Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

09/03/2017

Chữ nghĩa cụ Trạng Trình, ứng nghiệm vào đầu thế kỉ 21 (bài Phạm Văn Ánh)

Nhân câu chuyện về "ngôi mộ cụ Trạng" gần đây.

Từ "khoa học" trong tiếng Việt có gốc từ đâu ?

Theo các nhà ngôn ngữ học của Trung Quốc, thì từ "khoa học" trong tiếng Trung Quốc hiện nay vốn có gốc từ tiếng Nhật (chữ Hán trong tiếng Nhật). Kết quả khảo cứu của phía Trung Quốc đã được Trần Đình Sử giới thiệu bằng tiếng Việt nhiều năm trước (xem lại ở đây).

Từ đó, có thể suy luận, "khoa học" trong tiếng Việt ngày nay cũng là có gốc từ tiếng Nhật (lấy qua tiếng Trung Quốc).

Nhưng cũng có người thì cho rằng, "khoa học" không phải từ tiếng Nhật, mà có thể là "thuần quốc ngữ" do nhóm Phạm Quỳnh làm. Đọc ở dưới.

08/03/2017

Chuyện về Bà chúa Lối ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) : một thứ phi của Thái tổ Mạc Đăng Dung

Bà chúa Lối, tức là Bà chúa ở làng Xuân Lôi. "Lối" chính là đọc chệch từ "Xuân Lôi". Đến nay, bà vẫn được thờ phụng tại làng Xuân Lôi, suốt trong mấy trăm năm qua.

Có ảnh chụp ngôi đền Bà chúa Lối ở dưới. Công phát hiện gần đây là của nhóm Nguyễn Hữu Hạnh - Phan Đăng Nhật (và một số người khác). Tôi chưa từng tới ngôi đền này, mà chỉ xem tư liệu do nhóm trên chụp về.

Còn đang phân vân, về độ xác thực của tư liệu.

07/03/2017

Ngô Đình Nhu trong phác họa như một nhà lưu trữ quan trọng của Việt Nam thời kì 1938-1946 (bài Đào Thị Diến)

Đáng tiếc là chúng ta chưa từng đọc một văn bản tiếng Việt nào của ông Ngô Đình Nhu (1910-1963) về lịch sử - văn hóa Việt Nam. Phải chăng là ông chưa từng viết ?

Luận văn tốt nghiệp đại học viết bằng tiếng Pháp của ông thì gần đây, khi viết bài, tôi đã điểm qua. Ông có những kiến giải riêng, thú vị về ghi chép của người phương Tây về Việt Nam trong khoảng các thế kỉ 17-19.

Bài vốn đăng trên tạp chí Xưa & Nay năm 2014.

Số hóa tư liệu Việt: “Khuôn mặt khác” của một nền khoa học


Thông tin về chữ Nôm: trao giải thưởng cho những đóng góp với chữ Nôm 2017

Giải thưởng năm nay cho các đồng nghiệp sau: anh Shimizu và học trò (blog này đã đăng một bài của anh, ở đây) của Nhật Bản, và em Nguyễn Tô Lan của Việt Nam.

Tin từ các nơi.

Hãy lấy lại vỉa hè trả cho người dân - 3 (từ Quận 1 phát triển ra các đô thị lớn)

Sau khi đã mục kích sở thị Quận 1 Sài Gòn vào hạ tuần tháng 2/2017 (đã có entry ở đây), thì tiếp tục xem chuỗi ngày tiếp theo qua trung gian.

Bắt đầu sang tháng 3/2017, thì sức nóng của Quận 1 đã lan ra nhiều thành phố khác trên toàn quốc.

06/03/2017

Tác giả tiểu thuyết "Bê Trọc" viết về thầy học

Học trò của ông thì có những người thú vị như danh sĩ "vua hiến kế" Hồ Bá Quỳnh ở xứ Nghệ (tác giả của Hưu nông dân - tên đề tài Phó Tiến sĩ Kinh tế, và cũng là tên sách xuất bản sau đó).

Tác giả tiểu thuyết Bê trọc thì vừa có bài mới về ông.

Hai tác giả, của Hưu nông dân Bê trọc, đều chỉ kém thầy một ít tuổi. Nếu chỉ tính tuổi thì chỉ như là hàng anh em.

Chức vụ nhà nước : chính tích và bổ nhiệm (sưu tầm 2017) - 2

Tiếp tục công việc sưu tầm.

Năm 2016 thì toàn bộ xem ở đây.

Chúng tôi cùng thảo luận về tấm bia, gần ngang thời điểm nhà vua tới thăm

Sự kiện nhà vua và hoàng hậu tới thăm, tức thăm nhà cũ của Phan Bội Châu ở Huế, thì đã điểm tin ở đây (ngày 4/3/2017). 

Duyên cớ trực tiếp của chuyến viếng thăm đặc biệt, vào đầu năm 2017 này, là tấm bia được Phan dựng năm 1918 tại Nhật (đợi xem bài viết toàn văn, đã điểm tin về tóm tắt ở đây). Chuyện được tính bằng thế kỉ.

Gần ngang với thời điểm đó, chúng tôi cũng đã thảo luận về tấm bia.

05/03/2017

Tới một đất nước chuộng bằng cấp hào nhoáng, nhà vua Nhật Bản bỗng thành Tiến sĩ

Rất nhiều báo chí chính thống ở Việt Nam trong mấy ngày qua đã loan tin thất thiệt, tôi đành phải lên tiếng.

Sự thất thiệt này không hẳn chỉ là do lỗi hiểu biết chung, mà có căn cỗi ở chính nền giáo dục và học thuật hiện nay của Việt Nam. Một xã hội mà từ trên xuống dưới, từ quan lại tới dân chúng, từ giới hàn lâm đến giới bình dân, đều chuộng "học giả", chuộng bằng cấp hào nhoáng, một kiểu hào nhoáng có truyền thống thâm căn cố đế, nên thế, bỗng nhiên nhìn nhà vua đất nước Nhật Bản cũng thành ra Tiến sĩ.

04/03/2017

Nhà vua và hoàng hậu đã tới thăm lều tranh Bến Ngự xưa của Phan Bội Châu

Bắt đầu từ 3h30 chiều nay, ngày 4/3/2017. Hôm qua, một người chắt của cụ Phan đã đưa một ít thông tin trên mạng xã hội (ở đây).

Cuộc thăm viếng đã vượt khung thời gian dự kiến ban đầu (dự kiến chỉ có 30 phút).

03/03/2017

Trước ngày nhà vua Bình Thành tới Huế và ghé thăm nhà cũ Phan Bội Châu

Về chuyến thăm Việt Nam chính thức đầu tiên của nhà vua Bình Thành cùng hoàng hậu thì đang tiếp tục dõi theo ở đây.

Theo như dự kiến đã công bố (ở đây, từ 11/2), thì vào ngày mai, Thứ Bảy ngày 4/3/2017, nhà vua sẽ tới Huế, có ghé thăm nhà cũ Phan Bội Châu. Trong khuôn viên ấy, hiện có một tấm bia mới như sau (entry cũ, đã đi từ tháng 10/2016).

Đầu tiên, đưa một ít tin và suy nghĩ vào hôm nay của con cháu cụ Phan.

02/03/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 8 (Nguyễn Thành Chung, thị xã)

Theo đúng thứ tự trong nguyên mục lục của bản in 1990

Ở bản in năm 1990, Chung được chọn một truyện thuộc phần Văn với tiêu đề "Cánh chim". Những dòng ghi cuối cùng là "Trại sáng tác 1988" và "13 tuổi, thị xã Thái Bình". Như vậy, có cơ sở để suy nghĩ rằng, Trung sinh năm 1975 và có mặt trong trại sáng tác năm 1988. Đó là lớp đàn em kề cận của tôi.