi thi cùng con (bài Xuân Quang)

Lứa các cháu sinh năm 2000, chính thức bước vào mùa thi. Rất áp lực.

24/06/2018

Thầy Phan Huy Lê từ trần ở tuổi 85 (1934 - 2018)

Một tấm ảnh do tôi bấm máy, tại nhà riêng của thầy ở phố Vọng Đức (rất gần với Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội ngày trước ở số 36 phố Lí Thường Kiệt, cũng tức là gần với trụ sở cũ của Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội).

23/06/2018

Thỉnh cầu gan ruột gần 60 năm trước của Nguyễn Hiến Lê : nâng cao dân trí qua dịch thuật

Các năm 1997 - 1999, tôi đã chuẩn bị để đưa lại lời thỉnh cầu này của Nguyễn Hiến Lê lên tạp chí học thuật (trong một bài dài giới thiệu về Nguyễn Hiến Lê). Bản thảo ấy phải chuẩn bị trong mấy năm, không làm được một mạch, vì phải kiếm tư liệu khắp các nơi. Rất khó khăn về phương diện tư liệu ở thời điểm đó. Có lần hẹn anh Đoàn Tử Huyến tới tận kho, lục tìm trong các bao tải, cả nửa buổi, vẫn không ra ! Có lần vào Hà Đông, nhận bàn giao được mấy cuốn, lúc về mắc mưa giữa đường, ướt sạch cả người lẫn sách !

Khoa học bị chọc tiết (tâm sự Vương Xuân Tình)

Một tâm sự gan ruột nữa của học giả Vương Xuân Tình (lần trước, là tâm sự ở đây). 

21/06/2018

dàn Thị Bưởi lên VTV làm nản lòng khán giả của Worl Cup 2018

Thật khó mà kiên nhẫn với VTV thêm được nữa. Người lớn trẻ con đều ngấy quá rồi.

"Thị Bưởi" là từ mới mà tôi đưa ra vào hôm nay, ngày 21/6/2018, sau khoảng một tuần xem Worl Cup 2018 từ VTV. 

Tất cả gói gọn trong từ đó.

Tại sao VTV lại không mời những nữ tuyển thủ của chúng ta, Ngọc Trâm, Văn Thị Thanh hay Kim Chi, Minh Nguyệt chẳng hạn. Họ xứng đáng ngồi trên bàn bình luận trực tiếp hơn nhiều”… ".

20/06/2018

Sức hấp dẫn của Worl Cup 2018 (tiếp): Á - Phi chúng ta quật ngã Âu - Mĩ

Sự kiện đáng ghi nhớ của lịch sử bóng đá châu Á và bóng đá châu Phi. Lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá thế giới, trong cùng một ngày, hai đội bóng của vùng trũng (Á và Phi) đã quật ngã hai đội bóng được đánh giá rất cao của vùng thượng (Âu và Mĩ).

Đó là kết quả hai trận vào chiều tối và đêm ngày 19/6 (Thứ Ba).

Trận lúc 19h, thì Nhật Bản đã quật ngã Columbia với tỉ số 2-1.

Trận sau, lúc 22 h, thì Senegal đã thắng thuyết phục Ba Lan cùng với tỉ số 2-1.

19/06/2018

Giá trị văn hóa, triết lí giáo dục (bài Trần Ngọc Thêm)


Tập họa bản vẽ đường đi sứ Trung Hoa của Nguyễn Huy Oánh vào danh sách kí ức của UNESCO

Tập họa bản độc đáo của sứ thần Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) có tên là Hoàng hoa sứ trình đồ. Tương truyền là cụ vẽ vào thập niên 1760 trên đường đi sử Trung Hoa thời Cảnh Hưng.

"Hoàng hoa sứ trình đồ là cuốn sách cổ của dòng họ Nguyễn Huy (ở xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), được sao chép lại năm 1887 từ bản gốc của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh. Văn bản này được Thám hoa Nguyễn Huy Oánh soạn những năm 1765 - 1767 dưới triều vua Lê Hiển Tông, có kích thước 30cm x 20cm, dày 2cm được in trên bản mộc giấy dó."