Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

08/12/2013

Câu đố chưa giải được, suốt từ 1939 đến 2013

Quả thực câu đố chưa được giải, trong suốt hơn nửa thế kỉ qua.

Câu hỏi thế này (bằng hình), trên báo năm 1939:



Bạn nào có thể trả lời chính xác đây ?

Mua bán dâm trước năm 1945, nhìn qua một vài tờ báo

Hôm trước, qua nghiên cứu của bà Lê Thị Nhâm Tuyết, chúng ta đại khái biết rằng những năm 1930s - 1940s, cứ khoảng 10 người Hà Nội thì có 1 phụ nữ theo nghề bán hoa.



Hôm nay, thử đọc một bài phân tích khác, qua một vài tờ báo của thời đó.

Về chức Đốc lý và Phó Đốc lý ở Hà Nội (1885-1954) : Tạm hiểu như Thị trưởng và Phó Thị trưởng

Cụ Trần Văn Lai (bên trái) - Đốc lý người Việt đầu tiên tại Hà Nội

07/12/2013

Võ Nguyên Giáp (Tú tài văn chương) : Danh sách giáo viên trường Thăng Long năm 1936

Nhà trường đăng quảng cáo trên nhiều tờ báo lớn của thời đó. Đại khái như sau:



Như vậy, có thể thấy các vị sau trong danh sách giáo viên của trường: Bùi Kỷ, Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, Vũ Đình Hòe, Võ Nguyên Giáp, Vũ Đình Liên, Nguyễn Cao Luyện,...

Bộ ảnh Cụ Hồ hút thuốc

Sưu tập này sẽ thực hiện dần dần (bắt đầu từ 5/12/2013), bổ sung khi có tư liệu xác thực được tìm thấy. Bạn nào biết nguồn đích xác của những tấm mới, mà sưu tập chưa có, thì hãy chỉ dẫn giùm ở comment hay qua e-mail.




Ho Chi Minh before his death in 1969

Mê muội vốn luôn thắng văn minh (tranh dạng cổ động năm 1935, Hà Nội muốn diệt trừ đồng bóng)

Có một bìa tạp chí xuất bản năm 1935, vẽ tấm hình lớn (choán toàn bộ trang bìa). Đừng đổ mọi tội lỗi cho vô thần sau năm 1945. Trước Cách mạng Tháng Tám, đồng bóng cũng từng bị các ngài đốc lí xua đuổi. Hệt đuổi lũ ăn mày.

Bấm con trỏ để xem hình lớn hơn


Cánh nhà báo thời 1930s cũng mất lương tâm. Chúng bịa chuyện, dựng chuyện, có một thì xít ra khoảng một trăm hay một ngàn, như bây giờ (2010s) ! Cốt làm sao đề ngài đốc lí vui, và bọn đồng cốt thì hết đường sinh sống.

Mà đồng cốt đến giờ thì vẫn sống khỏe ! 

05/12/2013

Sử Việt thời thổ tả (Tạ Chí Đại Trường, tiếp)

Một bản được biên tập của bài đã đăng trên Xưa và Nay. Ở đây, hẳn là bản gốc. 

Cụ Tạ phê Bùi Minh Đức là cần thiết. Đức là tác giả của sách Lịch sử nhìn lại dưới góc độ y khoa (Nxb. Văn hoá Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh 2012). Tuy nhiên, cụ hơi quá tay, vì Đức vốn không được trang bị kiến thức và kĩ năng của ngành sử. Hoặc là cụ đành để Đức chịu thay.

04/12/2013

Đã đến lúc cần nói: Viện Pháp y Quân đội cũng là một mối bung xung, tiền hậu bất nhất

Vì bận, nên phải viết entry này tranh thủ những lúc rảnh, bắt đầu từ 1/12/2013

Từ góc nhìn của người quan sát, không thể không nói rõ như vậy, ở thời điểm này. Mặc dù trước đó, đã định viết rồi, nhưng chưa đủ tư liệu như bây giờ.

 - 1
Tái sử dụng ảnh từ entry trước

Và nói luôn: chúng ta hoàn toàn có thể đặt ra nghi vấn về a). Trình độ giám định hay trình độ học thuật (kĩ thuật, kĩ năng), và b). Tinh thần khoa học, thái độ khoa học của Viện Pháp y Quân đội, mà tiêu biểu là những người đứng đầu như ông Nguyễn Trọng Toàn (tiền nhiệm) và ông Nguyễn Văn Hòa (nay). 



sau Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, đến thời 1920s, người Nam ta còn rất kém hiểu biết về Nhật

Hôm trước, đã giới thiệu một mẩu Nguyễn Ái Quốc viết về Nhật Bản. Đó là năm 1923, và cụ quan tâm đến giai cấp hạ tiện ở Nhật lúc đó, là Eta. Để viết về Eta lúc đó, cụ rõ ràng dựa vào tài liệu tiếng Pháp. Và là tài liệu rất cập nhật. Một ý cụ muốn nói trong bài đó, là: muốn chủ nghĩa cộng sản bén mầm ở Nhật thì phải khai thác đám dân Eta.

Giương ngọn cờ lấy dân Eta ấy làm lực lượng nòng cốt của cách mạng xã hội, thì chủ nghĩa cộng sản thất bại ở Nhật Bản, là phải. Điều đó quá dễ hiểu trong bối cảnh văn hóa lịch sử Nhật Bản. Nếu Eta mà lên cầm quyền thì chắc không có nước Nhật ngày nay.

Hôm nay, xem một mẩu khác, cũng ở ngang ngang thời điểm cụ Nguyễn Ái Quốc viết tại Pháp. Đó là năm 1924, trên tạp chí do đại trí thức Phạm Quỳnh xuất bản ở trong nước.

Trích một mẩu từ một bài dài giới thiệu về nước Nhật trên tạp chí ấy:


Trang 192 trong một cuốn tạp chí do đại trí thức Phạm Quỳnh xuất bản, năm 1924

Văn bản trên giấy được xem là cổ nhất Việt Nam còn giữ được (Hồng Đức 19, tức 1488)

Một bạn hỏi qua nhắn tin, đại khái câu hỏi như sau : Văn bản giấy nào cổ nhất của Việt Nam hiện còn giữ được ?

Trả lời: theo quản kiến của tôi, thì là văn bản mang niên đại Hồng Đức 19 (1488) đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.

03/12/2013

Hãy kể bằng trải nghiệm của chính mình : Có kí ức của đời trước, kiếp trước, hay trước khi sinh ra, hay không ?

Gần đây, có một nhóm nhà khoa học ở Mĩ đang đặt giả thiết là: gen của chúng ta có cả chức năng truyền tải kí ức đời trước. Tức là: ADN (DNA) có chứa cả thông tin của tiền kiếp.

Tổ tiên của loài người là con lai giữa LỢN và LINH TRƯỞNG (Eugene McCarthy)

Chú ý xem video ở phần tư liệu

Nhà di truyền học Eugene McCarthy đang thuyết minh một thuyết động trời, do ông và các cộng sự đưa ra, rằng: người là giống được lai tạp từ LỢN (pig) và LINH TRƯỞNG (chimpanzee). Cụ thể hơn thì xem tư liệu tạm thời ở dưới.


flickr_smerikal
Lợn được xem là bố/nam (male)