Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/08/2017

Phúc Trạch Dụ Cát (1835-1901) nói về tình trạng bi đát của người Nhật trước và đầu thời Minh Trị

Phúc Trạch Dụ Cát là tên quen dùng ở Việt Nam của nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi 福澤諭吉. Ông là nhà giáo dục, nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất ở Nhật Bản trong hơn một trăm năm qua. 

Ông sinh cuối thời Edo, vào năm Thiên Bảo 5 (1835), và mất vào năm Minh Trị 34 (1901). Năm Minh Trị 34 là sớm hơn vài năm so với thời điểm các chí sĩ Phan Bội Châu - Tăng Bạt Hổ lần đầu tiên đến Nhật, mở ra phong trào Đông Du. Chính nhóm chí sĩ Đông Du đã quen gọi Fukuzawa là Phúc Trạch theo cách đọc Hán Việt. Các lớp hậu học sau này và hiện nay vì thế cũng quen theo.

03/08/2017

Trịnh Xuân Thanh đã nói về khả năng về đầu thú, từ tháng 11/2016

Ông Trịnh Xuân Thanh đã nói về khả năng đó, từ tháng 11 năm 2016, qua blog Lái Gió Bùi Thanh Hiếu.

Đã lưu ở số 126, tại đây. Đúng chữ "đầu thú".

Một ngôi làng "cổ hủ" của người Việt ở Pháp : C.A.F.I sau cuộc chiến 1954

 "Thì phong tục bên nhà vẫn thế. Chúng em trọng khách"

"Bố tôi trước đi lính Pháp, chết trận ở Đông Khê, ông ấy là người Thổ Cao Bằng đấy...".


CAFI là tên viết tắt của khu trại tị nạn ở trên đất Pháp dành cho người Đông Dương sau năm 1954, mà phần đông là người Việt Nam.

Chúng tôi dự tính sẽ tới CAFI trong thời gian tới. Ở đó vốn có một cái Phủ Tây Hồ đúng như nhà văn Nguyễn Quang Thân viết (xem ảnh thứ 3 từ trên xuống).

02/08/2017

Gương mặt của người bạn cùng lớp, bất ngờ hiện lên

Ghi chép nhanh

Từ hôm qua, 1/8/2017, gương mặt của người đàn ông xuất hiện trên các trang báo một cách đồng loạt.

Mình bỗng thấy nhòa vào trong đó, hay đúng hơn là phản chiếu vào trong đó, có cả gương mặt của người bạn học cùng lớp năm xưa.

Những nét đặc trưng không thể không nói là rất giống, giữa người đàn ông và người bạn ấy. Bạn là cháu gái của người đàn ông.

30/07/2017

Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo "thấu cảm" võ công văn trị của cụ tổ Mạc Đăng Dung

Qua tư liệu của Đại hội Mạc tộc Tp. Hồ Chí Minh lần thứ 2 (nhiệm kì 2016-2020), thì được biết: võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt - Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo - cũng là một người con cháu gốc Mạc.

29/07/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Chí sĩ Đào Nguyên Phổ trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Đăng lại một bài viết của nhà văn Bút Ngữ viết về người đồng hương Đào Nguyên Phổ. Đào Nguyên Phổ là thân sinh của Đào Trinh Nhất - một nhà báo, nhà văn, nhà khảo cứu có hạng ở Việt Nam thời 1930 - 1954.

Chi tiết về cụ Vũ Đình Huỳnh (giữa hai bản viết của Sơn Tùng và Vũ Thư Hiên)

Hiện tại, hai nhà văn Sơn Tùng và Vũ Thư Hiên đều đã lớn tuổi. Đặc biệt, nhà văn Sơn Tùng thì đã bị tai biến từ mấy năm trước. Trong một lần tới thăm ông gần đây nhất vào khoảng cuối năm 2016, bác Mai (phu nhân nhà văn) có cho biết là bệnh tình của ông đã khó khăn thêm rất nhiều.

Nhà văn Vũ Thư Hiên thì mới đây đã gửi một thư trình bày vào đúng ngày 27/7 (xem lại ở đây).

Có một chi tiết về cụ Vũ Đình Huỳnh như dưới đây, cần sự xác nhận của nhà văn Vũ Thư Hiên.

Xung quanh một bài viết của nhà văn Sơn Tùng, về mối quan hệ Nguyễn Ái Quốc - Phạm Quỳnh

Bài của nhà văn Sơn Tùng đăng trên trang Đại Đoàn Kết vào tháng 4/2017. Cuối bài ghi niên đại 2008, có lẽ là năm nhà văn đã chấp bút xong.

Sau đó, trên website của Tuần Báo Văn Nghệ Tp.Hồ Chi Minh xuất hiện bài của Đặng Minh Phương, vào tháng 5 cùng năm, để phản luận lại một số điểm. Rồi tác giả này đi đến kết luận: bài của Sơn Tùng có nhiều bịa đặt.

28/07/2017

Đã có một chương trình "Những cuốn sách vàng"

Không rõ là chương trình đó hiện nay ra sao rồi. Cơ quan/tổ chức chủ trì và cơ chế vận hành của nó như thế nào ?

Tôi chưa hề biết đến chương trình này. Nên lúc đọc đến chữ "chủ sách" thì mới đầu còn chưa rõ là gì. Bây giờ, tạm hiểu "chủ sách" chỉ đơn giản là người sở hữu (đang sở hữu) cuốn sách đó.