Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/12/2013

sau Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, đến thời 1920s, người Nam ta còn rất kém hiểu biết về Nhật

Hôm trước, đã giới thiệu một mẩu Nguyễn Ái Quốc viết về Nhật Bản. Đó là năm 1923, và cụ quan tâm đến giai cấp hạ tiện ở Nhật lúc đó, là Eta. Để viết về Eta lúc đó, cụ rõ ràng dựa vào tài liệu tiếng Pháp. Và là tài liệu rất cập nhật. Một ý cụ muốn nói trong bài đó, là: muốn chủ nghĩa cộng sản bén mầm ở Nhật thì phải khai thác đám dân Eta.

Giương ngọn cờ lấy dân Eta ấy làm lực lượng nòng cốt của cách mạng xã hội, thì chủ nghĩa cộng sản thất bại ở Nhật Bản, là phải. Điều đó quá dễ hiểu trong bối cảnh văn hóa lịch sử Nhật Bản. Nếu Eta mà lên cầm quyền thì chắc không có nước Nhật ngày nay.

Hôm nay, xem một mẩu khác, cũng ở ngang ngang thời điểm cụ Nguyễn Ái Quốc viết tại Pháp. Đó là năm 1924, trên tạp chí do đại trí thức Phạm Quỳnh xuất bản ở trong nước.

Trích một mẩu từ một bài dài giới thiệu về nước Nhật trên tạp chí ấy:


Trang 192 trong một cuốn tạp chí do đại trí thức Phạm Quỳnh xuất bản, năm 1924

Đọc một mẩu, đủ biết hiểu biết của trí thức nước Nam lúc đó về Nhật Bản. Truyền đạt kiến thức sai cũng là làm hỏng cái đầu của độc giả.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.