Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

20/05/2017

Từ 19/5/2017 ở cửa khẩu Tà Lùng : phiên chợ Việt - Trung


Trần Dân Tiên thực sự là ai ? (bài Song Thành, 19/5/2017)

Bài vừa công bố của cụ Song Thành (nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh).

Tôi nghĩ là cụ viết rất gần đây, phản ánh những thông tin mới nhất. Một điểm dễ thấy: cụ theo rất sát những thông tin mới nhất bắt đầu từ mạng lưới trời lồng lộng này.

Cụ Song Thành nhắc đến một cuốn sách, và cho là sớm nhất, vào năm 1932. Tuy vậy, trước đây, chúng tôi đã đưa ra và bàn luận khá sôi nổi trên blog này về thời điểm sớm hơn, từ năm 1930 và 1931, ở đây (trên Giao Blog tháng 8/2013) và ở đây (tháng 8/2013). Mốc thời gian mà chúng tôi đã đưa ra để luận bàn là sớm hơn năm 1932 do cụ Song Thành vừa đề cập.

18/05/2017

Quan điểm chính thống đến năm 2015 : bút danh "Trần Dân Tiên" vẫn chưa rõ được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào

Quan điểm này được đưa lên trang của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 10 năm 2015. Nguyên văn là:

"175. Trần Dân Tiên. Gần đây các nhà nghiên cứu và sưu tầm cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dùng bí danh hoặc bút danh này, tuy nhiên vẫn chưa rõ được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào.".

17/05/2017

cuốn "Tiểu sử Hồ Chủ tịch" do Xuân Hiên dịch, vào năm Đinh Hợi (1947)

Đó là chi tiết được cụ Song Thành (nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh) trình bày trong một bài viết đã công bố năm 2015.

Tuy nhiên, cụ Song Thành cũng không biết Trương Niệm Thức là ai. Vì không biết gì về họ Trương, nên cụ Song Thành diễn giải không chính xác về bản dịch đó.

Ông Hồ Tuấn Hùng (Đài Loan) phán liều lĩnh rằng Trương Niệm Thức chỉ là một dịch giả ảo, không có thật. Còn cụ Song Thành thì bảo không biết Trương người Việt hay người Tàu.

Trường hợp cụ thể : một cựu nữ sinh viên Nhật Bản xuất sắc đã tử vong do áp lực công việc quá ngưỡng

Thường thì người thân không muốn công khai sự việc, khi có một người trong gia đình bị tử vong do áp lực công việc.

Đây là một trường hợp đặc biệt, vì gia đình muốn công khai sự thật để kêu gọi: Nhật Bản cần thay đổi cách làm việc.

Đường sắt trên cao Đại Việt, thời điểm tháng 5 năm 2017

Các thông tin mới về đường sắt trên cao.

16/05/2017

Tìm về nơi chốn xưa của Trương Niệm Thức - dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN

Từ tháng 9 năm 2013, tức khoảng 4 năm về trước, đã nhắn với ông Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan (con cháu của nhà cách mạng Hồ Tập Chương), rằng: dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN là một người thực, mà không phải là người ảo như suy luận không có chút căn cứ nào của ông. Xem lại ở đây

Nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ cho đăng bài chính thức về dịch giả Trương Niệm Thức trên tạp chí chuyên ngành mới khai trương (tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, ở đây, tháng 4 năm 2017).

15/05/2017

Tháng 5 : quầng sáng quanh mặt trời xuất hiện ở Việt Nam, rồi Nhật Bản

Vào ngày 9/5 tại khu vực Huế và Quảng Nam của Việt Nam.

Vào ngày 15/5 tại khu vực tỉnh Fukuoka của Nhật Bản.

Đức Phật Mẫu mới giáng trần, trở lại đất Tây Ninh "tứ kì phổ độ"

Năm 1929, thì Đức Phật Bà đã giáng sinh (xem lại ở đây).

Gần đây có Mẫu TheMẫu Hương ở ngoài Bắc, Mẫu Hà ở Tây Ninh.

Sách của TRAN DAN TIEN là kết quả của chuyến đi bí mật năm 1948

Bài của học giả Ngô Trần Đức. Trong đó có đoạn:

"Cuối 1948 (hay đầu 1949), một phái đoàn được cử sang Trung Quốc, đến Nam Kinh, Thượng Hải, tất nhiên với “lễ vật” hậu hĩnh. Đến nay, chuyến đi vẫn chưa được giải mã, nên chưa thể nói cụ thể, chỉ biết rằng trong chuyến đi đó, có mang theo một cuốn Tiểu sử Hồ Chủ tịch để dịch và xuất bản ở Thượng Hải".

Phí Hiếu Thông với Đại học Vân Nam, và chức vụ trong Đảng

Đàn anh của mình là đệ tử lớp cuối cùng của cụ Phí. Mùa hè năm 2000, tại Bắc Kinh, trên diễn đàn Hội nghị giữa kì của Hiệp hội Nhân loại học Thế giới, cụ Phí có đọc một báo cáo/diễn văn.

Lúc đó, cụ thay mặt giới Dân tộc học - Nhân loại học Trung Quốc trình bày một báo cáo đề dẫn. Do tuổi cao sức yếu, cụ chỉ đọc khoảng 1 trang đầu tiên, rồi sau đó gọi đệ tử (tức đàn anh) lên đọc thay phần còn lại.

14/05/2017

Trần Dân Tiên là ai ? (bài Nguyễn Xuân Ba)

Một bài viết dài, mà tờ báo lúc đầu định đăng 2 kì, nhưng cuối cùng phải chạy liền 3 kì mới hết. Đó là tờ Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.

Trên các số 347, 348 và 349 của năm 2015.  

Kết luận cuối cùng của bài là: Trần Dân Tiên không phải Hồ Chí Minh. Kết luận này được tô đậm và ở dòng cuối cùng của bài (xem ảnh và bản mềm ở dưới).