---
7.
Tiết lộ cách chữa bệnh “khó nói” bằng tục đổi chiếu mới lấy cũ ở đền kiếp bạc
http://phapluatxahoi.vn/doi-song/tiet-lo-cach-chua-benh-kho-noi-bang-tuc-doi-chieu-moi-lay-cu-o-den-kiep-bac-85323
6.
MIẾU PHẠM NHAN
Miếu Phạm Nhan ở bên cạnh sông Thanh Lương, xã An Bài, huyện Đông Triều 1. Tục truyền thần miếu ấy tên là Nguyễn Bá Linh. Bố thần quê ở tỉnh Quảng Đông, sang ngụ nước ta, lấy vợ người xã An Bài rồi sinh ra Bá Linh.
Bá Linh đỗ Tiến sĩ triều Nguyên, giỏi phép phù thủy, được vào cung chữa bệnh, rồi thông dâm với cung nữ. Sau việc phát giác, phải tội tử hình.
Bấy giờ người Nguyên sang xâm lược nước ta, Bá Linh xin làm hướng đạo để lập công chuộc tội. Vua Nguyên chuẩn y.
Trong trận quân ta đanh nhau với quân Nguyên ở sông Bạch Đằng. Bá Linh và Ô Mã Nhi đều bị Hưng Đạo Đại Vương bắt sống. Khi đem Bá Linh ra chém, hắn kêu xin được hành hình ở quê mẹ. Hưng Đạo Đại Vương bèn cho đem hắn về làng An Bài hành hình rồi vứt thi hài xuống sông.
Lúc bấy giờ trên khúc sông ấy có hai người đánh cá, kéo lưới được cái đầu lâu, bèn khấn rằng:
--Nếu có linh thiêng thì phù hộ cho chúng tôi được nhiều cá, chúng tôi sẽ đem mai táng ngay.
Quả nhiên hai người ấy bắt được cá gấp bội mọi ngày, liền đem cái đầu lâu chôn ở trên bờ sông.
Về sau, những khi hai người đánh cá đi chợ qua chỗ ấy, thường hay rủ thần đi chơi, lâu ngày thành quen. Hai người đánh cá cùng với thần thành ba, cho nên tục gọi là “ba hồn.
Bọn này theo thói cũ, hễ muốn chòng ghẹo phụ nữ nào thì gọi tên Bá Linh rồi chỉ tay vào người ấy, người ấy sẽ bị ma ám ngay. Vì thế dân trong vùng phải lập miếu thờ làm thần.
Trước kia khi sắp hành hình. Bá Linh hỏi Hưng Đạo Đại Vương cho ăn gì? Đại Vương bảo cho mày ăn máu để của đàn bà. Sau thần đi khắp trong nước tuyên dâm, hễ gặp đàn bà để là tiếp ngay. Người đàn bà nào gặp thần ấy, bị ốm mê mệt, chữa mãi không khỏi. Nếu người nhà biết thì đến ngay đền Kiếp Bạc cầu đảo, lấy một chiếc chiếu mới thay vào một chiếc chiếu cũu vẫn ngồi ở đền, rồi lừ lúc người ốm không để ý, đem chiếu cũ trải vào giường cho người ốm nằm, và lấy hương thờ ở đền đốt ra hòa với nước, cho người ốm uống vào thì khỏi ngay. Nhưng chỉ những người đàn bà nào bị thần tiếp, thì mới ứng nghiệm.
Các nơi xa gần đem chiếu mới đổi lấy chiếu cũ rất đông. Có nhà vừa đem chiếu cũ về nhà chưa kịp trải, thì người ốm đã khỏi rồi. Những sự ứng nghiệm đại loại như thế.
Trước thần được phong là Thượng đẳng. Một hôm vua đi tuần du, đến cửa miếu, thần không cho thuyền các cung nhân đi qua. Vua tức giận lấy súng bắn vào miếu và giáng thần xuống một bậc. Đến nay dân vẫn còn thờ cúng.
Than ôi! Một cái đâm từ mà được thờ cúng tới 500 trăm năm, thì ra đời này không có Tuần phủ Địch Nhân Kiệt 2 thực đáng bùi ngùi lắm.
(Theo Công dư tiệp ký tục biên-Trần Quý Nha)
Chú thích:
1-Xã An Bài: từ trước tới nay xã An Bài đều thuộc địa phận huyện Chí Linh, Hiện nay là thôn An Bài, xã An Lạc, huyện Chí Linh. Không hiểu sao ở đây lại nói thuộc huyện Đông Triều ? Tác giả nhầm chăng?
2-Địch Nhân Kiệt: người đời Tùy Dạng Đế(605-616), chủ trương phá bỏ các dâm từ để uốn nắn lại phong tục. Trong lịch sử Trung Quốc còn một Địch Nhân Kiệt khác là danh thần đời Đường, làm tể tướng thời Võ Tắc Thiên.21/01/2015
Đỗ Đình Tuân
http://dodinhtuan.blogspot.com/2015/01/tran-quy-nha-viet-ve-mieu-tho-pham-nhan.html
5.
Làng An Bài và tên tướng giặc Phạm Nhan
Cập nhật lúc 05:46, Chủ Nhật, 08/04/2012 (GMT+7)
Huyện Đông Triều có nhiều làng xã nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Làng An Sinh, quê gốc họ Trần, sau là đất phong cho Trần Liễu từ năm 1237, cho đến khi bị tịch thu, để biến thành sơn lăng, xây cất lăng mộ các vua Trần (tịch thu toàn bộ đất 5 làng xã đã phong cho Trần Liễu là Yên Sinh, Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Hưng và Yên Bang). Vì sau khi Yên Sinh vương Trần Liễu chết, ngày 1-4 âm lịch, tức ngày 23-4-1251, thọ 41 tuổi, con thứ 2 Trần Liễu là Vũ Thành vương Trần Doãn (em ruột Hưng Ninh vương Trần Tung, anh ruột Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn) sợ nhà Trần trả thù vì đã cùng cha nổi loạn trên sông Cái (sông Hồng) để giành lại ngôi vua cho mình là ngành trưởng, đã đưa cả gia đình trốn sang Trung Quốc và bị bắt ở biên giới. Làng Phúc Đa, quê hương của hai anh em nhà thơ Trần Đình Thâm và Trần Công Cận, đặc biệt là Trần Đình Thâm, một nhà ngoại giao cự phách ở thời Trần, chỉ qua một cuộc đối đáp ở triều đình nhà Minh khi sang sứ Trung Quốc, tháng 9 (âm lịch) năm 1377 mà vua Hồng Vũ nhà Minh phải ra lệnh bãi bỏ cuộc Nam chinh đang được chuẩn bị, bớt cho dân tộc ta bao nhiêu xương máu. Hay làng Bắc Mã, quê hương chiến khu Trần Hưng Đạo anh hùng trong cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại năm 1945...
Ngoài những làng xã nổi tiếng vẻ vang như thế, còn có một làng cũng rất nổi tiếng, nhưng ngày nay chúng ta ít nói đến, là làng An Bài, quê hương của tên tướng giặc Phạm Nhan. Dân gian ai cũng thuộc tên hắn, cũng biết tên quê hắn, vậy thì chúng ta cũng nên biết vì tính khách quan của lịch sử. Phạm Nhan nổi tiếng là tàn ác, lại càng nổi tiếng khi được chính Hưng Đạo vương chém đầu. (Được Hưng Đạo vương chém đầu, cũng là một vinh dự lớn cho cuộc đời phản bội của hắn).
Đã có một quyển sách nổi tiếng từ thời Lê, trong đó có một chuyện viết riêng về hắn. Đó là cuốn Tục biên Công dư tiệp ký của Trần Trợ (tức Trần Quí, lịch sử văn học trung đại Việt Nam và sách giáo khoa ghi tên ông là Trần Quí Nha), bản in mới nhất là của nhà xuất bản Văn học năm 2008, do PGS - TS Nguyễn Đăng Na, một chuyên gia hàng đầu về văn học Hán Nôm ở Việt Nam, dịch và giới thiệu. Theo đó, hắn tên là Bá Linh, họ Nguyễn. Phạm Nhan là tên chữ khi hắn đi thi và làm quan. Anh hùng dân tộc Nguyễn Thiện Thuật, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, khi làm thơ động viên nhân dân đánh giặc Pháp đã viết về giặc Pháp: “Độc ác còn hơn cả Bá Linh”, tức là hơn tên này.
Bố Nguyễn Bá Linh là người Quảng Đông, Trung Quốc, sang buôn bán ở chợ Đông Hồ (có thể là chợ Cột sau này) đã lấy vợ ở làng An Bài rồi sinh ra hắn tại đây. Lớn lên hắn về quê cha học thêm rồi đi thi, đỗ tiến sĩ. Vốn có tài làm thuốc, hắn được tuyển vào cung, rồi thông dâm với một cung nữ, bị khép án chém đầu. Đúng lúc đó, vua Nguyên khởi binh đánh Đại Việt lần thứ 3, hắn xin cho lấy công chuộc tội, vì hắn rất thông thuộc “sào huyệt” của Tiết chế (tức Tổng tư lệnh) Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Vua Nguyên ưng, phong hắn làm tướng tiên phong, cùng Nguyên soái - Bình chương sự (tức Tể tướng) Ô Mã Nhi, theo Tiết chế Trấn Nam vương Thoát Hoan, con vua Nguyên, dẫn quân theo đường Lạng Sơn đánh thẳng vào Kiếp Bạc. Đây là đạo quân mạnh nhất của giặc. Các con của Hưng Đạo vương: Trần Quốc Nghiễn, Trần Quốc Tảng theo cha đánh giặc ở phòng tuyến này. Trong trận đối đầu với hắn ở ải Phú Lương, ngày 14-3 (âm lịch) năm 1287, Hưng Đạo vương phải lui quân vì thế địch rất mạnh. Hắn kéo quân từ Kiếp Bạc về Đông Triều, dọc đường đã tàn sát nhân dân ta vô cùng dã man. Thêm một căn cứ để bác bỏ ý kiến cho rằng vua Trần Nhân Tông đã đóng quân ở làng Đức Sơn, xã Yên Đức, vì đây là vùng đất kiểm soát của Phạm Nhan. Vua Trần đánh trận Bạch Đằng đã kéo quân Thánh Dực từ phía Thái Bình về, qua Kiến An. Đến khi lâm trận Bạch Đằng, chiều ngày 9-4-1288, Phạm Nhan bị bắt sống. Trước khi chết, hắn xin được đưa về An Bài để lạy tạ đất mẹ đã sinh ra hắn và xin được Hưng Đạo vương chém đầu hắn tại đây. Có lẽ vì thế chăng, mà xã An Bài sau này mang tên Hưng Đạo (vương). Truyền thuyết kể rằng, quân sĩ chém đầu này, hắn lại mọc đầu khác, cho đến khi Hưng Đạo vương chém thì mới đứt hẳn. Vương cho vứt xác hắn xuống sông, vì không có tấc đất nào có thể chôn hắn được. Sau đó, từng mảnh xác thân hắn rữa ra biến thành những con đỉa, chuyên đi hút máu người...
Ngẫm lại mới thấy chuyện kể đó thật sâu sắc và cũng thật hiện đại.
Trần Nhuận Minh
http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/201204/Lang-an-Bai-va-ten-tuong-giac-Pham-Nhan-2164989/
4.
Chùa Hưng Linh - Hưng Học - Nam Hòa
Chùa Hưng Linh (Hưng Linh Tự) được xây dựng vào thời Lê (khoảng năm 1590) thuộc địa phận thôn Hưng Học - Nam Hòa - Quảng Yên - Quảng Ninh.
Chùa thờ: Huyền Quang Tổ Sư vốn là đệ tam tổ Trúc Lâm Yên Tử, làng Hưng Học đã xin chân hương về thờ
Chùa gồm; Chùa chính (vừa được xây dựng lại); tháp một Huyền Quang Tổ Sư; Miếu thờ Phạm Nhan.
Trong chùa hiện còn lưu giữ nhiều pho tượng, chuông đồng và đồ thờ có giá trị.
Cổng vào chùa Hưng Linh
Toàn cảnh chùa chính
Tháp mộ Huyền Quang Tổ Sư - Tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Phối cảnh chùa và tháp mộ
Sự tích Huyền Quang Tổ Sư (nguồn sưu tầm internet)
Thiền sư Huyền Quang
(1254 - 1334)
(Tổ thứ ba phái Trúc Lâm)
________________________________________
(1254 - 1334)
(Tổ thứ ba phái Trúc Lâm)
________________________________________
Sư tên Lý Đạo Tái, sanh năm Giáp Dần (1254) ở làng Vạn Tải thuộc lộ Bắc Giang. Thân phụ là Huệ Tổ dòng dõi quan liêu, nhưng đến đời ông thì không thích công danh, chỉ ưa ngao du sơn thủy. Tuy có công dẹp giặc Chiêm Thành, mà ông không nhận chức quan. Thân mẫu họ Lê là người hiền đức.
Nhà Sư ở phía nam chùa Ngọc Hoàng. Năm Sư sanh, một hôm thầy Trụ trì chùa Ngọc Hoàng là Thiền sư Huệ Nghĩa, tối tụng kinh trên chùa xong, xuống phòng ngồi trên ghế trường kỷ, chợt ngủ quên mộng thấy trên chùa đèn đuốc sáng trưng, chư Phật tụ hội đông vầy, Kim cang Long thần chật ních, Phật chỉ Tôn giả A-nan bảo: “Ngươi thác sanh làm pháp khí cõi Đông.” Chợt có ông đạo gõ cửa, Ông chợt tỉnh giấc, làm bài kệ viết trong vách chùa:
Người mà vì đạo chớ tìm đâu
Phật vốn tâm mình, tâm Phật sâu
Mộng thấy điềm lành là ảnh hưởng
Đời này ắt gặp bạn tâm đầu.
(Nhân chi vị đạo khởi tha tầm
Tâm tức Phật hề Phật tức tâm
Tuệ địch kiết tường vi ảnh hưởng
Thử sanh tất kiến hảo tri âm.)
Phật vốn tâm mình, tâm Phật sâu
Mộng thấy điềm lành là ảnh hưởng
Đời này ắt gặp bạn tâm đầu.
(Nhân chi vị đạo khởi tha tầm
Tâm tức Phật hề Phật tức tâm
Tuệ địch kiết tường vi ảnh hưởng
Thử sanh tất kiến hảo tri âm.)
Thuở nhỏ Sư dung nhan kỳ lạ, ý chí xa vời, cha mẹ mến yêu dạy các học thuật. Sư học một biết mười, biện tài hiển Thánh. Niên hiệu Bảo Phù thứ hai (1274) đời vua Trần Thánh Tông, Sư thi đỗ Tiến sĩ (Trạng nguyên), lúc ấy được hai mươi mốt tuổi. Cha mẹ tuy đã định hôn cho Sư, nhưng chưa cưới. Sau khi thi đậu, nhà vua gả Công chúa cho, Sư vẫn từ chối.
Sư được bổ làm quan ở Hàn lâm viện và phụng mạng tiếp đón sứ Trung Hoa. Văn chương ngôn ngữ của Sư vượt hơn sứ Trung Hoa, khiến họ phải nể phục.
Một hôm, Sư theo vua Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm ở huyện Phụng Nhãn nghe Thiền sư Pháp Loa giảng kinh, Sư chợt tỉnh ngộ duyên trước, khen ngợi quí mến, tự than: “Làm quan được lên đảo Bồng, đắc đạo thì đến Phổ Đà, đảo trên nhân gian là bậc tiên, cảnh giới Tây thiên là cõi Phật. Sự giàu sang phú quí như lá vàng mùa thu, mây trắng mùa hạ, đâu nên mến luyến?”
Sư mấy phen dâng biểu xin từ chức để xuất gia tu hành. Chính nhà vua rất mến trọng Phật giáo, nên sau cùng mới cho. Đến niên hiệu Hưng Long thứ mười ba (1305), Sư xuất gia thọ giới tại chùa Vĩnh Nghiêm, theo làm Thị giả Điều Ngự, được pháp hiệu là Huyền Quang.
Niên hiệu Hưng Long thứ mười bảy (1309), Sư theo hầu Pháp Loa y theo lời phó chúc của Điều Ngự. Năm Đại Khánh thứ 4 (1317), Sư được Pháp Loa truyền y của Điều Ngự và tâm kệ. Sư vâng lệnh trụ trì chùa Vân Yên trên núi Yên Tử. Do Sư đa văn bác học, tinh thâm đạo lý, nên học đồ bốn phương nghe danh tụ hội về tham vấn thường xuyên không dưới ngàn người.
Sư thường phụng chiếu đi giảng kinh dạy các nơi và tuyển Chư Phẩm Kinh, Công Văn v.v... Những khoa giáo trong nhà thiền mỗi mỗi đều phải qua tay Sư cả.
Ngày rằm tháng giêng năm Quí Sửu (1313), vua Anh Tông mời về kinh ở chùa Báo Ân giảng kinh Lăng Nghiêm. Sau đó, Sư dâng chiếu xin về quê thăm viếng cha mẹ. Nhân đây, lập ngôi chùa phía tây nhà Sư để hiệu là chùa Đại Bi.
Sư trở về chùa Vân Yên, lúc đó đã sáu mươi tuổi. Nhà vua muốn thử lòng Sư nên cho Thị Bích là một cung nhân tìm cách gần Sư để lấy bằng chứng đem về dâng Vua. Thị Bích dùng man kế gợi lòng từ bi của Sư, rồi về tâu dối với Vua. Vì thế, Sư bị tai tiếng không tốt. Nhưng sau cuộc lễ chẩn tế của Sư, thấy những sự linh nghiệm lạ thường, nhà vua không còn nghi ngờ. Vua liền phạt Thị Bích làm kẻ nô bộc quét chùa trong cung Cảnh Linh ở nội điện.
Sau, Sư trụ trì ở Thanh Mai Sơn sáu năm. Kế sang Côn Sơn giáo hóa đồ chúng. Đến ngày 23 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334), Sư viên tịch tại Côn Sơn, thọ tám mươi tuổi.
Vua Trần Minh Tông phong thụy là Trúc Lâm thiền sư Đệ Tam Đại, đặc phong Từ Pháp Huyền Quang tôn giả.
http://quangyen.vn/tintuc/77-800/chua/chua-hung-linh---hung-hoc---nam-hoa.htm
3.
Hàng năm lễ hội làng Hưng Học còn goi là lễ đại kỳ phước được tổ chức trong ba ngày 13, 14 và ngày 15 tháng giêng âm lịch. Cũng như các lễ hội Đại kỳ phước của các làng khác, hội Đại kỳ phước làng Hưng Học là một sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng cầu Thần Hoàng và thần Phạm Nhan phù hộ cho dân làng một năm mới dân an vật thịnh. Không gian hội diễn ra ở trung tâm làng, từ đình Hưng Học tới đền Đức Huyền Quang và miếu Phạm Nhan ở chùa Hưng Học.
Từ ngày mùng 4 tháng giêng các cụ cao niên trong làng đã họp ở đình để chọn người chủ tế, cử các quan viên vào đoàn tế và phân các xóm cử người phù giá.Chủ tế phải là người cao niên, vợ chồng đức độ song toàn, con cái phương trưởng có giai có gái, có sức khoẻ để hành lễ và am hiểu nghi thức tế lễ. Các quan viên trong đoàn tế phải là người cao tuổi từ lão mhiêu trở lên và am hiểu nghi thức nghi lễ của lễ tế Thần Hoàng.
Người phù giá là các nam thanh niên chưa vợ, tuổi từ 18 đến 20 để khiêng kiệu Bát cống trên có tượng Thần Hoàng và kiệu Long Đình trên có hòm sắc thần Hoàng; khênh kiệu rước mũ Thần Phạm Nhan; mang cờ thần, chấp kích, bát bửu, tàn lọng v.v... trang phục phù giá mặc áo the, khăn xếp, quần trắng, đi giày Gia Định.
Lễ vật gồm một án gian hoa quả của làng, ngày xưa còn có lợn ông bồ của người vào đám mang ra đình tế lễ, ngày nay có lễ vật của các bản phủ đón ngõ đi theo về đình tế lễ.
Ngày 13 tháng giêng dân làng rước tượng Thần Hoàng từ đền Đức Huyền Quang và Mũ thần Phạm Nhan từ miếu thờ Thần về đình Hưng Học. Thứ tự đoàn rước Thần như sau: Đi đầu là người khênh chiêng, trống; tiếp theo là đoàn người cờ thần( cờ ngũ phương); tiếp theo là hai hàng chấp kích, bát bửu; tiếp theo là hương án lễ vật gồm hoa, quả, bánh rượu, lợn quay của làng; tiếp theo là kiệu Long Đình rước hộp sắc; tiếp theo là kiệu Bát Cống trên rước Thần Tượng Đức Huyền Quang; tiếp theo là kiệu rước mũ thần Phạm Nhan; đi sau là đoàn đội lễ của các bản đền, bản phủ trong khu vực đón ngõ đi theo đoàn rước; tiếp theo là các quan viên đoàn tế và nhân dân dự rước Thần.
Đoàn rước về đến đình Hưng Học, yên vị tượng ngoài sân, đúng giờ ngọ tế yết. Tế xong đưa thần tượng và mũ chầu vào trong đình.
Đêm ngày 13 tế bán dạ.
Ngày 14 nhân dân trong làng và khách thập phương vào đình tế lễ.
Ngày 15 tháng giêng, dân làng đưa tượng Đức Huyền Quang và Mũ thần Phạm Nhan ra ngoài tế giã hội rồi rước về đền và miếu, thứ tự đoàn rước như lúc rước đi.
Ngoài các hoạt động lễ và rước thần như trên, hội làng cón có các trò chơi dân gian và văn nghệ như: Hát chèo, hát văn, chơi đu, chọi gà, kéo co, cờ người, choi gà.v.v.
http://quangyentourism.vn/di-tich-va-le-hoi/le-hoi-truyen-thong/463-le-hoi-lang-hung-hoc.html
2.
http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=78&NewsId=122577
1.
Chuyện không nên tin về căn bệnh khó nói của phụ nữ không cách nào chữa được
Đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo - nơi diễn ra tục đổi chiếu cũ chữa bệnh - trong đó có bệnh “Phạm Nhan”. Đền nằm trên địa bàn xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đã 8 thế kỷ trôi qua, nhưng truyền thuyết về tướng giặc Phạm Nhan và ngôi miếu thờ… đỉa - hóa thân của Phạm Nhan - vẫn còn y nguyên và được người dân thôn An Bài (xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) truyền lại từ đời này sang đời khác. Chuyện kể về tướng giặc thời Nguyên-Mông là Phạm Nhan khi chết đi vẫn còn gây bệnh cho phụ nữ sau sinh, mà người dân nơi đây gọi là “bệnh Phạm Nhan”, muốn chữa khỏi bệnh phải lên đền Kiếp Bạc (thờ Trần Hưng Đạo - tướng tài đã chém chết tà thần Phạm Nhan) đổi chiếu mới lấy chiếu cũ về dùng.
Chuyện kể về tướng giặc thời Nguyên-Mông là Phạm Nhan khi chết đi vẫn còn gây bệnh cho phụ nữ sau sinh- mà người dân nơi đây gọi là “bệnh Phạm Nhan”, muốn chữa khỏi bệnh phải lên đền Kiếp Bạc (thờ Trần Hưng Đạo - tướng tài đã chém chết tà thần Phạm Nhan) đổi chiếu mới lấy chiếu cũ về dùng.
Cái chết của tên tà tướng
Chúng tôi tìm về miếu thờ Phạm Nhan- nay thuộc thôn Cầu Quan, xã Tân Dân, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương- vì sự tò mò về một ngôi miếu thờ tà thần là tên tướng giặc đầy tội ác “đi tới đâu cỏ không mọc được tới đó”. Khó lắm mới thuyết phục được một nhân vật cao niên trong làng kể chuyện. Sở dĩ người dân ở đây ngại tiếp chuyện vì họ e ngại, định kiến, giấu việc cả làng thờ một tướng giặc mà trước đó họ có phần bị miệt thị bởi những người dân vùng lân cận.
Cụ Nguyễn Văn Nhâm (Bí thư chi bộ thôn An Bài) kể cho tôi nghe câu chuyện có pha màu sắc thần bí về tướng giặc Phạm Nhan. Chuyện kể rằng Phạm Nhan mang hai dòng máu: Mẹ là người làng An Bài, còn bố là người Quảng Đông (Trung Quốc). Phạm Nhan sống thời gian dài tại quê mẹ, nhưng sau đó trở về Trung Quốc thi đỗ và ra làm quan cho nhà Nguyên. Nhờ chút y thuật trong tay, Phạm Nhan được tin tưởng giao chữa bệnh cho nhiều người trong cung đình. Nhưng với máu dâm loạn, hắn thông dâm với vô số cung tần, mỹ nữ và bị khép tội tử hình. Ngày hắn sắp ra đoạn đầu đài cũng là lúc nhà Nguyên chuẩn bị đưa quân xâm lược nước ta lần 3. Hắn xin Vua Hốt Tất Liệt cho lập công chuộc tội bằng cách chỉ đường cho quân Nguyên xâm lược tới từng thửa ruộng, mét đất của Đại Việt.
Giữ được cái đầu trước vua Nguyên, nhưng rồi không bao lâu sau, Phạm Nhan lại phơi đầu trước lưỡi đao của Trần Hưng Đạo khi quân Nguyên-Mông lọt vào trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng. Lại nói, trước khi chết Phạm Nhan xin được chết ở quê mẹ và xin Hưng Đạo Đại vương hãy chém hắn thành ba đoạn, một đoạn vứt xuống nước, một đoạn vứt lên bờ, một đoạn vứt lên rừng (theo dân gian, trên rừng có vắt, dưới nước có đỉa, trên cạn có muỗi là do hóa thân của Phạm Nhan). Hắn còn xin được ăn một món ăn ngon. Những vị tướng chém đầu Phạm Nhan vô cùng tức giận vì đòi hỏi vô lý của một tên giặc tàn bạo. Một kẻ như hắn ban cho cái chết tại quê mẹ, chém hắn thành ba mảnh theo thỉnh cầu của hắn đã là nhân từ hết sức, giờ hắn lại đòi ăn một bữa cơm ngon. Cáu giận, một vị tướng của ta nói: “Cho mày ăn máu của đàn bà đẻ ấy!”.
Sự tích “bệnh Phạm Nhan” và ngôi miếu thờ đỉa
Cụ Nguyễn Văn Nhâm trầm ngâm: Vì vậy mà sau khi chết, hắn luôn tìm phụ nữ để tác oai tác quái, hoành hành gây bệnh, ai mắc phải thì chữa thầy này thuốc kia cũng không được. Nhất là đàn bà sau khi mới sinh nở, nếu có việc phải đi qua chỗ đó sẽ bị Phạm Nhan bắt mất vía để hút hết máu, gầy mòn dần cho đến chết. Bệnh đó được gọi là “bệnh Phạm Nhan”.
Trước đây, người ta cho rằng ai sớm biết mình mắc bệnh này thì lên đền Kiếp Bạc (thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn- nằm trên địa bàn xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) chữa mới khỏi. Cách chữa bệnh rất lạ, nhưng lại linh nghiệm: Người nhà của bệnh nhân mua chiếu mới mang lên đền Kiếp Bạc đổi lấy chiếu cũ về dung; sau đó sẽ bí mật trải cho người bệnh nằm. Có người vừa đổi chiếu, còn chưa dùng thì bệnh tình đã chuyển biến, thuyên giảm. Đúng - sai chưa ai dám chắc, nhưng phụ nữ mắc bệnh lên đền Kiếp Bạc cầu khỏi bệnh rất đông. Cũng từ giai thoại này mà hiện nay tục xin chiếu cũ tại đền diễn ra rất thường xuyên.
Ông Phạm Khắc Cường - Phó phòng Quản lý di tích đền Kiếp Bạc - cho biết: “Mỗi dịp hội chính (15-20 tháng tám âm lịch), có khoảng trên dưới 30 trường hợp lên đền xin chiếu cũ. Họ xin chiếu cũ không chỉ để chữa “bệnh Phạm Nhan” như dân gian vẫn lưu truyền, mà còn để cầu có con, cầu cho gia đình được mạnh khỏe. Hằng năm, cứ vào dịp hội chính thì những người đổ về đây mua - bán chiếu rất đông. Ngoài ra, những người ốm đau còn lên đền Kiếp Bạc xin nước ở giếng Mắt Rồng về dùng, xin chân hương, dấu của đền Kiếp Bạc về đốt lấy tro, hòa vào nước uống sẽ khỏi. Vì Phạm Nhan sợ nhất vía của Đức thánh Trần, chỉ có ngài mới trị được hắn.
Ông Cường cũng cho biết thêm, tên của tướng giặc Phạm Nhan thực chất là Nguyễn Bá Linh. Còn chữ “Phạm” ở đây không phải là họ Phạm mà là phạm vào, “Nhan” là nhan sắc, vẻ đẹp của người phụ nữ. Có nghĩa là phạm vào tội liên quan tới nhan sắc của người phụ nữ. Ngày nay, người dân thôn An Bài rất ít người đi đền Kiếp Bạc thắp hương. Có chăng, chỉ có số ít người trẻ đi đền chơi, nhưng không thắp hương. Vì một phần họ sợ mang tiếng thờ giặc ngoại xâm, họ không dám tới đền vì ngôi đền thờ tướng Trần Hưng Đạo - người đã chém chết tướng giặc Phạm Nhan. Ngày xưa, vào ngày giỗ Đức thánh Trần, tại ngôi miếu thờ Phạm Nhan họ còn úp bát hương xuống, không dám hương khói trong miếu cho tới khi qua dịp hội chính, qua ngày giỗ của Hưng Đạo Đại vương”.
Trở lại với câu chuyện của cụ Nguyễn Văn Nhâm, khi chúng tôi tò mò ngỏ ý muốn được “mục sở thị” miếu thờ Phạm Nhan như nhiều người đã nói, cụ Nhâm khẳng định ngay là “không có miếu thờ Phạm Nhan nào hết!”. Cảm nhận đầu tiên của tôi là hoàn toàn bất ngờ khi ngôi miếu hiện không còn tồn tại nữa. Ngôi miếu nằm trên một quả núi mà người dân gọi là núi Thổ Cu, nhưng do sự bào mòn của thời gian, chiến tranh, hiện nay nó chỉ còn lại chân móng và dấu tích trên nền gạch cũ kỹ.
Chúng tôi tiếp tục chuyến khám phá tới nhà ông Trưởng thôn An Bài Trần Văn Hộ. Giải thích tại sao người dân An Bài lại thờ tướng giặc Phạm Nhan, ông Hộ kể lại một truyền thuyết ở địa phương rằng: Người dân An Bài quanh năm thuyền chài sông nước để kiếm cơm. Một ngày nọ, đôi vợ chồng kéo vó lên không thấy tôm cá mà thấy một… cái đầu. Nhiều người cho rằng đó chính là đầu Phạm Nhan. Bởi sau khi chém thành ba mảnh, mảnh đầu của hắn được ném xuống sông. Sợ hãi, đôi vợ chồng vứt chiếc đầu lâu xuống sông. Một tháng sau, đôi vợ chồng đó kéo lưới cũng lại thấy… cái đầu. Sợ hãi, đôi vợ chồng khấn rằng: “Nếu ông có thiêng thì phù hộ cho chúng tôi kéo được nhiều tôm cá, tôi sẽ đem ông về thờ cúng hẳn hoi”. Quả nhiên sau đó, đôi vợ chồng kéo được nhiều tôm cá, rồi ăn nên làm ra; vì thế họ bèn đem đầu Phạm Nhan lên táng trên bờ sông.
Đền thờ Phạm Nhan đã bị phá hỏng từ rất lâu rồi và sau năm 1971, vị trí này lại được sáp nhập vào đất Cầu Quan, xã Tân Dân chứ không phải thôn An Bài, xã An Lạc. Cũng theo lời kể, trong miếu thờ không có bài vị, chỉ có một ụ nổi hình con đỉa - liên quan đến cái chết của Phạm Nhan. Theo chỉ dẫn của ông Hộ, chúng tôi tìm đến chỏm núi Thổ Cu, song dấu tích ngôi miếu còn rất ít, một chút chân móng và hàng gạch mục nát…
Những truyền thuyết luôn mang trong mình yếu tố lịch sử lẫn hoang đường. Truyền thuyết về giặc Phạm Nhan cũng vậy, cái chết không toàn thây của hắn còn có ý nghĩa răn đe cho những kẻ sống không tử tế, gây ra tội ác. Đó là quy luật nhân - quả trong cuộc sống. Còn đối với người dân An Bài nơi đây, đó cũng là cách riêng để họ răn dạy, giáo dục con cháu ngàn đời sau.
Cái chết của tên tà tướng
Chúng tôi tìm về miếu thờ Phạm Nhan- nay thuộc thôn Cầu Quan, xã Tân Dân, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương- vì sự tò mò về một ngôi miếu thờ tà thần là tên tướng giặc đầy tội ác “đi tới đâu cỏ không mọc được tới đó”. Khó lắm mới thuyết phục được một nhân vật cao niên trong làng kể chuyện. Sở dĩ người dân ở đây ngại tiếp chuyện vì họ e ngại, định kiến, giấu việc cả làng thờ một tướng giặc mà trước đó họ có phần bị miệt thị bởi những người dân vùng lân cận.
Cụ Nguyễn Văn Nhâm (Bí thư chi bộ thôn An Bài) kể cho tôi nghe câu chuyện có pha màu sắc thần bí về tướng giặc Phạm Nhan. Chuyện kể rằng Phạm Nhan mang hai dòng máu: Mẹ là người làng An Bài, còn bố là người Quảng Đông (Trung Quốc). Phạm Nhan sống thời gian dài tại quê mẹ, nhưng sau đó trở về Trung Quốc thi đỗ và ra làm quan cho nhà Nguyên. Nhờ chút y thuật trong tay, Phạm Nhan được tin tưởng giao chữa bệnh cho nhiều người trong cung đình. Nhưng với máu dâm loạn, hắn thông dâm với vô số cung tần, mỹ nữ và bị khép tội tử hình. Ngày hắn sắp ra đoạn đầu đài cũng là lúc nhà Nguyên chuẩn bị đưa quân xâm lược nước ta lần 3. Hắn xin Vua Hốt Tất Liệt cho lập công chuộc tội bằng cách chỉ đường cho quân Nguyên xâm lược tới từng thửa ruộng, mét đất của Đại Việt.
Miếu thờ Phạm Nhan nay chỉ còn lại dấu tích trên núi Thổ Cu, thôn Cầu Quan, xã Tân Dân. |
Giữ được cái đầu trước vua Nguyên, nhưng rồi không bao lâu sau, Phạm Nhan lại phơi đầu trước lưỡi đao của Trần Hưng Đạo khi quân Nguyên-Mông lọt vào trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng. Lại nói, trước khi chết Phạm Nhan xin được chết ở quê mẹ và xin Hưng Đạo Đại vương hãy chém hắn thành ba đoạn, một đoạn vứt xuống nước, một đoạn vứt lên bờ, một đoạn vứt lên rừng (theo dân gian, trên rừng có vắt, dưới nước có đỉa, trên cạn có muỗi là do hóa thân của Phạm Nhan). Hắn còn xin được ăn một món ăn ngon. Những vị tướng chém đầu Phạm Nhan vô cùng tức giận vì đòi hỏi vô lý của một tên giặc tàn bạo. Một kẻ như hắn ban cho cái chết tại quê mẹ, chém hắn thành ba mảnh theo thỉnh cầu của hắn đã là nhân từ hết sức, giờ hắn lại đòi ăn một bữa cơm ngon. Cáu giận, một vị tướng của ta nói: “Cho mày ăn máu của đàn bà đẻ ấy!”.
Sự tích “bệnh Phạm Nhan” và ngôi miếu thờ đỉa
Cụ Nguyễn Văn Nhâm trầm ngâm: Vì vậy mà sau khi chết, hắn luôn tìm phụ nữ để tác oai tác quái, hoành hành gây bệnh, ai mắc phải thì chữa thầy này thuốc kia cũng không được. Nhất là đàn bà sau khi mới sinh nở, nếu có việc phải đi qua chỗ đó sẽ bị Phạm Nhan bắt mất vía để hút hết máu, gầy mòn dần cho đến chết. Bệnh đó được gọi là “bệnh Phạm Nhan”.
Trước đây, người ta cho rằng ai sớm biết mình mắc bệnh này thì lên đền Kiếp Bạc (thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn- nằm trên địa bàn xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) chữa mới khỏi. Cách chữa bệnh rất lạ, nhưng lại linh nghiệm: Người nhà của bệnh nhân mua chiếu mới mang lên đền Kiếp Bạc đổi lấy chiếu cũ về dung; sau đó sẽ bí mật trải cho người bệnh nằm. Có người vừa đổi chiếu, còn chưa dùng thì bệnh tình đã chuyển biến, thuyên giảm. Đúng - sai chưa ai dám chắc, nhưng phụ nữ mắc bệnh lên đền Kiếp Bạc cầu khỏi bệnh rất đông. Cũng từ giai thoại này mà hiện nay tục xin chiếu cũ tại đền diễn ra rất thường xuyên.
Cụ Nguyễn Văn Nhâm (84 tuổi) say sưa kể về truyền thuyết tướng giặc Phạm Nhan. |
Ông Phạm Khắc Cường - Phó phòng Quản lý di tích đền Kiếp Bạc - cho biết: “Mỗi dịp hội chính (15-20 tháng tám âm lịch), có khoảng trên dưới 30 trường hợp lên đền xin chiếu cũ. Họ xin chiếu cũ không chỉ để chữa “bệnh Phạm Nhan” như dân gian vẫn lưu truyền, mà còn để cầu có con, cầu cho gia đình được mạnh khỏe. Hằng năm, cứ vào dịp hội chính thì những người đổ về đây mua - bán chiếu rất đông. Ngoài ra, những người ốm đau còn lên đền Kiếp Bạc xin nước ở giếng Mắt Rồng về dùng, xin chân hương, dấu của đền Kiếp Bạc về đốt lấy tro, hòa vào nước uống sẽ khỏi. Vì Phạm Nhan sợ nhất vía của Đức thánh Trần, chỉ có ngài mới trị được hắn.
Ông Cường cũng cho biết thêm, tên của tướng giặc Phạm Nhan thực chất là Nguyễn Bá Linh. Còn chữ “Phạm” ở đây không phải là họ Phạm mà là phạm vào, “Nhan” là nhan sắc, vẻ đẹp của người phụ nữ. Có nghĩa là phạm vào tội liên quan tới nhan sắc của người phụ nữ. Ngày nay, người dân thôn An Bài rất ít người đi đền Kiếp Bạc thắp hương. Có chăng, chỉ có số ít người trẻ đi đền chơi, nhưng không thắp hương. Vì một phần họ sợ mang tiếng thờ giặc ngoại xâm, họ không dám tới đền vì ngôi đền thờ tướng Trần Hưng Đạo - người đã chém chết tướng giặc Phạm Nhan. Ngày xưa, vào ngày giỗ Đức thánh Trần, tại ngôi miếu thờ Phạm Nhan họ còn úp bát hương xuống, không dám hương khói trong miếu cho tới khi qua dịp hội chính, qua ngày giỗ của Hưng Đạo Đại vương”.
Trở lại với câu chuyện của cụ Nguyễn Văn Nhâm, khi chúng tôi tò mò ngỏ ý muốn được “mục sở thị” miếu thờ Phạm Nhan như nhiều người đã nói, cụ Nhâm khẳng định ngay là “không có miếu thờ Phạm Nhan nào hết!”. Cảm nhận đầu tiên của tôi là hoàn toàn bất ngờ khi ngôi miếu hiện không còn tồn tại nữa. Ngôi miếu nằm trên một quả núi mà người dân gọi là núi Thổ Cu, nhưng do sự bào mòn của thời gian, chiến tranh, hiện nay nó chỉ còn lại chân móng và dấu tích trên nền gạch cũ kỹ.
Chúng tôi tiếp tục chuyến khám phá tới nhà ông Trưởng thôn An Bài Trần Văn Hộ. Giải thích tại sao người dân An Bài lại thờ tướng giặc Phạm Nhan, ông Hộ kể lại một truyền thuyết ở địa phương rằng: Người dân An Bài quanh năm thuyền chài sông nước để kiếm cơm. Một ngày nọ, đôi vợ chồng kéo vó lên không thấy tôm cá mà thấy một… cái đầu. Nhiều người cho rằng đó chính là đầu Phạm Nhan. Bởi sau khi chém thành ba mảnh, mảnh đầu của hắn được ném xuống sông. Sợ hãi, đôi vợ chồng vứt chiếc đầu lâu xuống sông. Một tháng sau, đôi vợ chồng đó kéo lưới cũng lại thấy… cái đầu. Sợ hãi, đôi vợ chồng khấn rằng: “Nếu ông có thiêng thì phù hộ cho chúng tôi kéo được nhiều tôm cá, tôi sẽ đem ông về thờ cúng hẳn hoi”. Quả nhiên sau đó, đôi vợ chồng kéo được nhiều tôm cá, rồi ăn nên làm ra; vì thế họ bèn đem đầu Phạm Nhan lên táng trên bờ sông.
Đền thờ Phạm Nhan đã bị phá hỏng từ rất lâu rồi và sau năm 1971, vị trí này lại được sáp nhập vào đất Cầu Quan, xã Tân Dân chứ không phải thôn An Bài, xã An Lạc. Cũng theo lời kể, trong miếu thờ không có bài vị, chỉ có một ụ nổi hình con đỉa - liên quan đến cái chết của Phạm Nhan. Theo chỉ dẫn của ông Hộ, chúng tôi tìm đến chỏm núi Thổ Cu, song dấu tích ngôi miếu còn rất ít, một chút chân móng và hàng gạch mục nát…
Những truyền thuyết luôn mang trong mình yếu tố lịch sử lẫn hoang đường. Truyền thuyết về giặc Phạm Nhan cũng vậy, cái chết không toàn thây của hắn còn có ý nghĩa răn đe cho những kẻ sống không tử tế, gây ra tội ác. Đó là quy luật nhân - quả trong cuộc sống. Còn đối với người dân An Bài nơi đây, đó cũng là cách riêng để họ răn dạy, giáo dục con cháu ngàn đời sau.
http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/chuyen-khong-nen-tin-ve-can-benh-kho-noi-cua-phu-nu-khong-cach-nao-chua-duoc-206948.bld
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.