Hai anh em nhà bác Trần Đăng Khoa thì đã tạm đi nhanh ở đây, trong liên đới với quê hương Điền Trì phủ huyện Nam Sách (nay là xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách). Và từ lâu, cũng đã hình thành cặp đôi Trần Đăng Khoa - Hoàng Anh Sướng (ví dụ đọc ở đây).
Hôm nay, giữa cái nóng như phát cháy của Hà Nội, như dự kiến từ lúc đầu, đã gặp cặp anh em và cặp đôi nói trên.
Ảnh của Giao Blog (thấy cả hai anh em nhà họ Trần và cả cặp đôi):
Ảnh của các nơi khác (website, Fb, blog,...):
---
Tin từ các nơi.
1.
VOV.VN - Những đóng góp của các danh nhân khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì đối với sự nghiệp văn hóa, giáo dục của đất nước rất đáng được ghi nhận.
Chiều 13/6, hội thảo “Truyền thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” do tỉnh Hải Hương, Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với Viện Sử học, Quỹ hỗ trợ bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam, Bảo tàng tỉnh Hải Dương tổ chức tại Hà Nội nhân kỷ niệm 380 năm ngày sinh của tiến sĩ Trần Thọ (1639 – 2019), 335 năm ngày sinh của tiến sĩ Trần Cảnh (1684 – 2019), 310 năm ngày sinh của tiến sĩ Trần Tiến (1709 – 2019) – các danh nhân khoa bảng của dòng họ Trần Điền Trì. Hội thảo nhằm đánh giá những đóng góp của các danh nhân khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì đối với sự nghiệp văn hóa, giáo dục của đất nước.
Hội thảo “Truyền thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương”. |
Ba vị tiến sĩ này, người mở đại khoa đầu tiên là Trần Thọ. Năm 32 tuổi, ông đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời Lê Huyền Tông. Gần 30 năm làm quan, Trần Thọ được chúa Trịnh khen “rất trung cần, mẫn, cán”. Trần Thọ là người khai khoa cho dòng họ, tạo tiền đề cho con cháu tiếp tục đỗ đạt, làm quan. Những đóng góp nhất định của ông đối với quê hương, đất nước, ông được sử gia triều Nguyễn đánh giá là một trong những nhân vật tiêu biểu thời Hậu Lê của tỉnh Hải Dương.
Trần Cảnh là con của Trần Thọ, năm 35 tuổi, ông đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 14 (1718) đời Lê Dụ Tông. Trần Cảnh từng giữ chức vụ Thượng thư của 4 bộ Công, Binh, Hình, Lễ. Bên cạnh đó, Trần Cảnh từng được triều đình cử đi tiễu trừ giặc cỏ, từng làm Khuyến nông phủ sứ Nam Sách được sử gia triều Nguyễn ghi nhận “có nhiều công trạng, được thăng tước Quận công”.
Trần Tiến là con của Trần Cảnh, cháu của Trần Thọ, người đỗ đại khoa cuối cùng của dòng họ Trần Điền Trì. Ông đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) đời Lê Hiển Tông khi 40 tuổi. Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị độc. Sau khi mất, ông được chúa Trịnh truy tặng chức Công bộ Hữu Thị lang, tước Bá.
Sau thế hệ của ba bậc đại khoa, dòng họ Trần Điền Trì còn xuất hiện nhiều người con xuất sắc, được sử sách lưu danh tiêu biểu Trần Khôi, Trần Đĩnh đỗ Hương cống và làm quan, Trần Trợ - tác giả của tác phẩm “Tục biên Công dư tiệp ký”…
Phát biểu tại Hội thảo, TS Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám khẳng định: “Họ Trần ở làng Điền Trì, một dòng họ với ba bậc “kế thế đăng khoa” là cha-con, ông-cháu trong cùng một nhà đã tạo nên truyền thống văn hóa, khoa bảng với nhiều giá trị tốt đẹp. Đây là trường hợp tiêu biểu của các dòng họ Việt Nam. Nối tiếp dòng mạch truyền thống của cha ông, đi cùng với sự phát triển của đất nước trong thời đại mới, nhiều người con của dòng họ Trần Điền Trì đã kế thừa và phát huy truyền thống của dòng họ, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước”.
PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam phát biểu tại hội thảo. |
GS.TS Nguyễn Đình Chú nhận định: “Gia đình họ Trần ba đời liên tiếp đỗ Tiến sĩ là một hiện tượng quý hiếm trong lịch sử thi cử Hán học của đất nước tính từ khoa đầu tiên (1075) thuộc vương triều nhà Lý đến khoa cuối cùng (1919) dưới thời Pháp thuộc. Từ hiện tượng gia đình họ Trần này cũng cho thấy quy luật hình thành phát triển văn hóa dân tộc ở thời trung đại. Bắt đầu là sự đột khởi của các cá nhân để từ đó mà có văn hóa gia đình, văn hóa dòng họ để rồi lại có văn hóa làng xã, văn hóa vùng miền, văn hóa giới, văn hóa giai tầng, văn hóa nghề nghiệp… Gộp chung tất cả lại thành văn hóa dân tộc mà cái gốc chính là văn hóa gia đình, trong đó có gia phong – gia đạo – gia huấn – gia phẩm”.
Với những góc nhìn khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, nhưng các đại biểu đưa ra những nhận định, đánh giá cao những đóng góp của dòng họ Trần Điền Trì đối với quê hương, đất nước trên các lĩnh vực: Chính trị, văn học, giáo dục và binh nghiệp. Qua đó, các đại biểu cũng đưa ra những phương án, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản dòng họ, khơi dậy truyền thống uống nước nhớ nguồn, noi gương các bậc hiền nhân đời trước của dòng họ Trần Điền Trì nói riêng, các danh nhân văn hóa nói chung.
Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam: “Ba vị Tiến sĩ dòng họ Trần Điền Trì được cộng đồng làng xã và cả triều đình thừa nhận và tôn vinh chứ không phải chỉ riêng con cháu dòng họ tự tôn thờ theo kiểu “con hát mẹ khen hay”. Do đó, thế hệ chúng ta hôm nay phải tiếp nối truyền thống để vinh danh họ như một tấm gương sáng về đạo đức và lòng tận tâm vì đất nước cho muôn đời con cháu noi theo”./.
https://vov.vn/di-san/bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-dong-ho-tran-ba-doi-lien-tiep-do-tien-si-920661.vov
2.
Truyền thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì
22:10 13/06/2019
(ĐCSVN) - Chiều 13/6, tại Hà Nội, Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với Viện Sử học, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam, Bảo tàng tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thảo khoa học “Truyền thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương”.
Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 380 năm ngày sinh của Tiến sĩ Trần Thọ (1639-2019), 335 năm ngày sinh của Tiến sĩ Trần Cảnh (1684-2019), 310 năm ngày sinh của Tiến sĩ Trần Tiến (1709-2019) – các danh nhân khoa bảng của dòng họ Trần Điền Trì.
Xứ Hải Dương xưa là một không gian văn hoá đã sản sinh cho đất nước nhiều danh nhân văn hoá. Trong đó, phủ Nam Sách là vùng đất giàu truyền thống hiếu học, khoa bảng với số người đỗ đạt cao nhất toàn xứ và sự xuất hiện của các dòng họ khoa bảng lớn. Họ Trần ở làng Điền Trì (nay thuộc thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn) là một dòng họ như thế với ba bậc “kế thế đăng khoa” là cha – con, ông – cháu trong cùng một nhà là: Tiến sĩ Trần Thọ (ông), Tiến sĩ Trần Cảnh (cha) và Tiến sĩ Trần Tiến (con).
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: vov.vn
Trần Thọ (1639-1700) tự Nhuận Phủ, người xã Điền Trì, huyện Chí Linh – nay thuộc thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách. Năm 32 tuổi, ông đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), đời Lê Huyền Tông. Gần 30 năm làm quan, Trần Thọ được chúa Trịnh khen “rất trung cần, mẫn cán”, từng trải qua các chức Giám sát Ngự sử; Lê khoa Cấp sự trung, Phó Đô Ngự sử… Bên cạnh sự nghiệp chính trị, ông còn để lại cho hậu thế một số bài văn bia và 3 bài thơ được chép trong Toàn Việt thi lục. Có thể nói, Trần Thọ là người khai khoa cho dòng họ, tạo bước tiền đề cho con cháu tiếp tục đỗ đạt, làm quan. Với những đóng góp nhất định của ông đối với quê hương, đất nước, ông được sử gia triều Nguyễn đánh giá là một trong những nhân vật tiêu biểu đời Hậu Lê của tỉnh Hải Dương.
Trần Cảnh (1684-1758) là con của Trần Thọ, húy là Chiêu, tự là Oánh Phủ. Năm 35 tuổi, ông đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 14 (1718), đời Lê Dụ Tông. Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Tiến sĩ Trần Cảnh qua các tư liệu lịch sử, gia phả, văn bia, sắc phong, ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ như Giám sát Ngự sử, Phủ doãn phủ Phụng Thiên, Tế tửu Quốc Tử Giám, Tham tụng, Thượng thư. Đối với giáo dục, ông từng làm Giám thí tại trường Sơn Tây (năm Bảo Thái thứ 7 (1726), trường Tuyên Quang (năm Vĩnh Hựu thứ 1 (1735), trường Nghệ An (năm Vĩnh Hựu thứ 4 (1738), Đề điệu trường Thanh Hoa (năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743). Về trước tác, ông từng viết Minh nông chiêm phả vào năm Quý Hợi (1743), nhuận văn bia Hậu thần bi kí/Hậu thánh bi kí. Ông được sử gia triều Nguyễn ghi nhận “có nhiều công trạng, được thăng tước Quận công”.
Trần Tiến (1709-1770) là con của Trần Cảnh, cháu của Trần Thọ, người đỗ đại khoa cuối cùng của dòng họ Trần Điền Trì. Tiếp bước thành công của ông và cha mình, Trần Tiến đã đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748), đời Lê Hiển Tông khi 40 tuổi. Ông từng làm Giám thí khoa thi Kỷ Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 30 (1769). Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị độc.
Tại hội thảo, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu, đánh giá về vùng đất Nam Sách – một vùng đất địa linh, nhân kiệt, quê hương của họ Trần Điền Trì; Danh nhân khoa bảng họ Trần Điền Trì và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Trần Điền Trì./.
VH
http://www.dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/truyen-thong-van-hoa-khoa-bang-dong-ho-tran-dien-tri-525483.html
3.
13 Tháng Sáu, 2019
Hội thảo khoa học “Truyền thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì xã Quốc Tuấn, Nam Sách, Hải Dương”
Chiều 13/6, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với Viện Sử học, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam, Bảo tàng tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thảo khoa học “Truyền thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” nhằm đánh giá những đóng góp của các danh nhân khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì đối với sự nghiệp văn hóa, giáo dục của đất nước.
Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 380 năm ngày sinh của Tiến sĩ Trần Thọ (1639-2019), 335 năm ngày sinh của Tiến sĩ Trần Cảnh (1684-2019), 310 năm ngày sinh của Tiến sĩ Trần Tiến (1709-2019) – các danh nhân khoa bảng của dòng họ Trần Điền Trì.
Xứ Hải Dương xưa là một không gian văn hoá đã sản sinh cho đất nước nhiều danh nhân văn hoá. Trong đó, phủ Nam Sách là vùng đất giàu truyền thống hiếu học, khoa bảng với số người đỗ đạt cao nhất toàn xứ và sự xuất hiện của các dòng họ khoa bảng lớn. Họ Trần ở làng Điền Trì (nay thuộc thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn) là một dòng họ như thế với ba bậc “kế thế đăng khoa” là cha – con, ông – cháu trong cùng một nhà là: Tiến sĩ Trần Thọ (ông), Tiến sĩ Trần Cảnh (cha) và Tiến sĩ Trần Tiến (con).
Trần Thọ (1639-1700) tự Nhuận Phủ, người xã Điền Trì, huyện Chí Linh – nay thuộc thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách. Năm 32 tuổi, ông đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời Lê Huyền Tông. Gần 30 năm làm quan, Trần Thọ được chúa Trịnh khen “rất trung cần, mẫn cán”, từng trải qua các chức Giám sát Ngự sử; Lê khoa Cấp sự trung, Phó Đô Ngự sử… Bên cạnh sự nghiệp chính trị, ông còn để lại cho hậu thế một số bài văn bia và 3 bài thơ được chép trong Toàn Việt thi lục. Có thể nói, Trần Thọ là người khai khoa cho dòng họ, tạo bước tiền đề cho con cháu tiếp tục đỗ đạt, làm quan. Với những đóng góp nhất định của ông đối với quê hương, đất nước, ông được sử gia triều Nguyễn đánh giá là một trong những nhân vật tiêu biểu đời Hậu Lê của tỉnh Hải Dương.
Trần Cảnh (1684-1758) là con của Trần Thọ, húy là Chiêu, tự là Oánh Phủ. Năm 35 tuổi, ông đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 14 (1718) đời Lê Dụ Tông. Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Tiến sĩ Trần Cảnh qua các tư liệu lịch sử, gia phả, văn bia, sắc phong, ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ như Giám sát Ngự sử, Phủ doãn phủ Phụng Thiên, Tế tửu Quốc Tử Giám, Tham tụng, Thượng thư. Đối với giáo dục, ông từng làm Giám thí tại trường Sơn Tây (năm Bảo Thái thứ 7 (1726), trường Tuyên Quang (năm Vĩnh Hựu thứ 1 (1735), trường Nghệ An (năm Vĩnh Hựu thứ 4 (1738), Đề điệu trường Thanh Hoa (năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743). Về trước tác, ông từng viết Minh nông chiêm phả vào năm Quý Hợi (1743), nhuận văn bia Hậu thần bi kí/Hậu thánh bi kí. Ông được sử gia triều Nguyễn ghi nhận “có nhiều công trạng, được thăng tước Quận công”.
Trần Tiến (1709-1770) là con của Trần Cảnh, cháu của Trần Thọ, người đỗ đại khoa cuối cùng của dòng họ Trần Điền Trì. Tiếp bước thành công của ông và cha mình, Trần Tiến đã đỗ Tiến sĩ khoa khoa Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) đời Lê Hiển Tông khi 40 tuổi. Ông từng làm Giám thí khoa thi Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng thứ 30 (1769). Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị độc. Một số trước tác của ông hiện còn đó là văn bia Hiệp bảo Hậu thần bi ký/Lưu truyền phụng tự khoán văn/Tế văn/Tế điền; Hậu thần bi kí/Hậu thánh bi kí, các sách Đăng khoa lục sưu giảng và Niên phả lục. Sau khi mất, ông được chúa Trịnh truy tặng chức Công bộ Hữu Thị lang, tước Bá.
Với 26 bài tham luận của các nhà khoa học, Hội thảo đã tập trung nghiên cứu, đánh giá về vùng đất Nam Sách – một vùng đất địa linh, nhân kiệt, quê hương của họ Trần Điền Trì; Danh nhân khoa bảng họ Trần Điền Trì và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Trần Điền Trì.
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám khẳng định “Họ Trần ở làng Điền Trì, một dòng họ với ba bậc “kế thế đăng khoa” là cha-con, ông-cháu trong cùng một nhà đã tạo nên truyền thống văn hóa, khoa bảng với nhiều giá trị tốt đẹp. Đây là là trường hợp tiêu biểu của các dòng họ Việt Nam. Nối tiếp dòng mạch truyền thống của cha ông, đi cùng với sự phát triển của đất nước trong thời đại mới, nhiều người con của dòng họ Trần Điền Trì đã kế thừa và phát huy truyền thống của dòng họ, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước”.
...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.