Chống ngoại xâm ở mạn biển Đông Bắc : Đức Ông vùng mỏ là Trần Quốc Tảng hay Hoàng Cần
Xem lại một số bài viết đã công bố của nhà văn Trần Nhuận Minh (hậu duệ của một dòng họ khoa bảng tại làng Điền Trì, Hải Dương, xem thêm ở đây), thì mới biết chi tiết thú vị sau (dẫn nguyên văn):
"Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) dựng tượng đài Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng tại Cửa Ông, đã nhờ tôi soạn văn bia, khắc và đặt trước tượng đài Ngài (người trực tiếp liên hệ và nhận văn bản do tôi soạn là Giám đốc Cảng than Cửa Ông Hoàng Lâm Chính); Dương Trung Quốc soạn và viết phần chữ Hán."
Tức là đã có một văn bia mới được dựng trước tượng đài Trần Quốc Tảng ở Cửa Ông. Mà lời văn tiếng Việt là do Trần Nhuận Minh viết, còn phần chữ Hán là do Dương Trung Quốc soạn và viết.
Tôi chưa trực tiếp thấy tấm bia ở trước tượng đài Trần Quốc Tảng, nhưng đã thấy nhiều tấm bia dạng Việt - Hán khá kì khôi như vậy ở các nơi khác (khu vực Đền Hùng ở Phú Thọ, khu vực từ đường Nguyễn Công Trứ ở Hà Tĩnh,...).
Đọc chi tiết hơn nữa, thì thấy tiếp những điều sau liên quan đến Đức Ông, Cửa Ông, gắn các nhân vật Trần Quốc Tảng và Hoàng Cần.
1. Trần Nhuận Minh đã viết:
"Hoàng Cần được thờ ở Cẩm Phả, Tiên Yên và Bình Liêu, cả 3 nơi đều thuộc tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Trong phần này, tôi chỉ nói ở Cẩm Phả. Trong Đại Nam nhất thống chí, chương tỉnh Quảng Yên, ở mục đền miếu, chỉ ghi duy nhất có một miếu là “Miếu Tiết chế ”,thờ duy nhất một người là Hoàng Cần, người ở xã Hải Lãng châu Tiên Yên, vì đã đánh tan bọn “răng trắng môi vàng” cướp bóc quấy nhiễu dân châu, như bia miếu Cửa Suốt đã ghi, năm 1853. Theo các cơ sở có thể tin cậy được, thì miếu được xây lên từ thời Hậu Lê, sau do thời tiết và sự chăm nom không được đảm bảo, miếu hư hỏng dần. Do đó, khoảng năm 1910, ông chủ mỏ Cẩm Phả đã bỏ tiền cho vợ đưa ngôi miếu này lên cao, xây lại ở vị trí hiện nay. Đáng lẽ thờ Hoàng Cần thì bà chủ mỏ này lại đưa Trần Quốc Tảng vào thờ, năm 1916. Vì sao? Vì sự ngưỡng mộ trong dân gian đối với gia đình Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh nhà Trần rất to lớn. Trước đó 3 năm, năm 1913, ông chủ đoàn thuyền buôn dọc đường ven biển Bắc Ninh – Móng Cái, thường ghé vào giếng nước chân núi Bài Thơ để lấy nước ngọt, cái giếng này lúc đó còn ở giữa biển mà nước rất ngọt, ông này người Bắc Ninh họ Trần là Trần Đức Thuật, đã cùng 9 hộ chủ thuyền khác, trong đoàn, chở vật liệu đến và xây lại miếu, vốn là miếu thờ thần Biển – cá Voi – (được vua Gia Long nhà Nguyễn phong tước Đông Hải đại vương, sau năm 1802), xong trong 1 ngày, rồi đưa Trần Quốc Nghiễn, con cả Trần Hưng Đạo, người đóng quân ở Bắc Ninh vào thờ vọng. Do đó, bà vợ ông chủ mỏ, theo một thiền sư cho tôi hay là bà này người Hà Đông, cũng họ Trần, mới tiếp theo đưa em Trần Quốc Nghiễn là Trần Quốc Tảng vào thờ vọng ở đền Cửa Ông (năm 1916)* rồi tiếp đó, ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2 (1917) Móng Cái mới đưa Trần Quốc Tảng vào phối thờ vọng ở đền Xã Tắc. Tư liệu còn đó, vậy mà một số tờ báo rất đáng kính nể (tôi không tiện nêu tên) đều đăng Cửa Ông và Móng Cái đều xây đền để thờ Trần Quốc Tảng từ thế kỉ thứ XIII ở thời Trần, trong khi Trần Quốc Tảng thế kỉ thứ XIV (1313) mới mất tại Thăng Long, vì ông là anh vợ Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông, bố vợ vua đương triều Trần Anh Tông. Xin nói thêm, cũng với trào lưu đó, ông Quản Mai mới bỏ tiền ra xây lại đền Long Tiên ở Hòn Gay để đưa cha của hai anh em Trần Quốc Nghiễn và Trần Quốc Tảng là Trần Hưng Đạo vào thờ vọng, năm 1943. Lại lịch việc thờ 3 vị nhân thần ở Quảng Ninh là thế. Xin các nhà báo đừng viết khác, làm nhiễu lòng dân.
"
2. Rồi sau đó, Trần Nhuận Minh viết thêm:
" Với đền Cửa Ông được xây lại, khoảng năm 1910, chủ thần là Hoàng Cần đã bị tước bỏ hoàn toàn. Tôi đã nhiều lần từ nhiều chục năm, qua các bài nghiên cứu và nhiều lần phát biểu, có lần nói rất gay gắt trước lãnh đạo cao nhất của tỉnh, tôi đã khẳng định chủ thần đền Cửa Ông là Hoàng Cần, Trần Quốc Tảng, ông cụ tổ dòng họ tôi, là phối thờ vọng, do đó cần phải đưa trở lại Hoàng Cần ở vị thế chủ thần. Các văn bản về những điều này, từ bản viết tay, đến đã đăng báo, đã in sách, tôi đều gửi tận tay các vị lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và TP Cẩm Phả, đưa tận tay nhiều lần trong khoảng hơn 20 năm. Rất may, có nhà khoa học trong hội thảo năm 2013, cũng nêu điều này. Năm 2018, Hội Sử học Việt Nam và Hội Sử học Quảng Ninh phối hợp tổ chức lớp tập huấn tại Trung tâm Tổ chức hội nghị tỉnh Quảng Ninh, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam, trong bài giảng mà tôi là học viên, đã nói ông đã đọc tôi và xác định những điều tôi nói là đúng. Tôi rất cảm ơn ông. Đến lúc đó, vị đại diện Cẩm Phả mới báo cáo rằng Cửa Ông đã tiếp thu ý kiến và đang sửa lại đền Trung để thờ Hoàng Cần. Tôi chưa rõ việc này đã xong đến đâu, như thế, sau hơn 100 năm, đức ông Hoàng Cần mới trở lại ngôi đền được sinh ra là để thờ chính mình "
3. Sau đó, Trần Nhuận Minh lại đặt lại vấn đề một cách nghiêm túc rằng:
"
Tư liệu về Hoàng Cần mà chúng ta có, rất mỏng, chỉ vẻn vẹn có một số dòng từ 2 tập sách là Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) 1883, Đồng Khánh dư địa chí (ĐKDĐC) 1897 và bia đá Miếu Cửa Suốt, 1853.
Điều đáng chú ý là, cả 3 tư liệu này, đều ghi “Tương truyền thời Trần...”... Nghĩa là theo truyền thuyết còn lưu lại. Ngoài 3 văn bản được coi là văn bản gốc này, hiện chưa tìm thấy bất cứ một tư liệu nào khác. Nếu chỉ căn cứ vào đó, mà khẳng định Hoàng Cần là một nhân vật lịch sử, nghĩa là người có thật, liệu đã có đủ căn cứ khoa học chưa?
"
4. Cuối cùng, ông đã đi đến kết luận:
" Hoàng Cần là một nhân vật truyền thuyết.
"
Có nghĩa là, Đức Ông thật sự của vùng mỏ chính là Hoàng Cần (mà không phải Trần Quốc Tảng --- vị này được một gia đình chủ mỏ Quảng Ninh đưa vào đền thờ hồi đầu thế kỉ XX). Và nhân vật Hoàng Cần cũng thực ra là nhân vật trong truyền thuyết, mà không thấy được nhiều tư liệu khẳng định đó là nhân vật có thật trong thời kì nhà Trần chống quân Nguyên - Mông xâm lược. Hoàng Cân là người dân tộc thiểu số (có thể là Tày hay Sán Dìu).
Đoạn trên, là tôi viết lại, tóm tắt các ý chính của Trần Nhận Minh đã công bố nhiều năm nay.
Dưới là tư liệu đã công bố, lấy từ các nơi về. Lấy mấy bài lên đầu tiên (đánh số từ 1 đến 3). Có gì thêm thì ghi vào bổ sung như mọi khi.
Tháng 4 năm 2020,
Giao Blog
Đọc lại bài về hai tấm ảnh này ở đây (đã đưa lên Giao Blog năm 2013)
Hằng năm, di tích lịch sử, văn hóa đền Cửa Ông (Cẩm Phả, Quảng Ninh) đón hàng vạn du khách thập phương về chiêm bái, hành hương và đang trở thành điểm du lịch, văn hóa tâm linh, vãn cảnh nổi tiếng.
Dịp đầu Xuân Giáp Thìn vừa qua chúng tôi hành hương về đền Cửa Ông chiêm bái và được cô thuyết minh giới thiệu rằng ngôi đền được xây dựng lại trên cơ sở một ngôi miếu nhỏ có từ lâu đời, thờ thần chủ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đã từng có thời trấn trị vùng này. Lời thuyết minh đó khiến nhiều người băn khoăn, bởi căn cứ vào những tài liệu lịch sử hiện tồn, cách giới thiệu như trên là chưa thật sự đầy đủ, chưa phản ánh đúng lịch sử hình thành của một ngôi đền thiêng.
1. Không những nhân viên thuyết minh nơi đây nói vậy mà ngay cả hồ sơ tư liệu về di tích lịch sử, văn hóa đền Cửa Ông của Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cũng nhấn mạnh: “Đền Cửa Ông, còn gọi là Đông Hải linh từ hay đền Đức Ông nằm trên địa bàn phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh. Đền thờ thần chủ là Quốc Khảo Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, ngoài ra còn phối thờ Cửu Thiên Vũ Đế Quốc Phụ Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương cùng gia thất và các tướng lĩnh của Ngài...”. Nói và viết như thế liệu đã đầy đủ, đúng với lịch sử ra đời của ngôi đền?
Thật ra câu chuyện thần chủ tại đền Cửa Ông đã được giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa trong nước đặt ra từ khá lâu với nhiều cuộc hội thảo khoa học, và tại đây những chuyên gia đầu ngành đã chỉ rõ và đưa ra những ý kiến tư vấn hợp tình, hợp lý “vừa có cơ sở khoa học của nó, vừa nâng cao thêm vị trí và ý nghĩa của ngôi đền”. Từ những năm 1986, tại cuộc hội thảo khoa học về di tích đền Cửa Ông được tổ chức tại Cẩm Phả, cố giáo sư Phan Huy Lê đã có bài tham luận “Đền Cửa Ông: Lai lịch và lễ hội”, trong đó ông đề nghị: “Xác định lại một cách khách quan, chính xác chủ nhân của ngôi đền Cửa Ông là vấn đề khoa học đầu tiên cần đặt ra liên quan đến thái độ và cách ứng xử của chúng ta đối với ngôi đền và hội đền”.
Theo cố giáo sư Phan Huy Lê, ai có dịp thăm đền Cửa Ông đều được giới thiệu nơi đây thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, một con trai thứ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Điều này gây nên sự hoài nghi và có phần được tăng lên, củng cố thêm khi giới nghiên cứu văn học cải chính một sự nhầm lẫn của Bùi Huy Bích trong “Hoàng Việt thi văn tuyển” cho rằng Trần Quốc Tảng là Tuệ Trung thượng sỹ đã từng trấn trị vùng Hồng Lộ (Hải Hưng) và có phong ấp ở Tĩnh Yên (Quảng Ninh).
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi là một trong những người đã chứng minh một cách có căn cứ, Tuệ Trung thượng sỹ là Trần Tung (1230-1291), con của An Sinh Vương Trần Liễu và là anh ruột của Trần Quốc Tuấn, “từ đó người ta cho rằng Trần Quốc Tảng chẳng liên quan gì đến Cửa Ông và vùng Quảng Ninh nói chung”.
2. Dẫn theo cuốn “Đại Nam nhất thống chí” biên soạn đời Tự Đức (1848-1883), phần tỉnh Quảng Yên có đoạn chép về một đền miếu cổ, cố giáo sư Phan Huy Lê cho biết: Miếu Hoàng tiết chế ở trên bãi cát Cửa Suốt thuộc xã Cẩm Phả, châu Tiên Yên. Tương truyền đời Trần có giặc răng trắng mỏ vàng lấn cướp bãi biển, có Hoàng Cần người xã Hải Lãng tự đem thủ hạ đuổi đánh, tay cầm cọc tre đánh tan được giặc, đuổi đến xã Vô Ngại, cắm cọc tre làm mốc giới, đến nay đốt tre đều mọc ngược. Sau khi chết được tặng Khâm sai Đông đạo Tiết chế, người địa phương lập đền thờ. Thuyền bè qua lại cầu đảo đều ứng. “Rõ ràng Cửa Suốt này là Cửa Ông thuộc Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, nơi có đền Cửa Ông”, cố giáo sư Phan Huy Lê khẳng định.
Tiếp đó ông dẫn cuốn “Đồng Khánh địa dư chí lược” được biên soạn đời Đồng Khánh (1886-1888), phần tỉnh Quảng Yên có hai đoạn chép về đền Cửa Ông, rồi nhận định: “Như vậy, cho đến cuối thế kỷ XIX, trên vị trí đền Cửa Ông hiện nay (tất nhiên có thể xê dịch trong một phạm vi nào đó) có một ngôi đền mang tên đền Cửa Suốt hay đền Đức Ông thờ một người anh hùng chống giặc đời Trần là Hoàng Cần. (…) Dù là nhân nhân vật lịch sử hay nhân vật truyền thuyết hay nhân vật lịch sử đã được truyền thuyết hóa, thì Hoàng Cần đã trở thành anh hùng đánh giặc được nhân dân suy tôn là Đức Ông và ngôi đền thờ anh hùng được gọi là đền Đức Ông hay gọi tắt là đền Ông. Cũng vì ngôi đền Cửa Suốt được gọi là Cửa Ông. Như vậy là từ lâu, đền Ông thờ Hoàng Cần, một anh hùng của nhân dân địa phương. Ngôi đền lúc đó có thể chỉ là một miếu tranh nhỏ”, cố giáo sư Phan Huy Lê viết.
Theo cố giáo sư Phan Huy Lê, sang thế kỷ XX, vị nguyên thần ở đền Cửa Ông đã mờ dần và được thay thế bằng một vị thần mới là Trần Quốc Tảng. Quá trình chuyển dịch này diễn ra như thế nào, bởi những nguyên nhân ra sao và qua những thời điểm cụ thể nào thì hầu như chúng ta chưa có tư liệu giải đáp trực tiếp. Năm 1924, khi Đông Châu viết “Khảo về địa dư và lịch sử tỉnh Quảng Yên”, trong mục các linh từ có kể đền Cửa Suốt, nhưng chỉ biết thờ một vị tướng quân nào đó: “Đền Cửa Suốt ở về xã Cẩm Phả, thờ một vị tướng quân, người ta thường gọi là đền Ông”. Tên đền Ông, Cửa Ông vẫn được bảo tồn nhưng Đức Ông ấy là ai thì dần dần không còn ai biết đến Hoàng Cần, mà chỉ giải thích bằng Trần Quốc Tảng.
Mặc dù được lập luận như trên bằng những cứ liệu lịch sử, nhưng không hiểu hồ sơ tư liệu về di tích lịch sử, văn hóa đền Cửa Ông của Cục Di sản văn hóa căn cứ vào đâu để viết: “Đền Cửa Ông lúc đầu khởi dựng chỉ thờ Trần Quốc Tảng, sau khi xây thêm các khu đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, chùa Cẩm Sơn...”.
3. Trong khi chưa phát hiện những tư liệu trực tiếp để giải thích cho sự chuyển thay thần chủ tại đền Cửa Ông, cố giáo sư Phan Huy Lê đã nêu lên những giả thuyết như một phương hướng tìm tòi, sau đó ông nhận định: “Trên đây chỉ là một giả thuyết mà những tư liệu phát hiện được trong tương lai sẽ xác nhận hay bác bỏ. Điều chắc chắn có thể khẳng định được hiện nay là đền Cửa Ông vốn thờ Hoàng Cần, rồi mới chuyển sang thời Trần Quốc Tảng trong thời gian những thập kỷ đầu và giữa thế kỷ này (thế kỷ XX)”.
Đối với các vị thần của đền, sau khi dẫn giải, phân tích bằng nhiều nguồn cứ liệu lịch sử để cố gắng làm sáng tỏ lai lịch và sự chuyển đổi các vị thần được thờ tại đền Cửa Ông, cố giáo sư Phan Huy Lê nói rằng chúng ta vẫn tôn thờ Trần Quốc Tảng “nhưng nhất thiết phải khôi phục vị trí của Hoàng Cần. Ông là vị nguyên thần ở đây, là một anh hùng chống giặc của nhân dân địa phương. Việc suy tôn, thờ phụng anh hùng con em của nhân dân địa phương như vậy không những là một sự thật cần được phục hồi, mà còn có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục truyền thống, xây đắp niềm tự hào đối với quê hương vùng mỏ. Như thế là ngôi đền Cửa Ông đồng thời thờ hai Đức Ông anh hùng, hai vị thần có công với nhân dân với nước. Điều đó không có gì trái với lẽ thường mà là một ứng xử hợp tình hợp lý, vừa có cơ sở khoa học của nó, vừa nâng cao thêm vị trí và ý nghĩa của ngôi đền”.
Năm 2014, chính quyền địa phương đã tiến hành quy hoạch tổng thể khu Di tích đền Cửa Ông với diện tích 18,125 ha và đến năm 2016, đền Trung được xây dựng và hoàn thành vào năm 2017. Theo hồ sơ di tích của Cục Di sản văn hóa, hiện “khu vực đền Trung thờ Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần, người có công dẹp giặc ngoại xâm phương Bắc, trấn giữ vùng biển Đông”. Tại đây, còn thờ Sơn thần, Thủy thần vì đền Trung nằm trên dãy núi Cẩm Sơn, phía trước là biển Đông, người dân ở khu vực cửa biển cũng như thuyền bè qua lại đều cầu mong sự phù trợ, giúp sức của các vị Sơn thần, Thủy thần. Tại đền Thượng thờ thần chủ là Quốc Khảo Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, ngoài ra còn phối thờ Cửu Thiên Vũ Đế Quốc Phụ Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương cùng gia thất và các tướng lĩnh của Ngài. Tuy hồ sơ di tích thể hiện như vậy, nhưng trên thực tế hiện nay, tại khu vực đền Trung, Ban quản lý di tích đền Cửa Ông đặt biển là đền Trình, thờ Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần.
Như thế, để hướng dẫn và giới thiệu cho du khách thập phương về hành hương, chiêm bái hiểu đúng và đầy đủ giá trị lịch sử, văn hóa di tích đền Cửa Ông, thuyết minh viên cần nắm vững kiến thức lai lịch về ngôi đền; quá trình khởi dựng, tu bổ, tôn tạo, xây dựng đền. Đặc biệt cần giới thiệu đầy đủ, rõ ràng những anh hùng chống giặc, những nhân vật lịch sử được nhân dân tôn thờ, ngưỡng vọng từ hàng trăm năm qua. Có như vậy thì mỗi ai đến với đền thiêng Cửa Ông hẳn sẽ biết rõ ngọn nguồn, gốc tích thờ phụng để nhân lên niềm tin, tín ngưỡng tâm linh đối với các bậc tiên hiền của dân tộc.
Cuối tháng 11 vừa qua, tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên đã diễn ra Lễ hội đền Đức ông để tưởng nhớ Đức ông Hoàng Cần, người con được sinh ra trên đất Hải Lạng.
Theo cuốn Di sản Văn hóa Tiên Yên do Nhà xuất bản văn hóa dân tộc (Hà Nội) xuất bản năm 2018, có tham khảo sách “Đại Nam nhất thống chí” và “Đồng Khánh địa dư chí”, thì Đức ông Hoàng Cần quê ở xã Hải Lạng, châu Tiên Yên nay là thôn Hà Dong, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên. Ông đã có công dẹp giặc giữ yên một vùng biên giới Đông Bắc. Đức ông đã được triều đình nhà Trần phong tặng chức Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế, triều đình nhà Nguyễn phong tặng chức Khâm Sai Thái Bảo Xuyên Quốc Công Tôn Thân và Bản cảnh thành hoàng. Nhân dân địa phương kính trọng gọi ông là Đại vương và lập đền thờ cúng, còn gọi là miếu Đại vương.
Lễ hội đền Đức ông Hoàng Cần diễn ra vào cuối tháng 11 (rằm tháng mười) vừa qua tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
Theo những người cao tuổi ở xã Hải Lạng thì Đức ông Hoàng Cần trước đây được thờ tại Cửa Ông (Cẩm Phả), người dân xã Hải Lạng phải đến đó thắp hương. Để tiện việc thờ cúng, vào đầu thời Nguyễn nhân dân xã Hải Lạng đã lập nên ngôi đền này. Theo tài liệu của cán bộ văn hóa xã Hải Lạng, trước đây có ngôi đền nhỏ ba gian ở thôn Hà Dong, nhưng ngôi đền đó bị hỏng nặng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Do cuộc sống khó khăn, nên mãi đến năm 2012, ngôi đền mới có điều kiện xây dựng lại như ngày nay. Đền gồm một tòa đại bái 5 gian, 2 chái, hai tòa giải vũ, hệ thống trụ biểu, hoành mã, hệ thống hồ thủy tạ, rừng sinh thái, đường giao thông nối liền với quốc lộ 18A.
Theo tài liệu của Ban Quản lý Di tích tỉnh Quảng Ninh thì Lễ hội đền Đức ông Hoàng Cần chính thức vào ngày rằm tháng giêng âm lịch, ngoài ra còn 4 ngày lễ khác vào các ngày rằm tháng tư, rằm tháng bẩy, rằm tháng mười, rằm tháng mười hai. Năm nay, Lễ hội đền Đức ông Hoàng Cần được tổ chức vào ngày mười lăm tháng mười âm lịch. Theo ông Tạ Vĩnh Thắng, Trưởng Phòng VH-TT huyện Tiên Yên, cho biết: “Chúng tôi chọn ngày này vì có thời tiết đẹp nhất trong năm, ngoài ra còn để phối hợp với tổ chức Ngày hội Văn hóa, thể thao và Lễ cơm mới dân tộc Sán Dìu”.
Người dân xã Hải Lạng thắp hương tại đền thờ Đức ông Hoàng Cần
Ngày lễ chính thức ở đền thờ Đức Ông Hoàng Cần được tổ chức vào rằm tháng giêng hằng năm. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ, tri ân những ngày tháng Đức ông Hoàng Cần cùng thuộc hạ đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong lễ tế thần, thành hoàng, dân làng cầu thần, thành hoàng ban phúc, lộc, sức khỏe, bình an, làm ăn thuận buồm xuôi gió, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Vào các ngày lễ, dân làng đều chuẩn bị đóng góp lễ vật từ trước, mọi người cùng mang lễ vật tập trung tại sân để nấu đồ lễ dâng cúng thần, thành hoàng. Ngày lễ vào rằm tháng Giêng, cơm được nấu và nắm nhiều hơn các ngày lễ khác, để người tham dự sau khi ăn cỗ tại đền xong sẽ lấy phần mang về chia con cháu ăn lấy may, với mong muốn cho con cháu được khỏe mạnh làm ăn, gặp nhiều may mắn, phát tài.
UBND huyện Tiên Yên đã có tờ trình đề nghị tỉnh công nhận đền thờ Đức ông Hoàng Cần là điểm du lịch địa phương. Trong tương lai, ngôi đền cùng với Lễ hội Đức ông Hoàng Cần, Lễ hội Đại Phan, Lễ cúng cơm mới của người Sán Dìu được tổ chức vào trung tuần tháng 10 âm lịch hằng năm tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên sẽ là điểm tìm đến của nhiều du khách trong, ngoài tỉnh.
Ngày 6/8, UBND huyện Tiên Yên phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội thảo khoa học nhận diện và phát huy giá trị lịch sử Khe Tù; thân thế và sự nghiệp Đức ông Hoàng Cần huyện Tiên Yên.
Hội thảo khoa học thu hút đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu
Theo báo cáo tại hội thảo, di tích lịch sử Khe Tù thuộc phố Long Tiên, thị trấn Tiên Yên, là địa điểm thực dân Pháp chọn để xây dựng nhà tù, hầm nhốt tù nhân, ghi dấu tội ác của thực dân Pháp. Di tích hiện do UBND huyện Tiên Yên và Trung đoàn 42 (Đoàn kinh tế quốc phòng 327) trực tiếp bảo vệ, giữ gìn. Tuy nhiên, do thiếu sự đầu tư tôn tạo nên di tích hiện bị hư hỏng nhiều.
Di tích lịch sử đền thờ Đức ông Hoàng Cần nằm ở thôn Hà Dong Bắc, xã Hải Lạng, thờ đức ông Hoàng Cần - người địa phương có công dẹp giặc giữ yên vùng đất biên cương của Tổ quốc. Ông được triều đình Nhà Nguyễn và nhà Trần sắc phong, nhân dân địa phương gọi là Đại Vương và lập đền thờ cúng.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, nghiên cứu đã cung cấp thêm những thông tin sưu tầm, dịch từ nguồn Hán -Nôm, làm rõ nguồn gốc, xuất xứ, khẳng định giá trị của 2 di tích trên. Đồng thời các đại biểu đề nghị công nhận là di tích lịch sử; xây dựng quy hoạch tổng thể khu di tích; đầu tư, tôn tạo để trở thành điểm tham quan du lịch, giáo dục truyền thống lịch sử...
Viết là ý kiến của “các nhà khoa học”, nhưng trong bài viết đăng báo Quảng Ninh cuối tuần, tác giả Xuân Quảng, số ra ngày chủ nhật 25 /1/2015 “Đông Triều – nơi ghi dấu chiến thắng mở màn chiến công hiển hách ’’ chỉ ghi tên hai người là giáo sư Phan Huy Lê và GSTS Nguyễn Quang Ngọc. Xuân Quảng viết: “ Trên cơ sở nhữngcứ liệu mới,các nhà khoa học cho rằng hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tôngđã đặt chỉ huy hay đại bản doanh ở khu vực núi Thiên Liêu ( nay thuộc thôn Đức Sơn, xã Yên Đức ) để trực tiếp chỉ huy các lực lượng tác chiến ở thượng lưu, trung lưu phía tả ngạn sông Đá Bạc. Khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đã lọt hẳn vào trận địa mai phục thì đạo quân của hai vua theo sông Đá Bạc tiến xuống phối hợp với đại quân của Trần Hưng Đạo ở hữu ngạn và khu vực trận địa cọc ở hạ lưu sông Bạch Đằng vào sông Chanh để đồng hoạt tấn công”( những chữ in đậm do tôi nhấn mạnh - TNM). Tôi không tin điều đó đã được khoa học xác nhận, dù trong bài đã đưa tên hai vị giáo sư khả kính là Phan Huy Lê và Nguyễn Quang Ngọc, làm cho số đông người đọc nghĩ rằng, hai vị giáo sư trên đã nói điều này hoặc đồng thuận hay hậu thuẫn cho “các nhà khoa học” nói chính thức điều này, như “những cứ liệu mới” về khoa học lịch sử, trong hai cuộc hội thảo về khoa học lịch sử đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh về những chiến công của tỉnh Quảng Ninh ở thời Trần. Cũng có thể hai ông đã bị lợi dụng để làm tấm bình phong chăng? Tôi tìm trên mạng xem còn có căn cứ nào khác không, thì thấy ngay bài của Ngô Vương Anh trên báo Nhân dân điện tử cập nhật ngày chủ nhật 14 / 9/ 2014 có tên: “ Nơi ghi dấu chiến thắng mở màn chiến công hiển hách”. Bài này của Ngô Vương Anh liền kề với bài của Xuân Quảng trên giao diện. Tôi đọc hai bài, thấy cả đầu bài và nội dung cơ bản của 2 bài đều rất giống nhau và riêng đoạn này, Xuân Quảng chép y chang của Ngô Vương Anh, không khác đến cả dấu chấm phảy mà không mở ngoặc kép “... ” là mình đã lấy nguyên văn một đoạn văn khoa học đã xuất bản của người khác. Chưa nói đến việc Xuân Quảng đã “đạo văn” Ngô Vương Anh, hãy chỉ nói đến điều tôi và nhiều người đọc quan tâm, là “những cứ liệu mới” ấy căn cứ vào đâu, để có thể viết ra những điều quan trọng đến như thế về lịch sử một vùng đất. Tôi đã đọc Đại Việt Sử kí toàn thư của thời Lê, Khâm định Việt sử thông giám Cương mục của thời Nguyễn, hai bộ sử cối lõi, được coi là “văn bản gốc” của lịch sử Việt Nam thời xưa, trong đó có trang ghi rất cụ thể quá trình dẫn đến trận thủy chiến vĩ đại và diễn biến cụ thể của trận đánh đó của quân dân ta thời Trần trên sông Bạch Đằng năm 1288, tôi không thấy có bất cứ chi tiết nào về điều mà 2 báo đã công bố trên. Tôi đã đọc An Nam chí lược và các đoạn quan trọng liên quan đến chiến trận năm 1288 và mô tả chiến trận đó của Nguyên sử, hai bộ sử của nhà Nguyên về trận chiến lịch sử Bạch Đằng năm 1288, cũng không thấy ghi bất cứ một chi tiết nào về điều này. Trong các công trình nghiên cứu của ta vài chục năm nay, cuốn sách Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII của Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm, được tái bản nhiều lần, theo tôi là một công trình khoa học công phu, tâm huyết nhất, sâu sắc và cũng có đầy đủ chứng cứ đáng tin cậy nhất, cũng không thấy có bất cứ một chi tiết nào về điều này. Còn Đại Việt sử kí toàn thư(ĐVSKTT) thì ghi Trần Hưng Đạo tháp tùng 2 vua Trần từ Thái Bình qua Kiến An rồi vào trận Bạch Đằng ở bờ Nam, thuộc Thủy Nguyên Hải Phòng bây giờ. Dọc đường vẫn còn nhiều tên làng mang dấu ấn đó, như Voi Phục, Lưu Kì, Lưu Kiếm ... vân vân... Tôi chưa thấy ai nói Trần Hưng Đạo để hai vua Trần ở Đông Triều, nơi gần sở chỉ huy của giặc, từ Vạn Kiếp, nơi Thoát Hoan chiếm được và đóng quân, đến đây chỉ trong khoảng 2 giờ ngựa phi, còn mình thì lánh về Thái Bình, rồi từ Thái Bình mà đưa quân ra “ phối hợp với hai vua ở bên kia sông”. Cũng chưa từng thấy đọc ở bất cứ tài liệu lịch sử nào ghi “hai vua đóng đại bản doanh ởYên Đức để trực tiếp chỉ huy” mà không có Trần Hưng Đạo bảo vệ, rồi “hai vua theo đường sông Đá Bạc mà tiến xuống”. Còn toàn bộ trận đánh, ở đâu cũng có sự chỉ huy của hai vua và sự tiết chế cuả Trần Hưng Đạo, nhưng hai vua có “đặt đại bản doanh ở Yên Đức và trực tiếp chỉ huy trận BạchĐằng” từ Yên Đức hay không, hoặc hai vua có đi thuyền theo sông Đá Bạc mà đánh xuống cửa Bạch Đằng, hay không, lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Đây là một “phát hiện” rất to lớn, làm thay đổi diện mạo văn hóa và lịch sử không chỉ của một xã, mà còn của cả tỉnh Quảng Ninh và là sự bổ sung rất quí hiếm vào lịch sử dân tộc. Có thể có một nguồn tư liệu khoa học nào khác mà tôi chưa biết chăng? Vậy tôi đề nghị hai tác giả và “các nhà khoa học” cho bạn đọc được biết những “phát hiện” đó được căn cứ từ nguồn tư liệu lịch sử đáng tin cậy nào? Tôi nêu vấn đề này, vì hiện nay ta có hội chứng “nói lấy được” rất đáng sợ, cũng có vị giáo sư này, tiến sĩ kia, mà tôi không tiện nêu tên, văn bản cũng khắc vào bia đá dựng trước nơi thờ phụng hẳn hoi. Ví như đền (miếu ) thờ hai vị anh hùng bị giặc Nguyên đánh rất dữ, hai vị phải chui vào hang cố thủ, để giặc Nguyên hun hang mà chết. Lạ lùng thay, ngày đó lại xảy ra sau chiến thắng Bạch Đằng đến hơn 1 tháng trời ( ?). Rồi đền ( miếu) Bến Đoan ở TP Hạ Long, mới thờ Trần Quốc Nghiễn từ tháng 10 năm Quí Sửu ( 1913) do 10 hộ chủ thuyền tỉnh Bắc Ninh, đứng đầu là ông Trần Đức Thuật, người xã Chính Hội, tổng Phù Đổng. huyện Tiên Du, cùng 9 vị khác có đầy đủ họ tên và làng xã, xây “ trong 1 ngày”. Các chủ thuyền Bắc Ninh thờ Trần Quốc Nghiễn trên đường đi biển, các vị vào đây để lấy nước ngọt vì ở trên biển ( lúc đó đến chân núi Bài Thơ chưa được lấp đầy như bây giờ) mà có một giếng nước ngọt, chả phải là một điều có thần nhân xui khiến sao? Hơn nữa, Kiếp Bạc, nơi Trần Quốc Nghiễn, con trưởng Trần Hưng Đạo đóng quân cùng cha ở đây, theo nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành, từ thế kỉ thứ 18 trở về trước, thuộc huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc, tức là tỉnh Bắc Ninh, quê hương các hộ chủ thuyền. ĐVSKTT( trọn bộ, NXB Thời Đại, 2013, tr. 332) cũng ghi như vậy. Đơn giản vậy thôi. Thế mà bia đá trước đền Bến Đoan, Hạ Long, ghi Trần Quốc Nghiễn được phong đất ở đây, rồi chết ở đây từ thời Trần (?), nên mới có đền thờ ở đây. Tiếp đến, vợ quan chủ mỏ Pháp, bà này người Hà Đông, đưa miếu Cửa Suốt thờ Hoàng Cần lên xây tại vị trí hiện nay ở Cửa Ông, Cẩm Phả, thời gian xây là sau năm 1910, không rõ năm nào. Một vị Đại đức, cán bộ chủ chốt của Hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh cho tôi biết, bia ghi công đức bà hiện còn ở Đền Mẫu. Theo một cán bộ chủ chốt của Tỉnh ủy Quảng Ninh, người đã đọc hồ sơ gốc của đền, cho biết là đến năm 1916, đền Cửa Ông mới đưa Trần Quốc Tảng vào thờ ( sau khi có nơi thờ anh Trần Quốc Tảng là Trần Quốc Nghiễn ở Hòn Gai từ 1913). Vậy mà sách lai lịch đền, mới viết và in vài chục năm nay, lại ghi đền xây ở thời Trần sau khi Trần Quốc Tảng mất năm 1313 và Trần Quốc Tảng đã đóng quân ở Cửa Ông, năm 1288, đánh ngược nước vào trận Bạch Đằng ở ngoài hàng cọc. Hiện sau đền có lăng mộ của ông, vị chủ đền nói Đại vương ức quá thắt cổ chết tại đây, khi ông đã được phong Đại vương, là anh vợ Thái thượng hoàng, bố vợ vua đương triều nhà Trần ( ?). Theo truyền thuyết ( mà truyền thuyết thì không phải là lịch sử) thì việc Trần Quốc Tảng có về thăm nơi đóng quân cũ tại làng Trắc Châu, huyện Thanh Lâm ( tức là huyện Nam Sách, nay thuộc TP Hải Dương ) rồi mất tại đó, không nói vì sao. Vậy mà “ các nhà khoa học” (tôi đặt 4 từ này trong nháy nháy “...” là để phân biệt với các nhà khoa học chính hiệu, nghĩa là những người thật sự nghiêm túc, tận tâm và có trách nhiệm cao, trong nói và viết, về các vấn đề lịch sử phức tạp mà tôi rất kính trọng) lại viết vào sách sử rằng: làng Trắc Châu huyện Thanh Lâm ( Hải Dương) nay là phường Cẩm Phú, Cẩm Phả ( Quảng Ninh). Để rồi phim lịch sử, vở chèo công diễn nhiều năm, sách giáo khoa dạy học trò, chưa kể lịch sử Đảng, đều khai thác chi tiết này và đều ghi địa danh Trắc Châu, Thanh Lâm (Hải Dương) là Cẩm Phú, Cẩm Phả (Quảng Ninh). Hiển nhiên đến như vậy mà không sao cải chính được, vì người ta đã quen điều ấy từ nhiều chục năm nay rồi. Báo Quảng Ninh cuối tuần và báo Quảng Ninh điện tử cập nhật ngày chủ nhật 22/3/2015, có bài của Duy Linh, vẫn còn viết về Trần Quốc Tảng : “ ông đã cùng binh sĩ đóng quân đồn trú tại Cửa Suốt ( tên cũ của Cửa Ông), bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải Đông Bắc Tổ Quốc”. Hãy nhớ từ thượng cổ đến nay, giặc xâm lăng phương Bắc có đánh vào Việt Nam, nếu qua đường Quảng Ninh hiện nay, thì chỉ duy nhất đi theo đường thủy vào cửa Bạch Đằng mà thôi. Không có đường bộ. Cho nên Hưng Đạo Vương chỉ giao vùng biển và đất liền biên giới nơi này cho một vị tướng thủy là Trần Khánh Dư, đóng quân ở Vân Đồn là đủ. ĐVSKTT đã ghi rất rõ ràng điều đó (sách đã dẫn, tr. 313). Các tướng khác như Trần Quốc Nghiễn, Trần Quốc Tảng... thuộc gia đình Trần Hưng Đạo, đều ở mặt trận trung tâm, từ Thăng Long qua Vạn Kiếp lên Lạng Sơn. Quân chủ lực của giặc là quân bộ và quân kị, đều đi qua đường hiểm yếu này mà đánh vào Thăng Long. Còn đền Long Tiên ở trung tâm Hòn Gai ( nay là TP Hạ Long) do ông Quản Mai, một vị cai than của Pháp có lòng hảo tâm xây năm 1941, đưa Trần Hưng Đạo vào thờ từ năm 1943, sau khi đã có 2 nơi thờ hai con của Trần Hưng Đạo là Trần Quốc Nghiễn, thờ ở Bến Đoan năm 1913, Trần Quốc Tảng thờ ở Cửa Ông năm 1916. Vì quá gần, ai cũng biết, hơn nữa các con ông Quản Mai còn sống ở Hòn Gai, nên “các nhà khoa học” chịu, không thể nói là xây từ thời Trần được. Rồi Điều Ngự Giác Hoàng ( sau này gọi là Trần Nhân Tông) viên tịch ở am Ngọa Vân huyện Đông Triều, Ngô Sĩ Liên đã ghi điều ấy trong ĐVSKTT từ năm 1497, vậy mà một nhà sử học rất nổi tiếng, giáo sư sử học uyên thâm hẳn hoi, chắc là không đọc, nên trong phim về Yên Tử, đứng trên chùa Hoa Yên ( thị xã Uông Bí), ông chỉ tay xuống Tháp Tổ mà nói chắc như đinh đóng cột rằng: “Trần Nhân Tông mất ở đây” (?) ... Bây giờ, huyện Đông Triều đã xây xong đường bê tông đưa khách lên thăm am Ngọa Vân, nơi Phật Hoàng viên tịch, cách sau lưng nhà sử học ấy khoảng trên 40 km và ở một huyện khác. Và vân vân... Tôi phải nói những điều này là cực chẳng đã, vì đó là những giá trị thiêng liêng được thờ phụng hương khói nhiều năm rồi. Hơn nữa cũng không muốn va chạm với ai, nhất là về những vấn đề rất phiền toái. Tôi thấy các vị anh hùng có công với nước, có thể thờ, dựng tượng, ở bất cứ đâu trên đất nước ta, như Cửa Ông thờ Trần Quốc Tảng, Bến Đoan ( Hòn Gai) thờ Trần Quốc Nghiễn là đúng, rất hợp lòng người, hợp cả ý trời, cũng là vinh dự cho vùng đất Quảng Ninh, nhưng đừng bịa ra những điều mà suốt đời các vị nhân thần này không hề có. Xưa có câu: “ Thánh nhân vô kỉ, Thần nhân vô công, Chân nhân vô danh”, các vị thánh thần đó, đâu có bao giờ bằng lòng với bất cứ một sự tô vẽ bịa tạc nào. Thậm chí, Trần Hưng Đạo, “Khi sắp mất, dặn con rằng: Ta chết tất phải hỏa tảng, lấy ống tròn đựng xương, ngầm chôn ở trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người không biết chỗ nào, lại cầu cho chóng nát” ( ĐVSKTT, sách đã dẫn, tr. 332). Thánh nhân là thế, đâu có quan tâm đến chuyện thờ cúng mình, huống hồ lại còn bịa tạc ra và làm cho nó “hoành tráng” thêm. Và như thế, vô hình chung, ta đã xúc phạm các thánh nhân mà không tự biết hay sao? Nếu dùng sự dối trá để đánh cược với lịch sử, chúng ta sẽ mất trắng. Liên quan đến hai vua Trần “ đóng đại bản doanh chỉ huy tác chiến trận Bạch Đằng ở xã Yên Đức, Đông Triều” ( ?) là “trận đánh mở màn chiến công hiển hách” mà hai bài báo trên đều nói. Đấy là điều có cơ sở vì đã được sử gia giặc ghi rất rõ ràng, tuy nhiên vẫn cần làm rõ thêm bằng những công trình nghiên cứu khoa học hẳn hoi. Tôi đã nghĩ đến điều này từ năm 1968, khi đọc ghi chép của sử gia đi theo quân Nguyên ( An Nam chílược của Lê Tắc) và đã có ý thức tìm hiểu về việc đó. Tôi đã viết về sự tìm hiểu ban đầu của mình đăng trên một số báo từ những năm chống Mĩ. An Nam chí lược ghi rõ người chỉ huy đánh du kích, phá cầu qua sông là Trần Tung ( anh ruột Trần Quốc Tuấn, bác ruột Trần Quốc Tảng) mà vài nhà viết sử của ta đã viết nhầm là Trần Quốc Tảng, gây ra rất nhiều rắc rối cho tỉnh Quảng Ninh đến tận ngày hôm nay, vì Trần Quốc Tảng là chủ thần của đền Cửa Ông. Bài viết của tôi được sửa chữa và đăng lại ở nhiều báo, cuối cùng đưa vào sách Thời gianlên tiếng, Nxb Hội nhà văn, 2013, xin trích lại 1 đoạn, trang 66 – 67, trong đó, tôi cho rằng trận đánh ở chợ Đông Hồ năm 1288 có thể là ở Chợ Cột hiện nay, nhưng “ không ở vị trí chợ Cột hiện nay mà ở cách đó khoảng 1 km về phía đông, tức là phía tay phải đường Trần Nhân Tông, chạy dọc thị trấn Đông Triều ( tỉnh Quảng Ninh) bây giờ, cách lối bậc thang từ cổng huyện ủy Đông Triều xuống khoảng 6 - 700 mét về phía Bắc, bắt đầu từ khoảng Nhà văn hóa khu 3 thị trấn Đông Triều về phía làng Trạo Hà....Tôi đề nghị các vị cao minh xem xét thêm và dựng một tấm bia lớn ở đây để ghi nhớ một trận đánh góp công có ý nghĩa quyết định vào đại thắng (trận Bạch Đằng) của cả dân tộc”. Trong việc nghiên cứu khoa học ( cũng như trong đời sống xã hội), nếu có sai sót hay nhầm lẫn là điều vô cùng bình thường. Cái chính là thấy sai và nhầm thì sửa và hoàn chỉnh thêm. Bi kịch của ta là nhiều người làm sai, nhưng không ai sửa cả. Và cái sai không những cứ thế tồn tại mà còn luôn được bổ sung, vì đây là thứ... không ai dám đụng đến. Ấy là chưa kể nó rất có lợi cho “kinh doanh thần thánh” trong du lịch và các dịp lễ hội. Tôi ghi lại điều này rất mong được các vị cao minh và bạn đọc có tư liệu tin cậy hơn, chỉ giáo cho.
Cuộc hội thảo này được tổ chức là dịp để chúng ta tìm hiểu thêm về đức ông Hoàng Cần và tạo thêm điều kiện để bảo vệ và phát triển di tích thờ ông, nhằm góp phần khẳng định giá trị của di tích, để lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận đền thờ Hoàng Cần ở Tiên Yên là di tích văn hóa. Là người đã chú ý tìm hiểu điều này từ nhiều chục năm, tôi rất hoan nghênh hội thảo này và hoàn toàn nhất trí về việc lập hồ sơ đề nghị được công nhận là di tích văn hóa. Tôi khẳng định thế để các phần sau, tôi không trở lại vấn đề này mà đi thẳng vào điều tôi nghĩ là chúng ta cùng quan tâm, để trong một chừng mực nhất định, liệu có thể xác quyết được, một số điều có tính khoa học. Đây là việc rất quan trọng, vì chỉ có thế, di tích mới thực sự có giá trị, để giáo dục, nhất là các thế hệ trẻ, về tình yêu đất nước quê hương, về sự trung thực, điều căn cốt nhất để làm NGƯỜI. Đặc biệt giá trị này, lại đi vào lòng người, linh thiêng như một thứ tôn giáo, vì thế trách nhiệm khoa học của chúng ta lại càng phải cao, để mọi người và các thế hệ sau, tin vào chúng ta, là những người trung thực, trọng đạo lí, nhưng cũng trọng lẽ phải. Nếu bất cứ ai đó, phát hiện ra chúng ta sai, hoặc không có căn cứ, đủ độ tin cậy mà đã thiết lập một xác tín, dù chỉ 1 điều thôi, nhất là điều đó lại quan trọng, thì người ta có quyền nghi ngờ tất cả những điều đúng đắn khác còn lại mà chúng ta đưa ra và công nhận với nhau ở đây. Trong chừng mực có thể, chúng ta nên tránh không để điều đó xảy ra. Đây là cuộc hội thảo khoa học, vì thế, những gì cần trình bày, nhất là cần thảo luận trên cơ sở khoa học, đều cần được tiến hành và cố gắng làm rõ. Với tinh thần ấy, tôi xin phép trình bày 2 vấn đề trên. Và để tiện theo dõi, tôi chia ra thành 4 điều nhỏ, để dễ trao đổi:
1- Đức ông Hoàng Cần là nhân vật lịch sử hay nhân vật truyền thuyết? Việc thử xác định điều này có ảnh hưởng gì đến giá trị của di tích không?
Tư liệu về Hoàng Cần mà chúng ta có, rất mỏng, đối với tôi, chỉ vẻn vẹn có một số dòng từ 2 tập sách và một tấm bia đá, cả 3, đều ở thời Nguyễn, nghĩa là cũng gần đây, mà nhân vật này, nếu có thật, thì đã sống trước khi được ghi vào sách khoảng 650 năm (tính cho tròn số, từ thời Trần đến khi cuốn Đồng Khánh dư địa chí có ghi mấy dòng về ông được hoàn thành).
Hai tập sách là Đại Nam nhất thống chí, bắt đầu biên soạn năm 1875, hoàn thành năm 1883, và Đồng Khánh dư địa chí, bắt đầu biên soạn sau sắc chỉ của vua Đồng Khánh nhà Nguyễn, tháng 5 năm 1887, hoàn thành năm 1897. Còn bia Miếu Cửa Suốt thờ Hoàng Cần được khắc và dựng năm Tự Đức thứ 6 (1853). Như vậy, có thể thấy, Hoàng Cần trong thư tịch cũ còn lại, sớm nhất là năm 1853, trong bia đá Miếu Cửa Suốt và muộn nhất là năm 1897, trong Đồng Khánh dư địa chí, tất cả đều ở thời Nguyễn.
Điều đáng chú ý là, cả 3 tư liệu này, đều ghi “Tương truyền thời Trần…”… Nghĩa là theo truyền thuyết còn lưu lại. Trong Sắc do vua Tự Đức ban, ngày 24/ 9 năm 1853, phong cho Hoàng Cần, lúc ấy Hoàng Cần đã thành “thần”, nhà vua đã gọi Hoàng Cần là thần, trong câu: “Trẫm… nhớ công lao to lớn của thần…” Ngoài 3 văn bản được coi là văn bản gốc này, hiện tôi chưa tìm thấy bất cứ một tư liệu nào khác. Nếu chỉ căn cứ vào đó, mà khẳng định Hoàng Cần là một nhân vật lịch sử, nghĩa là người có thật, liệu đã có đủ căn cứ khoa học chưa? Xin các vị xem xét.
Các tài liệu khoa học lịch sử, tin cậy nhất như bộ Đại Việt sử kí toàn thư của thời Lê, bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục của thời Nguyễn, ghi tất cả các sự kiện diễn ra trong xã hội, từ thượng cổ qua các triều đại, các nhân vật, các sự kiện từ kinh thành Thăng Long tới các địa phương, trong cả nước, các trận đánh (kể cả đánh giặc trong và giặc ngoài), rồi mưa đá, lụt lội, đói kém, trộm cắp… vân vân, đều không có bất cứ một chữ nào về Hoàng Cần và những gì liên quan đến ông ở lộ An Bang.
Ở thời Trần, sau chiến thắng, đều có phong thưởng cho các tướng và ghi ngay vào quốc sử, đó là những nhân vật có thật. Về đức ông Hoàng Cần, các sắc đều truy phong sau nhiều trăm năm ở các triều đại sau, và đều nói là “theo tương truyền”, như 3 tư liệu gốc đã ghi ở trên, do đó có cơ sở để nghĩ, Hoàng Cần là một nhân vật truyền thuyết, có lẽ hợp lí hơn. Tôi nói có lẽ hợp líhơn, chứ tôi không khẳng định. Xin để các nhà khoa học xem xét. PGS-TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, có một bài viết, tôi rất cảm ơn ông đã gửi cho tôi đọc trước, một bài viết rất bài bản chặt chẽ. Và về vấn đề này, trong thư gửi cho tôi, ông có một câu rất tâm huyết mà tôi rất trân trọng: “Tôi cũng không có đủ tư liệu để xác quyết việc này (việc Hoàng Cần là một nhân vật lịch sử). Tôi xin phép ông để nêu ý kiến đó ra đây, vì tôi nghĩ đó là một kiến giải rất thận trọng và đầy trách nhiệm của một nhà khoa học và tôi rất đồng tình với ý kiến của ông. Đến đây, lại phải khẳng định rõ rệt điều này, kẻo dễ bị hiểu lầm: Việc xác nhận chủ thần của một ngôi đền, là nhân vật truyền thuyết hay nhân vật lịch sử, giá trị của di tích trong việc thờ phụng Ngài, và vị trí của chủ thần trong tâm thức của người chiêm bái là không thay đổi. Cho nên, nếu nêu ra vấn đề, có thể ông là một nhân vật truyền thuyết chăng? để xem xét thảo luận, thì hoàn toàn không phải là muốn hạ thấp vai trò và vị trí của chủ thần. Tôi nghĩ nhân vật truyền thuyết hay nhân vật lịch sử là chủ thần ở một ngôi đền, hai cái đó ngang nhau, còn giá trị cao hơn hay thấp hơn là ở sự tích đó, đã tác động vào đời sống xã hội và tâm thức của người dân qua các thời kì như thế nào. Là nhân vật lịch sử, tất cả đều đã cố định, không phát triển, còn nhân vật truyền thuyết thì không, hình tượng vẫn tiếp tục phát triển và lan toả, càng về sau càng phong phú, càng tỏa sáng với nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn. Cho nên, nếu nói ông có lẽ là nhân vậy truyềnthuyết thì không hề làm giảm giá trị của biểu tượng, nếu nó đúng là như thế. Nước ta đã từng có một số nhân vật truyền thuyết mà nhân dân cả nước, ai cũng biết, ai cũng rất kính ngưỡng, thậm chí đã trở thành thiêng liêng, nếu không nói là thiêng liêng nhất, thiêng liêng hơn cả các nhân vật lịch sử, từ nhiều đời, đã được phong THÁNH, như Thánh Gióng, ở làng Phù Đổng trấn Kinh Bắc, như Thánh Tản Viên ở Ba Vì, nay thuộc Hà Nội và nhiều vị khác như Sơn Tinh -Thủy Tinh nay thuộc Hà Nội, Chử Đồng Tử – Tiên Dung nay ở Hưng Yên, Thần Trụ Trời nay ở Kinh Môn Hải Dương… vân vân… đều đã được xếp vào danh mục các thần bất tử.
2- Hoàng Cần đánh bọn cướp biển ở trong nước hay đánh giặc Trung Quốc xâm lược, hay tương tự như tổ chức một cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ cai trị tàn bạo của phong kiến Trung Quốc, sau khi cuộc xâm lược của chúng đã thắng lợi?
Cả 3 ý kiến này đều được nhiều người quan tâm. Và tôi thấy có đề cập đến trong tham luận tại đây của một số đại biểu.
Theo tư liệu hiện có đã nêu trong 3 bản gốc nói trên, không có tư liệu nào nói Hoàng Cần đánh quân xâm lược phương Bắc ở thời Trần, cũng không tư liệu nào ghi, ông tổ chức tương đương như một cuộc khởi nghĩa của nhân dân các dân tộc thiểu số trong vùng, chống lại “ách thống trị tàn bạo của bọn phong kiến xâm lược phương Bắc” , nghĩa là sau khi chúng đã hoàn thành được cuộc xâm lược. Chúng ta đều biết ở thời Trần, giặc phương Bắc (tức quân Nguyên Mông) chỉ có 3 lần cất quân xâm lược nước ta và cả 3 lần, đều bị quân dân nhà Trần đánh bại. Ngoài 3 cuộc xâm lược đó ra, không có cuộc xâm lược nào khác, nhất là cuộc xâm lược đến mức chúng toàn thắng, lập được cả một chế độ cai trị tàn bạo. Tháng, năm… chúng cất quân sang xâm lược, chúng đánh phá đến đâu, thảm bại như thế nào và rút chạy ra sao…, Đại Việt sử kí toàn thư và Khâm định Việt sử thônggiám cương mục, đều đã ghi rất rõ, không chỉ từng năm, từng tháng, mà thậm chí từng ngày, từng giờ. Tất cả đều không liên quan gì đến đức ông Hoàng Cần và vùng châu Tiên Yên, như có vị đã đề cập. Tôi nghĩ không có gì phải nói thêm, vì đã quá rõ. Quân Nguyên sang xâm lược vài năm, vài tháng, luôn bận giao tranh với quân ta rồi bị thua, bỏ chạy, để lại nhiều xác chết, do đó chúng chưa từng tổ chức bộ máy cai trị, đô hộ nước ta, như thời Đường Tống của Trung Quốc trước đó, hay của thực dân Pháp sau này. Và vùng chúng giao tranh với quân ta, cũng chưa từng xảy ra trên đất liền châu Tiên Yên. Chỉ có cuộc kháng chiến lần 3, đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trên đường vào cửa Bạch Đằng để chở lương lên Vạn Kiếp (Phả Lại ngày nay – nơi chủ tướng giặc Thoát Hoan đã làm sẵn 2 cái kho rất to để chứa lương), đã bị Trần Khánh Dư đánh chìm tại vùng biển Vân Đồn. Vì quân thủy áp tải lương, chúng không lên bờ để đánh nhau với Hoàng Cần ở xã Vô Ngại, sâu trong đất liền…). Do đó hai ý kiến trên, tôi nghĩ là đều hoàn toàn không có cơ sở.
Nhân đây, xin nói thêm, có ý kiến nêu rằng, quân xâm lược phương Bắc đánh vào Việt Nam (mà đích đến là kinh thành Thăng Long) đều đi qua vùng này, vì thế mà chạm trán với quân Hoàng Cần, cũng hoàn toàn không có cơ sở. Vì sao? Ai cũng biết từ xưa đến nay, quân xâm lược phương Bắc không bao giờ đánh Việt Nam mà đích đến là kinh thành Thăng Long, nay là Hà Nội, lại qua đường bộ ở Quảng Ninh hiện nay, lí do rất đơn giản, vì không có đường, chưa kể khoảng cách từ biên giới Quảng Ninh đến Hà Nội dài gấp hơn 2 lần từ Lạng Sơn đến Hà Nội, lại thêm ở Quảng Ninh nhiều vực thẳm, sông rộng, suối sâu… chia cắt. Nên lưu ý, quân xâm lược phương Bắc chủ yếu dùng kị binh, đường cho ngựa đi, xe chở lương thực, xe cho các tướng giặc… đều phải đủ rộng, càng ngắn càng tốt, ít có sông suối. Sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ 3 (1288) kết thúc cuộc xâm lăng cuối cùng của nhà Nguyên, ở thời Trần, 597 năm sau, khoảng năm 1885, người Cẩm Phả ra Móng Cái vẫn phải đi bằng thuyền, vì không có đường bộ thuận tiện, chưa kể khoảng cách quá xa, như đã nói ở trên. Nếu có thông tin này, tôi nghĩ, sẽ không có nhà nghiên cứu nào, đặt ra vấn đề giặc phương Bắc đi qua đây để đánh vào Việt Nam mà đích đến là kinh thành Thăng Long – Hà Nội, cho nên nhà vua phải cử tướng lĩnh có tài, mang quân ra đóng ở đây để trấn giữ, từ Cửa Ông đến Móng Cái, như Trần Quốc Tảng ở thời Trần,… chẳng hạn, trong khi mặt trận trung tâm, hút nhiều quân kị Trung Quốc, đạo quân mạnh nhất, do chủ tướng và các đại tướng giặc chỉ huy, vẫn là đường qua Lạng Sơn. Các vị tướng tài ba đều phải có mặt ở mặt trận trung tâm này để bảo vệ kinh thành Thăng Long.
Vậy Hoàng Cần đánh ai? Cả 3 tư liệu đã nêu trên, đều ghi rõ là đánh bọn “ răng trắng môi vàng”, chúng làm gì? các tư liệu đều ghi “quấy nhiễucướp bóc dân châu”. Thế thôi. Vậy thì rõ là ông đánh giặc cướp ở địa phương, bọn cướp đã bị ông đánh cho tan tành, ông đã bảo vệ dân chúng khỏi bị bon chúng “quấy nhiễu, cướp bóc”. Thế là đã đủ, để vua Tự Đức năm 1853 truy tặng lời ban khen là “công lao to lớn” . Hỏi, còn có 4 chữ nào có giá trị hơn 4 chữ đó, do chính vua ban cho sau 600 năm. Thế là đủ vĩ đại để chúng ta kính ngưỡng và thờ phụng ông, không cần phải thêm cho ông cái ông không có, như tương tự tổ chức một cuộc khởi nghĩa, đánh tan “ách thống trị tàn bạo” của bọn xâm lược phương Bắc, như một văn bản đã nêu. Xưa nay, những anh hùng để lại sự ngưỡng mộ đến muôn đời sau, có bao giờ cần phải gán thêm một bộ phụ tùng cồng kềnh đến như thế đâu. Giang Văn Minh đi sứ Bắc, chỉ cần một vế đối có 7 chữ: “Đằng Giang tự cố huyết do hồng”, Trần Bình Trọng bị giặc dụ hàng, chỉ cần một tuyên bố khảng khái: “Ta thà làm quỉ nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc” và… nhiều lắm, chỉ kể một Nguyễn Văn Trỗi ra pháp trường có 24 giây, tức là có suýt soát ¼ phút thôi… đã bất tử.
3- Đức ông Hoàng Cần được phong Khâm sai Đông đạo tiết chế ở thời nào? Ông có chỉ huy quân đội của cả vùng Đông Bắc của nước ta không?
Từ trước đến nay ở Quảng Ninh đều nói và viết Hoàng Cần được phong chức đó từ thời Trần, do vua Trần phong. Ngay trong tham luận tại hội thảo này, cũng có đại biểu viết thế. Đó là sai. Ở thời Trần, đơn vị hành chính cấp tỉnh gọi là lộ, chữ “tỉnh” ta dùng hiện nay là chữ bắt đầu có ở thời Nguyễn. Chỉ có thời Lê mới gọi tỉnh là đạo. Đông đạo là tỉnh Đông ở thời Lê, bao gồm vùng đất từ Hải Dương đến Hải Phòng, Quảng Ninh hiện nay. Các nhà khoa học không ai có sự nhầm lẫn này. Xin lưu ý, cùng một việc mỗi thời gọi mỗi khác, ví như việc chạy giặc, thời chống Pháp thì gọi là tản cư, thời chống Mĩ thì gọi là sơ tán. Vậy chỉ nghe tản cư hay sơ tán, chúng ta đã biết việc đó xảy ra ở thời nào, không lẫn lộn được. Vậy chức đó, là ở thời Lê, do vua Lê phong cho Hoàng Cần, năm nào chưa rõ, nhưng dĩ nhiên là phải trước năm 1789. Với chức đó, có phải Hoàng Cần đã chỉ huy quân đội của cả vùng Đông Bắc như một ý kiến đã nêu ra trong tham luận ở hội thảo này không? Đây lại là một sai lầm thứ 2 của người Quảng Ninh, chỉ nghĩ mình là vùng Đông Bắc mà không biết vùng Đông Bắc được xác định từ Hà Nội, bao gồm 10 tỉnh là Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Quảng Ninh. Quảng Ninh là tỉnh ở cực Đông Bắc của vùng Đông Bắc. Do nhầm lẫn Quảng Ninh là vùng Đông Bắc, nên nhiều việc diễn ra trong lịch sử tại Bắc Giang và Lạng Sơn, như chiến công của Trần Quốc Nghiễn, đuổi quân Nguyên ở thời Trần, được kéo về Quảng Ninh và ghi luôn vào bia đá, là việc đó đã diễn ra ở phường Hồng Gai, TP Hạ Long bây giờ. Vừa rồi, tôi có đề nghị UBND phường Hồng Gai thay tấm bia đá đó, việc còn đang được làm, chưa xong. Cũng tương tự như thế, trong diễu hành rước Trần Quốc Tảng ở hội đền Cửa Ông, loa phóng thanh phát ra, ca ngợi chiến công của Trần Quốc Tảng đã đánh chìm đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ tại biển Vân Đồn. Đó là sự chuẩn bị dư luận để đưa tượng Trần Quốc Tảng lên đồi cao, chỉ tay ra biển Vân Đồn.
Chức Tiết chế trong quân đội thời trước, nay là chức Tư lệnh, chỉ huy trưởng các binh chủng hải quân, không quân, thiết giáp… vân vân và các vùng chiến lược, tương đương như các tỉnh hiện nay. Ông Hoàng Cần là Tiết chế Đông đạo, chỉ huy trưởng tỉnh Đông, có phải đương thời đã chỉ huy quân sự của cả tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Hải Phòng hiện nay không? Xin thưa là không. Vậy thực chất đương thời ông có chức vụ gì? Hai nhà khoa học ngay tại hội thảo này là Phó Giáo sư Tiến sĩ Đặng Văn Bài và nhà Hán Nôm học kì cựu Hoàng Giáp, đều ghi rất chính xác, ông là tù trưởng, tức là cấp trưởng về lực lượng võ trang của một địa phương miền núi, ở đây là xã, như Đại Namnhất thống chí và Đồng Khánh dư địa chí đã ghi, xã Hải Lãng, châu Tiên Yên. Quân lính của ông là ai? là “gia binh” và “ hương binh”, nghĩa là lính của nhà mình, của thôn xã mình. Điều đó rất có ý nghĩa, đây là cuộc đánh giặc do ông tổ chức và hoàn toàn tự nguyện, không phải nhận lệnh của cấp trên nào. Đó cũng là đặc trưng ở thời Trần, các vương hầu, các tù trưởng (ở miền núi), đều có quyền có quân đội riêng, có công an riêng. Khi có giặc, lực lượng của giặc, chắc cũng không lớn lắm, ông đã tự mang quân đi đánh dẹp, đã đánh tan giặc, bảo vệ dân. Chính nghĩa cử can trường và tự nguyện vì dân đó, mà ông được nhân dân kính ngưỡng, phụng thờ. Phó Giáo sư Tiến sĩ Đăng Văn Bài có ghi 1 câu rất cần được lưu ý: “Đồng Khánh dư địa chí cho biết: Hoàng Cần đã được triều đình nhà Lê cấp sắc ban tặng mỹ tự: Khâm sai Thái Bảo Xuyên Quốc công”. Ban tặng mỹ tự là ban cho tên thụy để thờ cúng, ở trường hợp Hoàng Cần, được ở mức cao nhất của triều đình, dành cho một nhân vật ở một đại phương, để từ đó mà có các chế tài tiếp theo, như ta nói bây giờ, là đền thờ được phép xây đến mức nào, được nhận bao nhiêu ruộng làm hương hỏa, không phải đóng thuế, lễ hội được tổ chức mấy ngày, nhà nước chu cấp theo quy định là bao nhiêu, lễ vật cúng giỗ được giết đến gà lợn hay trâu bò… Như vậy, chức đó chỉ để thờ phụng, không phải là chức để cầm quân, nhất là sau khi ông đã mất khoảng gần 600 năm. Các vị quản lí di tích và các nhà báo không nên nhầm lẫn việc này.
4- Hoàng Cần được thờ phụng ở đâu và bài học sâu sắc nhất Đức Ông để lại cho hậu thế là điều gì?
Hoàng Cần được thờ ở Cẩm Phả, Tiên Yên và Bình Liêu, cả 3 nơi đều thuộc tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Trong phần này, tôi chỉ nói ở Cẩm Phả. Trong Đại Nam nhất thống chí, chương tỉnh Quảng Yên, ở mục đền miếu, chỉ ghi duy nhất có một miếu là “Miếu Tiết chế ”,thờ duy nhất một người là Hoàng Cần, người ở xã Hải Lãng châu Tiên Yên, vì đã đánh tan bọn “răng trắng môi vàng” cướp bóc quấy nhiễu dân châu, như bia miếu Cửa Suốt đã ghi, năm 1853. Theo các cơ sở có thể tin cậy được, thì miếu được xây lên từ thời Hậu Lê, sau do thời tiết và sự chăm nom không được đảm bảo, miếu hư hỏng dần. Do đó, khoảng năm 1910, ông chủ mỏ Cẩm Phả đã bỏ tiền cho vợ đưa ngôi miếu này lên cao, xây lại ở vị trí hiện nay. Đáng lẽ thờ Hoàng Cần thì bà chủ mỏ này lại đưa Trần Quốc Tảng vào thờ, năm 1916. Vì sao? Vì sự ngưỡng mộ trong dân gian đối với gia đình Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh nhà Trần rất to lớn. Trước đó 3 năm, năm 1913, ông chủ đoàn thuyền buôn dọc đường ven biển Bắc Ninh – Móng Cái, thường ghé vào giếng nước chân núi Bài Thơ để lấy nước ngọt, cái giếng này lúc đó còn ở giữa biển mà nước rất ngọt, ông này người Bắc Ninh họ Trần là Trần Đức Thuật, đã cùng 9 hộ chủ thuyền khác, trong đoàn, chở vật liệu đến và xây lại miếu, vốn là miếu thờ thần Biển – cá Voi – (được vua Gia Long nhà Nguyễn phong tước Đông Hải đại vương, sau năm 1802), xong trong 1 ngày, rồi đưa Trần Quốc Nghiễn, con cả Trần Hưng Đạo, người đóng quân ở Bắc Ninh vào thờ vọng. Do đó, bà vợ ông chủ mỏ, theo một thiền sư cho tôi hay là bà này người Hà Đông, cũng họ Trần, mới tiếp theo đưa em Trần Quốc Nghiễn là Trần Quốc Tảng vào thờ vọng ở đền Cửa Ông (năm 1916)* rồi tiếp đó, ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2 (1917) Móng Cái mới đưa Trần Quốc Tảng vào phối thờ vọng ở đền Xã Tắc. Tư liệu còn đó, vậy mà một số tờ báo rất đáng kính nể (tôi không tiện nêu tên) đều đăng Cửa Ông và Móng Cái đều xây đền để thờ Trần Quốc Tảng từ thế kỉ thứ XIII ở thời Trần, trong khi Trần Quốc Tảng thế kỉ thứ XIV (1313) mới mất tại Thăng Long, vì ông là anh vợ Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông, bố vợ vua đương triều Trần Anh Tông. Xin nói thêm, cũng với trào lưu đó, ông Quản Mai mới bỏ tiền ra xây lại đền Long Tiên ở Hòn Gay để đưa cha của hai anh em Trần Quốc Nghiễn và Trần Quốc Tảng là Trần Hưng Đạo vào thờ vọng, năm 1943. Lại lịch việc thờ 3 vị nhân thần ở Quảng Ninh là thế. Xin các nhà báo đừng viết khác, làm nhiễu lòng dân.
Với đền Cửa Ông được xây lại, khoảng năm 1910, chủ thần là Hoàng Cần đã bị tước bỏ hoàn toàn. Tôi đã nhiều lần từ nhiều chục năm, qua các bài nghiên cứu và nhiều lần phát biểu, có lần nói rất gay gắt trước lãnh đạo cao nhất của tỉnh, tôi đã khẳng định chủ thần đền Cửa Ông là Hoàng Cần, Trần Quốc Tảng, ông cụ tổ dòng họ tôi, là phối thờ vọng, do đó cần phải đưa trở lại Hoàng Cần ở vị thế chủ thần. Các văn bản về những điều này, từ bản viết tay, đến đã đăng báo, đã in sách, tôi đều gửi tận tay các vị lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và TP Cẩm Phả, đưa tận tay nhiều lần trong khoảng hơn 20 năm. Rất may, có nhà khoa học trong hội thảo năm 2013, cũng nêu điều này. Năm 2018, Hội Sử học Việt Nam và Hội Sử học Quảng Ninh phối hợp tổ chức lớp tập huấn tại Trung tâm Tổ chức hội nghị tỉnh Quảng Ninh, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam, trong bài giảng mà tôi là học viên, đã nói ông đã đọc tôi và xác định những điều tôi nói là đúng. Tôi rất cảm ơn ông. Đến lúc đó, vị đại diện Cẩm Phả mới báo cáo rằng Cửa Ông đã tiếp thu ý kiến và đang sửa lại đền Trung để thờ Hoàng Cần. Tôi chưa rõ việc này đã xong đến đâu, như thế, sau hơn 100 năm, đức ông Hoàng Cần mới trở lại ngôi đền được sinh ra là để thờ chính mình.
Nếu đền Cửa Ông ở Cẩm Phả được quan chủ mỏ Pháp bỏ tiền ra xây thì đền ở Tiên Yên và Bình Liêu, nhân dân tự nguyện góp công góp tiền mà xây để kính thờ vị anh hùng của lòng mình, mặc dù họ rất nghèo. Điều này chứng tỏ vị thế của Hoàng Cần quan trọng như thế nào trong tâm thức và tâm linh của nhân dân địa phương. Và việc đó hàm chứa một bài học sâu sắc của muôn đời, được tổng kết trong hai câu ca của Nhân Dân:
Vì dân, dân lập đền thờ
Hại dân, dân đái sụt mồ thối xương…
KẾT LUẬN
1- Đức ông Hoàng Cần là vị tướng muôn thuở của lòng dân và ngôi đền thờ Ngài đã hội tụ đủ các yếu tố để chúng ta lập hồ sơ đề nghị công nhận là di tích văn hóa.
2- Câu ngạn ngữ trên thế giới nhiều người biết: Cái gì của Xêda thì hãy trả cho Xêda, như thế mới là Xêda. Từ đó, tôi nêu một ý mới: Cái gì không phải của Hoàng Cần thì phải gạt ra khỏi Hoàng Cần, như thế mới đúng là Hoàng Cần. Vì Ngài tự đã có đủ sự vĩ đại của đạo nghĩa (vì dân, cứu dân) xứng đáng để chúng ta ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng, không cần phải gán thêm vào bất cứ thứ gì.
Sau hội thảo này, chúng ta ghi về Ngài, nhất là thuyết trình cho khách du lịch và dạy các thế hệ học sinh trong nhà trường, về Ngài, cần phải thật bài bản, nghiêm túc và cẩn trọng. Chỉ có thế, chúng ta mới thực sự kính ngưỡng tri ân Ngài và nêu một tấm gương sáng cho các thé hệ con cháu về sự trung thực, cái căn cốt nhất để làm NGƯỜI !
_____________ * Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) dựng tượng đài Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng tại Cửa Ông, đã nhờ tôi soạn văn bia, khắc và đặt trước tượng đài Ngài (người trực tiếp liên hệ và nhận văn bản do tôi soạn là Giám đốc Cảng than Cửa Ông Hoàng Lâm Chính); Dương Trung Quốc soạn và viết phần chữ Hán.
Suckhoedoisong.vn - Hoàng Cần được thờ ở Bình Liêu, Tiên Yên và mới đây vừa được khôi phục thờ ở đền Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh sau 100 năm bị loại bỏ.
Tháng 8 vừa qua, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh đã có cuộc hội thảo về ông. Có một vấn đề được bàn thảo: ông là nhân vật lịch sử hay nhân vật truyền thuyết? Và công đức của ông là như thế nào?
Tư liệu về Hoàng Cần mà chúng ta có, rất mỏng, chỉ vẻn vẹn có một số dòng từ 2 tập sách là Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) 1883, Đồng Khánh dư địa chí (ĐKDĐC) 1897 và bia đá Miếu Cửa Suốt, 1853.
Điều đáng chú ý là, cả 3 tư liệu này, đều ghi “Tương truyền thời Trần...”... Nghĩa là theo truyền thuyết còn lưu lại. Ngoài 3 văn bản được coi là văn bản gốc này, hiện chưa tìm thấy bất cứ một tư liệu nào khác. Nếu chỉ căn cứ vào đó, mà khẳng định Hoàng Cần là một nhân vật lịch sử, nghĩa là người có thật, liệu đã có đủ căn cứ khoa học chưa?
Đền thờ Hoàng Cần tại xã Hải Lãng, Tiên Yên. Ảnh: TL
Các tài liệu khoa học lịch sử, tin cậy nhất như bộ Đại Việt sử kí toàn thư (ĐVSKTT) của thời Lê, bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục (KĐVSTGCM) của thời Nguyễn, ghi tất cả các sự kiện diễn ra trong xã hội, các nhân vật, các sự kiện từ kinh thành Thăng Long tới các địa phương, các trận đánh (kể cả đánh giặc trong và giặc ngoài), rồi mưa đá, lụt lội, đói kém, trộm cắp..., từ thượng cổ đến thời Lê đều không có bất cứ một chữ nào về Hoàng Cần và những gì liên quan đến ông ở lộ An Bang hay ở bất cứ đâu. Vì thế, tôi có cơ sở để nghĩ: Hoàng Cần là một nhân vật truyền thuyết, thì đúng hơn. PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, trong thư gửi cho tôi, ông có một câu rất tâm huyết mà tôi rất trân trọng: “Tôi cũng không có đủ tư liệu để xác quyết việc này (việc Hoàng Cần là một nhân vật lịch sử). Đến đây, lại phải khẳng định, kẻo dễ bị hiểu lầm: Việc xác nhận chủ thần là nhân vật truyền thuyết hay nhân vật lịch sử, giá trị của di tích và vị trí của chủ thần trong tâm thức của người chiêm bái là như nhau. Nước ta từng có một số nhân vật truyền thuyết đã được nhân dân phong THÁNH, hơn cả nhân vật lịch sử như Thánh Gióng, ở làng Phù Đổng trấn Kinh Bắc, như Thánh Tản Viên ở Ba Vì, nay thuộc Hà Nội,...
Hoàng Cần đánh bọn cướp biển ở trong nước hay đánh giặc Trung Quốc xâm lược, hay lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ cai trị tàn bạo của phong kiến Trung Quốc? Đã có vài tham luận đặt ra vấn đề này (?). Theo tư liệu hiện có từ 3 bản gốc nói trên, không có tư liệu nào nói Hoàng Cần đánh quân xâm lược phương Bắc ở thời Trần, cũng không có tư liệu nào ghi, ông tổ chức khởi nghĩa của nhân dân các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc, chống lại “ách thống trị tàn bạo của bọn phong kiến xâm lược phương Bắc”, vì bọn chúng đều thua trận, phải rút ngay về nước, thì làm sao mà lập được “ách thống trị” để mà “khởi nghĩa chống lại”? Vì điều đó chưa từng có, nên tôi đề nghị các nhà khoa học xem lại, còn tôi thì không bàn thêm.
Vậy Hoàng Cần đánh ai? Cả 3 tư liệu đã nêu trên đều ghi rõ là đánh bọn “răng trắng môi vàng”, “quấy nhiễu cướp bóc dân châu”. Thế thôi. Vậy thì rõ là ông đánh giặc cướp ở địa phương để bảo vệ dân chúng.
Trong hội thảo, có một GS.TS nêu ra ý kiến rằng, vua Trần Nhân Tông đã đến sông Tam Trĩ ở Ba Chẽ, chính là để gặp Hoàng Cần, chỉ đạo ông đánh giặc Nguyên. Tôi xin thưa với GS.TS rằng, ông đã đọc Đại Việt sử kí toàn thư chưa kỹ. Tại trang 58-59, tập II (sách trên) NXB Khoa học xã hội in năm 1971, về việc mà GS đã nêu trên, Đại Việt sử kí toàn thư ghi nguyên văn rõ ràng như sau (bản dịch): “Thế quân giặc bức bách, 2 vua ngầm đi chiếc thuyền nhỏ, đến nguồn Tam Trĩ, sai người chở thuyền ngự ra Ngọc Sơn ( tức là Móng Cái - TNM chua thêm) để đánh lừa quân giặc. Lúc ấy xa giá nhà vua xiêu giạt, mà Quốc Tuấn vốn tự phụ kì tài, lại có mối hiềm cũ của An Sinh vương, mọi người có ý ngờ vực...”. Việc ghi vào quốc sử ấy, xảy ra vào tháng 2 năm Ất Dậu, 1285, tình hình rất ngặt nghèo trong cuộc chống quân Nguyên xâm lược lần thứ 2. Như vậy chuyến đi ra Tam Trĩ này, “nhà vua xiêu dạt”, không có Trần Quốc Tuấn tháp tùng, 2 vua tránh giặc truy đuổi rất “bức bách” nên cho thuyền ra Tam Trĩ (Ba Chẽ), rồi đưa thuyền ngự của nhà vua ra mãi Móng Cái để “đánh lừa quân giặc”, để giặc tưởng là vua đã ra Móng Cái. Đây là việc đại sự quốc gia, “ngầm đi chiếc thuyền nhỏ”, tuyệt đối bí mật. Làm sao lại có chuyện vua đi tìm gặp Hoàng Cần mà chỉ đạo Hoàng Cần đánh giặc trong tình huống ấy được(?!). Sau đó 2 vua đi bộ (ngựa) về vùng Kiến An - Thái Bình... Tất cả chỉ có như vậy thôi, thưa GS. Việc vua Trần ra Ba Chẽ để chỉ đạo Hoàng Cần đánh quân Nguyên, chỉ là do GS tưởng tượng ra mà thôi.
Vậy Hoàng Cần được phong Khâm sai Đông đạo tiết chế ở thời nào? Ông có chỉ huy quân đội của cả vùng Đông Bắc của nước ta không? Lại có vài tham luận và phát biểu đưa ra. Từ trước đến nay, nhiều người đều nói và viết Hoàng Cần được phong chức đó từ thời Trần, do vua Trần phong. Đó là sai. Ở thời Trần, đơn vị hành chính cấp tỉnh gọi là “lộ”, chữ “tỉnh” ta dùng hiện nay, bắt đầu có ở thời Nguyễn. Chỉ có thời Lê mới gọi tỉnh là “đạo”. Đông đạo là tỉnh Đông ở thời Lê, bao gồm vùng đất từ Hải Dương đến Hải Phòng, Quảng Ninh hiện nay. Vậy chức đó, là ở thời Lê, do vua Lê truy phong cho Hoàng Cần, năm nào chưa rõ, nhưng dĩ nhiên là phải trước năm 1789. Tại đền Cửa Ông, hiện còn 5 đạo sắc triều Nguyễn phong cho Hoàng Cần, các năm 1853, 1880, 1887, 1909, 1917 (trong đó 2 đạo sắc năm 1853 và 1909 ghi là chi thần). PGS.TS. Đặng Văn Bài khi tổng kết hội thảo, có nói rằng, nhìn vào màu sắc, nhận ra ngay là sắc giả (phục chế) và trực tiếp hỏi nhà Hán Nôm học Hoàng Giáp, được ông Giáp trả lời ngay, đó là các bản phục chế, vì không có bản gốc (sắc thật). Như vậy, độ tin cậy cũng chỉ có tính mức độ. Với chức đó, có phải Hoàng Cần đã chỉ huy quân đội của cả vùng Đông Bắc như một số ý kiến đã nêu ra trong hội thảo này không? Đây lại là một sai lầm nữa. Vùng Đông Bắc được xác định từ Hà Nội, bao gồm 10 tỉnh là Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Quảng Ninh. Quảng Ninh là tỉnh ở cực Đông Bắc của vùng Đông Bắc. Do nhầm lẫn Quảng Ninh là vùng Đông Bắc, nên nhiều việc diễn ra trong lịch sử tại Bắc Giang và Lạng Sơn, như chiến công của Trần Quốc Nghiễn, đuổi quân Nguyên ở thời Trần, được kéo về Quảng Ninh và ghi luôn vào bia đá, là việc đó đã diễn ra ở phường Hồng Gai, TP. Hạ Long bây giờ. Cũng tương tự như thế, trong diễu hành rước Trần Quốc Tảng ở hội đền Cửa Ông, được truyền hình trực tiếp qua sóng Đài THVN và Đài THQN, loa phóng thanh phát ra, ca ngợi chiến công của Trần Quốc Tảng đã đánh chìm đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ tại biển Vân Đồn. Ai cũng biết đó là chiến công của Trần Khánh Dư, không liên can gì đến Trần Quốc Tảng. Để chuẩn bị dư luận đưa tượng Trần Quốc Tảng từ dưới thấp lên đồi cao, chỉ tay ra biển Vân Đồn, có cần phải “sáng tạo, đột phá” ra điều đó không, thưa các nhà khoa học và các vị quản lí nhà nước về văn hóa?
Chức Tiết chế trong quân đội thời trước, nay là chức Tư lệnh, chỉ huy trưởng các binh chủng và các địa phương. Hoàng Cần là Tiết chế Đông đạo, chỉ huy trưởng tỉnh Đông, có phải đương thời đã chỉ huy quân sự của cả tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Hải Phòng hiện nay không? Xin thưa là không. PGS.TS. Đặng Văn Bài và nhà Hán Nôm học kì cựu Hoàng Giáp, đều ghi rất chính xác, ông là tù trưởng, tức là cấp trưởng về lực lượng võ trang của một địa phương miền núi, ở đây là xã, như ĐNNTC và ĐKDĐC đã ghi, xã Hải Lãng, châu Tiên Yên. Quân lính của ông là ai? là “gia binh” và “hương binh”, nghĩa là lính của nhà mình, của thôn xã mình. Điều đó rất có ý nghĩa, đây là cuộc đánh giặc do ông tổ chức và hoàn toàn tự nguyện, không phải nhận lệnh của cấp trên nào. Đó cũng là đặc trưng ở thời Trần, các vương hầu, các tù trưởng (ở miền núi), đều có quyền có quân đội riêng, có công an riêng. Khi có giặc, lực lượng của giặc, chắc cũng không lớn lắm, ông đã tự mang quân đi đánh dẹp, đã đánh tan giặc, bảo vệ dân. Chính nghĩa cử can trường và tự nguyện vì dân đó, mà ông được nhân dân kính ngưỡng, phụng thờ. PGS.TS. Đặng Văn Bài có ghi 1 câu rất cần được lưu ý: “ĐKDĐC cho biết: Hoàng Cần đã được triều đình nhà Lê cấp sắc ban tặng mỹ tự: Khâm sai Thái Bảo Xuyên Quốc công”. Ban tặng mỹ tự là ban cho tên thụy để thờ cúng, để từ đó mà có các chế tài tiếp theo, như ta nói bây giờ, là đền thờ được phép xây rộng lớn đến mức nào, được cấp bao nhiêu ruộng làm hương hỏa, không phải đóng thuế, lễ hội được tổ chức mấy ngày, Nhà nước chu cấp theo quy định là bao nhiêu tiền, lễ vật cúng giỗ được giết đến gà lợn hay trâu bò... Như vậy, chức đó chỉ để thờ phụng, không phải là chức để cầm quân, nhất là sau khi ông đã mất được khoảng 500 năm.
Điều cuối cùng là vấn đề dân tộc. Ba tư liệu khoa học gốc của thời Nguyễn, đều ghi Hoàng Cần là người xã Hải Lãng, châu (huyện) Tiên Yên. Đã có lần, tôi nói chuyện về Hoàng Cần một buổi sáng với cán bộ và nhân dân Hải Lãng. Người Hải Lãng nói ông là người Sán Dìu, vì từ thời xưa đến năm 1945, đây là xã độc cư của người Sán Dìu. Theo ThS. Trương Quốc Hùng, Ủy ban Dân tộc Chính phủ phát biểu trong hội thảo, thì người Sán Dìu vào Việt Nam mới khoảng 300 năm nay. Thời Trần khoảng 600 - 700 năm trước, Việt Nam không có người Sán Dìu. Người Bình Liêu thờ Hoàng Cần và nhất quyết ông là người Tày, quê ở huyện Bình Liêu. PGS.TS. Đặng Văn Bài kết luận: Ông là người dân tộc thiểu số, còn người Sán Dìu hay người Tày không quan trọng. Tôi cho rằng điều ấy rất quan trọng để xác quyết một nhân vật lịch sử, nhưng quả thực là nó không quan trọng, vì Hoàng Cần là một nhân vật truyền thuyết.
Cuối tháng 9 vừa qua, chúng tôi có dịp đến thăm Đền thờ Đức ông Hoàng Cần, thôn Hà Dong Bắc, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên. Ngôi đền nằm ở địa thế cao, đậm nét cổ kính, thu hút đông đảo người dân thập phương đến dâng hương, làm lễ. Theo truyền thống, hằng năm, nhân dân xã Hải Lạng tổ chức 5 lần cúng lễ tại Đền thờ Đức ông Hoàng Cần vào ngày rằm tháng Giêng, tháng tư, tháng bảy, tháng mười và tháng Chạp.
Người dân xã Hải Lạng tham gia Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần. Ảnh: Xuân Thao (CTV)
Theo cuốn Di sản Văn hóa Tiên Yên do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc (Hà Nội) xuất bản năm 2018, Đức ông Hoàng Cần quê ở xã Hải Lạng, châu Tiên Yên, nay là thôn Hà Dong, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên. Cuộc đời và sự nghiệp của ông trải dài suốt nửa cuối thế kỷ IX, thời kỳ mà hầu hết các châu huyện đều đứng lên tìm đường giải phóng dân tộc. Đức ông Hoàng Cần đã được các triều đại trước thời Lê phong sắc. Nay chỉ còn lưu được 1 đạo sắc, đó là đạo sắc cấp ngày 14 tháng 9 năm Tự Đức thứ sáu (1853).
Theo tài liệu của Ban Quản lý di tích tỉnh Quảng Ninh, Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần chính lễ vào ngày rằm tháng Giêng. Ngoài ra còn 4 ngày lễ khác vào rằm tháng tư, rằm tháng bảy, rằm tháng mười, rằm tháng Chạp. Vào các ngày lễ, dân làng đều chuẩn bị đóng góp lễ vật, tập trung tại sân để nấu đồ lễ dâng cúng thần, thành hoàng. Ngoài những ngày lễ chính trong năm, vào ngày rằm, mùng một hằng tháng, thủ nhang phải thay mặt dân làng hương khói tại đền.
Đền thờ Đức ông Hoàng Cần tọa lạc trên thềm bậc chân rẻo đồi thấp, xung quanh các hộ dân trồng cây vườn trái xum xuê, cảnh quan có thế tựa sơn, đạp thủy. Đền quay hướng Đông Nam (hướng Nam là chính); kiến trúc kiểu chữ nhất (đại đường và hiên) có 3 gian, hai hồi bít đốc, tường xây gạch đỏ, mái xuôi lợp ngói tây, bộ vì kèo kết cấu bê tông chèn gạch.
Đền Đức ông Hoàng Cần, thôn Hà Dong Bắc, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
Anh Tạ Văn Lý, thôn Thống Nhất, xã Hải Lạng, được giao quản lý Đền thờ Đức ông Hoàng Cần 7 năm nay, cho hay: Đền thờ Đức ông Hoàng Cần được xây dựng chính thức từ năm nào thì không ai biết chính xác, nhưng lưu truyền trong nhân dân thì đền được xây dựng vào đầu thời Nguyễn. Lúc đầu đền chỉ là một am thờ nhỏ được làm bằng tranh tre nứa lá. Cuối thế kỷ 19, đền được xây dựng bằng gạch và lợp ngói âm dương rồi bị hư hỏng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Mãi đến năm 2012, trước nhu cầu chính đáng của đông đảo nhân dân, xã Hải Lạng mới tham mưu UBND huyện phê chuẩn chủ trương, giao cho UBND xã thành lập ban vận động, tu bổ, tôn tạo phục hồi khu di tích lịch sử văn hóa Đền Đức ông Hoàng Cần. Với sự vào cuộc của chính quyền, người dân địa phương và các nhà hảo tâm, ngôi đền đã được tôn tạo, thể hiện lòng tri ân những bậc tiền nhân có công với dân, với nước.
Ông Lộc Văn Sinh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hải Lạng, cho biết: Xã đã, đang tham mưu với huyện xây dựng quy hoạch chi tiết việc bảo quản, tu bổ Đền Đức ông Hoàng Cần gắn với Làng văn hóa du lịch dân tộc Sán Dìu tại xã Hải Lạng. Biết được điều này, người dân trong xã đã quyết định hiến trên 5.000m2 đất để thực hiện việc giải phóng mặt bằng. Thời gian tới, khi huyện thông qua quy hoạch này, xã sẽ tiếp tục vận động người dân hiến thêm 8.000m2 đất để việc mở rộng không gian Đền Đức ông Hoàng Cần được triển khai thuận lợi.
Hằng năm, di tích lịch sử, văn hóa đền Cửa Ông (Cẩm Phả, Quảng Ninh) đón hàng vạn du khách thập phương về chiêm bái, hành hương và đang trở thành điểm du lịch, văn hóa tâm linh, vãn cảnh nổi tiếng.
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.
1.
Trả lờiXóaThuyết minh về di tích đền Cửa Ông sao cho đúng?
Thứ Năm, 14/03/2024, 07:11
Hằng năm, di tích lịch sử, văn hóa đền Cửa Ông (Cẩm Phả, Quảng Ninh) đón hàng vạn du khách thập phương về chiêm bái, hành hương và đang trở thành điểm du lịch, văn hóa tâm linh, vãn cảnh nổi tiếng.