Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-hữu-mùi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-hữu-mùi. Hiển thị tất cả bài đăng

26/03/2023

Thái tổ Thái tông nhà Mạc bình thản cho "dựng lại" và "dựng mới" bia đề danh tiến sĩ của khoa thi nhà Lê trong Văn Miếu

Đại khái là có một câu chuyện vẻ như rất bình dị, nhưng thật ra không bình dị !

Các tâm bia ấy vẫn được bảo lưu tốt trong vườn bia của Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) hiện nay.

Có những cách gọi như sau trong học giới Việt Nam đối với văn bia:

- truy dựng,

- truy lập,

- trùng lập (dựng lại),

- lập (dựng mới).

Một nước văn hiến cả ngàn năm, sản sinh ra hàng vạn tiến sĩ và hàng chục vạn cử nhân nho học (chưa tính bậc thấp hơn), nhưng rất lạ ở điểm sau: không có bản chép toàn bộ bia Văn Miếu (Hà Nội) cho đến khi chúng bị hao mòn, đổ sập một số vào nửa đầu thế kỉ XIX. Nhà nước bỏ bê, không cho người sao chép. Các trường học và bản thân các nhà khoa bảng cũng không có thời gian đến sao chép ư ?

Hay là có bản chép nằm ở đâu mà nay chúng ta chưa phát hiện ra ? Ai có thông tin hữu ích, mong hãy chia sẻ.

Bây giờ, cơ bản vẫn phải dựa vào thác bản do người Pháp chỉ đạo thực hiện đầu thế kỉ XX (sau khi đã có những hư hại đáng tiếc, nhiều tấm bia đã mất luôn). Tại hiện trường thì chỉ còn lại 82 bia.

Liên quan đến việc vua Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh cho dựng lại và dựng mới bia đề danh tiến sĩ của các khoa thi do triều Lê tổ chức, thì mở đầu là một bài viết cũ của học giả Nguyễn Hữu Mùi.

12/07/2019

Văn miếu Vĩnh Phúc : sau mấy năm, thử nhìn lại

Mình đang quan tâm đến Văn miếu Mao Điền (Hải Dương) với văn hóa xứ Đông, ví dụ đã đề cập nhanh ở đâyở đây.

Bây giờ, Văn miếu Mao Điền đang hưng vượng, trở thành một điểm đến của nhiều du khách. Rõ ràng, nền tảng của Văn miếu Mao Điền đã có tới khoảng 500 năm lịch sử. Việc hưng vượng ngày nay là có gốc rễ đó.

Đồng thời, cũng có quan tâm đến Văn miếu Vĩnh Phúc. Ví dụ đã đi ở đây (mấy năm về trước rồi), hay ở đây (năm 2018).

Văn miếu Vĩnh Phúc hầu như không có lịch sử gì. Là đồ rất mới, được sinh ra trong mấy chục năm nay mà thôi (bao gồm cả thời gian mới là ý tưởng). Bây giờ, sau mấy năm rất rầm rộ, tựa như Văn miếu Vĩnh Phúc đang cỏ mọc um tùm, không người tới người lui.  

18/05/2019

Phiếm đàm thế sự : chuyện cũ chuyện mới Viện Hán Nôm (ghi chép cá nhân Nguyễn Đức Toàn)

Mình thì vừa mới nhận một cuốn sách khá dày mà Nguyễn Đức Toàn ở vị trí đồng tác giả (sưu tầm, giới thiệu và biên dịch). Gần 700 trang, xuất bản bởi Nxb VNU, là Thơ văn xướng họa giữa các sứ thần Việt Nam - Triều Tiên. Còn đang đọc, nhưng hơi tiếc là sách không nói gì về những cuộc xướng họa giữa Nguyễn Tông Quai và sứ thần Triều Tiên (đợt trước, nhân ông Kim Chính Ân vượt sông Áp Lục để theo tàu chuyên dụng tới Hà Nội, thì Giao Blog đã nói nhanh ở đây). Chắc là nhóm tác giả có ý riêng gì đó (nhưng chưa tìm thấy chỗ họ giải thích vì sao không đề cập).

Đại khái là Nguyễn Đức Toàn có tên đồng tác giả của khá nhiều sách nghiên cứu được xuất bản gần đây.

Hiện nay, Toàn không ở Viện Hán Nôm nữa. Qua blog cá nhân, thì biết Toàn đang ở Đức. Bây giờ, thì xem nhanh một mẩu Toàn ghi chép lại một ít chuyện thế sự ở Viện Hán Nôm.

27/12/2018

Lại câu chuyện liêm chính học thuật ở Đại Việt - dịp cuối năm 2018

Đã nghe trực tiếp câu chuyện này từ sớm một cách ngẫu nhiên, từ hồi tháng 11 năm 2018. Nhưng cuối năm thì ai cũng bận mải, nên chỉ biết vậy, không ngó ngàng được gì.

Bây giờ thì đã lên mặt báo chính thống. Vẫn là đang tiếp tục câu chuyện ở đây (từ hồi tháng 7 năm 2018).

24/08/2014