Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-hóa-công-nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-hóa-công-nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

28/10/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng miền đất tổ đang nhiều dần lên các khu công nghiệp

Chúng tôi dự tính đi huyện Yên Lập - nơi có đền thờ chí sĩ Ngô Quang Bích. Lên đến Yên Lập, thì danh tiếng của hai cha con chí sĩ chống Pháp là Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan được biết đến rộng rãi. 

Tôi có dịp hàn huyên với một đàn anh hoạt động Đoàn từng là Bí thư huyện Yên Lập rằng, thưở nhỏ, lúc trên dưới 10 tuổi, bọn chúng tôi hay lén mang thanh kiếm cũ của cụ Ngô Quang Bích ra chơi, hồi ấy hay gọi là "chơi đồ hàng". Hàng đó, thật ra là "hàng thật" trăm phần trăm. Chúng tôi cũng chỉ dám mang ra chơi lén khi nhà không có người lớn (người lớn thường đi đâu xa xa, kịp thời gian để chúng tôi xử lí mọi thứ êm đẹp). 

Về cụ Ngô Quang Bích và con trai cụ là Ngô Quang Đoan, thì trên Giao Blog, có thể đọc nhanh ở đây (tháng 12/2016) hay ở đây (tháng 7/2017).

07/10/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : chủ đề văn hóa công nhân

Cụ Võ Huy Tâm viết về người thợ mỏ khi còn đang là người thợ mỏ - một nhà văn trưởng thành từ hầm lò Quảng Ninh. Chúng tôi đã cùng được nhà văn Trần Nhuận Minh kể về những kỉ niệm của anh về người đàn anh Võ Huy Tâm, tại chính ngôi nhà của anh tại Hạ Long vào tháng 8 năm 2020 (xem ở đây). 

Tiểu thuyết Vùng mỏ của Võ Huy Tâm được xuất bản chính thức năm 1954. Sau đó, cuốn Những người thợ mỏ được xuất bản năm 1961. Trần Nhuận Minh cho biết: việc Vùng mỏ được đặc cách giải thưởng văn học quốc gia là có sự can thiệp của lãnh đạo văn nghệ lúc đó là cụ Tố Hữu (xem ở đây, tháng 2 năm 2021).

Trần Nhuận Minh hôm đó đặt dự kiến là tôi sẽ có mặt ở nhà anh từ đầu giờ chiều, để còn có thời gian cùng ra bơi ở bãi biển trước nhà. Nhưng tôi mải đi về vùng mỏ Cẩm Phả, nên về muộn, không kịp ra biển, không kịp ăn tối, mà chuyển thành nói chuyện cả một tối đến tận khuya về chủ đề văn hóa công nhân. Tôi đã viết trên Giao Blog, rằng: "Gần đây, gặp nhà thơ Trần Nhuận Minh tại nhà riêng ở Hạ Long, mới được nghe anh kể về quãng thời gian anh đi làm phu mỏ tay trái để viết về vùng mỏ, thợ mỏ. Sau này, một kết tinh của cả đời ở vùng mỏ của anh là trường ca Đá cháy. Từ kinh nghiệm thực tế nhiều chục năm, anh có chú ý chúng tôi về khái niệm "thợ mỏ" và "phu mỏ" của thời Tây, tức thời thuộc Pháp (có một số người là nông dân ra làm mỏ mang tính thời vụ, hết việc lại về quê, mà không phải thợ mỏ hay phu mỏ chính hiệu)." (xem lại ở đây).

Theo tư liệu của nhà văn Tô Hoài, một người có công lao lớn trong việc đào tạo một người thợ mỏ viết văn thành một nhà văn của vùng mỏ Võ Huy Tâm, chính là nhà văn đàn anh Nguyễn Huy Tưởng. Cụ Tưởng đã có cách đào tạo người thật hay (đọc lại ở đây, tháng 11 năm 2021).

Vùng mỏ còn có nhà văn Lê Phương với tiểu thuyết Bất khuất và nhiều tác phẩm khác (xem ở đây).

1. Tôi đã có thời gian, tính ra cũng kéo dài cả mấy năm, đi tìm hiểu "văn hóa mỏ", "văn hóa thợ mỏ", "văn hóa công nhân mỏ". Du lãng nhiều khu mỏ, xuống nhiều hầm lò cùng anh em thợ mỏ, cùng ăn cơm thợ mỏ và ngủ giường thợ mỏ.

04/03/2021

24/12/2020

Chuyện lớn chuyện nhỏ ở vùng mỏ Quảng Ninh hiện nay (các doanh nghiệp ngành than)

Du lãng vùng mỏ từ lúc mới lớn, mà thế nào, một dạo lớp đại học năm thứ nhất của mình lại sợ mình đi ra vùng mỏ rồi không trở lại trường nữa ! Tháng 9 năm thứ hai, lúc trở lại trường, có ông bạn bảo: ngỡ là ông ở ngoài vùng mỏ hóa công nhân ngành than rồi !

Thi thoảng chạy đi chạy lại giữa Hà Thành và vùng mỏ, cái thời mà phải đi mấy lần phà, cứ lên lên xuống xuống, mới tới được Hòn Gai. Đi xe khách từ bến nào đó như Gia Lâm hay Dã Tượng gì đó, lúc sáng sớm, mà phải đến chiều tối mới có mặt ở Hòn Gai.

Bây giờ thì cao tốc làm thay đổi toàn bộ. Xuất phát từ Hòn Gai lúc 1 h chiều, thì chỉ tầm 4h chiều là đã vào tham gia cuộc họp ở Hà Thành được. Đoạn tắc nhất hóa ra chính là từ cầu Thanh Trì vào nội thành; có khi thấy cầu Thanh Trì tắc quá lại phải quay xe để đổi sang cầu Vĩnh Tuy hay một cây cầu khác khả quan hơn.

Bây giờ, mình mới thực sự du lãng vùng mỏ với tính chất là công việc. Hồi mới lớn là đi chơi thôi ! Chưa từng có ý nghĩ thành công nhân mỏ như nhóm bạn ở kí túc xã Mề Trì ngày đó kháo nhau (nhà nghèo quá, thì phải đi làm thợ mỏ chứ sao học đại học được; mình quyết tâm trở lại trường, chắc đã làm đám bạn ngạc nhiên ! Bản thân mình lúc ấy thì lại ngạc nhiên về ý nghĩ của đám bạn !).

19/12/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng vùng khoáng nóng Cẩm Phả với "trai Hòn gái Cẩm"

Trời rét ngọt. Tôi phải mang chiếc áo khoác hạng nặng nhất ra để lên đường !

Chúng tôi không vào ngay Hạ Long, mà còn đi Cẩm Phả. Là bởi cả nhóm muốn đi "mục kích sở thị" cơ sở tắm khoáng nóng dành cho anh chị em ngành than ở đó. Việc phát hiện ra suối nước nóng ở đó là ngẫu nhiên từ hơn 20 năm về trước, rồi được đem vào khai thác từ năm 2001.

Bây giờ, thành phố muốn lấy lại để phục vụ đại chúng nói chung. Nhưng ngành than thì vẫn muốn giữ lại cho anh chị em trong ngành, để phục vụ việc nghỉ dưỡng và hồi phục sức khỏe. Dĩ nhiên, khách bên ngoài vào mua vé vẫn ok. Vé thường là 220.000đ, tốt hơn là 280.000đ.

Tôi từng ở lâu dài tại các phố suối nước nóng tại Nhật, nên đã quen với sinh hoạt du lịch suối nước nóng rồi (cái làng ở miền Bắc nước Nhật mà tôi định chọn là địa bàn điều tra điền dã đầu tiên là một làng du lịch suối nước nóng), bởi vậy rất muốn xem Cẩm Phả đã tận dụng nguồn lực thiên nhiên đặc biệt ấy như thế nào. Sẽ kể chi tiết ở một dịp khác, nhưng về cơ bản, đó là nơi có nguồn nước nóng thật xịn ! Đã có trải nghiệm ở Nhật Bản nhiều rồi, nên ngầm mình một lúc trong bồn nước nóng ở cơ sở Cẩm Phả, là tôi hiểu được.

05/10/2020

Cấm "ép rượu bia" đang trên đường được luật hóa : cố tình bắt ép người khác uống, sẽ bị phạt !

Đã uống rượu thì không lái xe, thì có thể xem lại ở đây.

Uống rượu bia phải theo luật.

Không chỉ uống rượu bia, mà bắt ép người khác uống - tức ép rượu bia - cũng đang được luật hóa. 

Đầu tiên là bày tỏ ủng hộ chủ trương phê phán hành động "ép rượu bia" trong văn hóa Việt Nam đương đại.

19/08/2020

Văn hóa công nhân Việt Nam : mở đầu với thợ mỏ

Mở đầu với một tin của đúng một tháng trước, ngày 19/7/2020. Hôm đó, mình có nói về "văn hóa thợ mỏ", với nhập đề bằng câu chuyện về những năm tháng sống trên vùng mỏ ở miền Tây Nhật Bản (ví dụ các đoạn ngắn ở đây hay ở đây).

Tức là bắt đầu bằng những câu chuyện dân dã của dân tộc học.