Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-hưng-đạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-hưng-đạo. Hiển thị tất cả bài đăng

22/05/2024

Đền Cửa Ông (Cẩm Phả) và chi bộ Đảng trong Ban Quản lí Di tích Đền Cửa Ông

Về đền Cửa Ông, trên Giao Blog, có thể đọc ở đây hay ở đây.

Bây giờ là các sưu tầm về BQLDT Đền Cửa Ông, đặc biệt là chi bộ Đảng trong BQL.

Mở đầu là bài trên cổng thông tin của thành phố Cẩm Phả.

10/03/2024

Tứ Bất Tử và Đức Thánh Trần - vì sao Đức Thánh Trần không có trong Tứ Bất Tử

Đây là câu hỏi của bạn Lương Thị Mai Anh gửi vào trang Văn hóa Tín ngưỡng "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa" trong ngày 10/3/2024.

Trang Văn hóa Tín ngưỡng "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa" đã được khai trương từ hạ tuần tháng 2 năm 2024, xem ở đâyở đây (ngày 21/2/2024). 

Sau câu hỏi của Mai Anh thì có các trao đổi, và đi đến thống nhất chung trong ngày là: chìa khóa của bộ Tứ Bất Tử là "trường sinh" và "bất tử", bởi vậy việc liên tục "chuyển thế" hay "đầu thai chuyển thể" (sinh hóa hóa sinh) là đặc điểm chung của các vị thần trong bộ Tứ Bất Tử. 

Bạn Việt Vũ đã đưa ra lí giải trên (tạm tóm gọn lại vậy). Tại sao Đức Thánh Trần không có trong Tứ Bất Tử, thì Việt Vũ cắt nghĩa là: "Hưng Đạo Vương tuy công lao lừng lẫy nhưng có thác đi, cũng không có phép lạ tái sinh chuyển thế đâu cả, nên không thể gọi là bất tử được".

21/08/2020

Mùa vu lan 2020, nghĩ nhanh về di nguyện và hiện thực trong quốc tang

Di nguyện của Hồ Chủ tịch được ghi rất rõ trong Di chúc, là cụ muốn được hỏa táng, rồi tro cốt được chia thành ba phần, mỗi phần ở một miền trên một quả đồi, và sẽ do các vị bô lão về hưu trông coi. Không có đền đài lăng tẩm, không có cảnh vệ.

Đó là di nguyện của một người cộng sản nhưng rất am tường về truyền thống dân tộc. Trong bối cảnh phe xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, thì ý tưởng được hỏa táng của cụ là tiên phong (cuối thập niên 1960). Tính tiên phong trên toàn thế giới, và lại mang đậm truyền thống dân tộc (cụ học các tấm gương Trần Hưng Đạo hay Trần Nhân Tông thời Trần).

Nhưng di nguyện của Hồ Chủ tịch đến tận bây giờ, mùa vu lan 2020, vẫn chưa thành hiện thực. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, suốt từ năm 1969, di nguyện mang tính tiên phong đó vẫn còn bị lãng quên.

Các đám quốc tang to lớn những năm gần đây, cứ lần lượt diễn ra và được phát trực tiếp trên truyền hình quốc gia, khi thì chiếm cả một quả đồi lớn và một vũng biển, khi thì ôm trọn nhiều héc-ta đất nông nghiệp, khi thì cũng mấy ngàn mét vuông,... đã như cố ý làm lu mờ di nguyện của Hồ Chủ tịch.

14/03/2018

Một kiến giải về Đức Thánh Trần với Tam Phủ - Tứ Phủ

Bài của trang Bách Việt Trùng CửuCó nhiều kiến giải thú vị. 

Lần này, tác giả đưa ra được một số suy luận khá sát thực, chứ không bát ngát như thường khi. Là bởi có tư liệu sát thực (dù vẫn còn là khá bát ngát với bạn đọc phổ thông).

Bây giờ đưa thêm một cái ảnh về ngôi đền mà tác giả Bách Việt Trùng Cửu có đề cập trong bài, để đánh dấu rằng: bản thân tôi cũng rất quan tâm đến ngôi đền ấy, sẽ viết về nó trong thời gian tới. Ảnh được chụp ở một góc độ khác (do người khác chụp, vào năm 2017):

09/10/2017

Về việc phụng thờ Đức Thánh Trần ở đền Ngọc Sơn - Hà Nội (qua tư liệu Vũ Thế Khôi)

"Theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bộ Tuyên truyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã làm lễ giỗ Trần Hưng Đạo tại Nhà Hát lớn Hà Nội và trong cả nước vào 25 tháng 9 năm 1945 (tức đúng vào ngày giỗ là 20 tháng 8 âm lịch)."

"căn cứ các văn bia trong đền Ngọc Sơn và bài ký “Hồ sơn thắng hội tự” của Phó bảng Nguyễn Văn Siêu, chúng tôi đã nêu ý kiến rằng Đức Thánh Trần chỉ bắt đầu được hội Hướng Thiện đưa vào thờ trong Đền Ngọc Sơn sau khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội năm 1882 và phá bỏ đền Hựu Linh thờ Trần Hưng Đạo ở thôn Hà Thanh trên bờ đông của hồ Hoàn Kiếm."
(Vũ Thế Khôi 2007 - 2017)

06/10/2017

Diễn xướng hầu thánh tại Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc 2017

"Với những trình diễn của các thanh đồng tấu trình lên Đức thánh các sở nguyện về việc sát quỷ trừ tà, cầu tự, xin thuốc chữa bệnh, cầu duyên, ngày nay là diễn xướng của các thanh đồng dòng Tứ phủ cầu tài, cầu lộc."

10/04/2017

Phủ Tây Mỗ ở Thanh Hóa : mùa lễ hội 2017

Về mùa lễ hội 2016, thì đã điểm tin ở đây (tháng 2/2017).

Dưới là cập nhật tin của năm 2017.

Trưa hôm nay, cũng vừa được tin một người bạn đã mới dâng văn bia mới (soạn đầu năm 2017) cho Phủ Tây Mỗ. Tấm bia mà bạn dâng có thể thấy từ xa trong ảnh chụp của Đài TT - TH huyện Hà Trung.

09/04/2013

Chuyên gia Bộ Văn hóa bảo Đức Thánh Trần, dân địa phương lại bảo Đức Thánh Niệm (Phạm Tử Nghi)

Lời dẫn: Hôm trước, lúc du lãng ở Quảng Ninh, đã mắt thấy tai nghe chuyện dưới đây (đăng trên Thể thao Văn hóa). Dân thì khẳng định một phía, còn các chuyên gia của Bộ Văn hóa (các ông Trần Lâm Biền, Đặng Văn Bài) thì kết luận ở một hướng khác.

Bây giờ, về quê của Đức Thánh Niệm thì lại được nghe lại.


Những entry liên quan đã đi trên blog này:
Chuyên gia Bộ Văn hóa bảo Đức Thánh Trần, dân địa phương lại bảo Đức Thánh Niệm (Phạm Tử Nghi)
Lại đến đường Thiên Lôi, nối sang đường Nguyễn Văn Linh
Đường mang tên Thiên Lôi (ở Hải Phòng)
Đành chỉ còn biết tin và cậy vào một mình ông Bao Công (loạt entry cũ năm 2012)



---


Bỏ tượng cổ, đục tượng mới vì... thờ nhầm?



Thứ Hai, 25/03/2013 12:57 

(Thethaovanhoa.vn) - Vì không phân biệt được “cụ” Trần Hưng Đạo với “cụ” Phạm Tử Nghi, hai pho tượng cổ vài trăm năm tuổi tại di tích đình Quỳnh Biểu (Quảng Ninh) sắp phải dỡ bỏ và thay bằng hai pho tượng... mới làm.

Đó là nội dung chính trong biên bản làm việc giữa đại diện Sở VH,TT&DL Quảng Ninh, chính quyền địa phương và một số phụ lão thuộc làng Quỳnh Biểu (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) vào cuối tháng Hai vừa qua. Ngoài việc đề nghị những phụ lão này “thuyết phục nhân dân đồng ý”, biên bản (có chữ kí của lãnh đạo Sở VH,TT&DL) cũng ghi rõ về việc áp dụng hình thức “lễ hóa giải” cho những pho tượng cổ, sau khi tượng mới được hoàn thành.
Rất nhiều lá đơn khiếu nại từ nhân dân làng Quỳnh Biểu đã được gửi tới báo giới và các cơ quan chức năng sau kết luận trên. Theo đó, quyết định này được đưa ra một cách hoàn toàn trái với nguyện vọng của những người đã chứng kiến câu chuyện oái ăm về hai pho tượng này.
Đình làng Quỳnh Biểu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh