Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngô-đình-diệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngô-đình-diệm. Hiển thị tất cả bài đăng

17/03/2022

Lại về vua đạo văn của Sài Gòn trước đây Hoàng Trọng Miên - ý kiến của nhà văn Nguyễn Hồng Lam

Sài Gòn trước năm 1975 có mấy vụ đạo văn nổi tiếng. Trong đó, vụ Hoàng Trọng Miên còn gắn với giải thưởng quốc gia (Việt Nam Cộng hòa), mà một người trong cuộc của vụ này là nhà văn Thế Phong (dịch giả Đường Bá Bổn) đã ở tuổi 90 hiện đang ở Tp. Hồ Chí Minh. Có thể đọc lại ở đây.

Khi tôi đưa những dòng này lên Giao Blog, hẳn chỉ ít phút nữa, cụ Thế Phong sẽ đọc được. Cụ vẫn duy trì trang blog văn học của riêng mình, vẫn lướt web hầu như hàng ngày.

Bây giờ là ý kiến của nhà văn Nguyễn Hồng Lam về một tác phẩm khác của Hoàng Trọng Miên, là cuốn Đệ nhất phu nhân viết về bà Trần Lệ Xuân trong gia đình tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo Nguyễn Hồng Lam, ông Hoàng Trọng Miên đã bịa tạc đến mức bỉ ổi trong Đệ nhất phu nhân.

27/06/2019

Nhật kí Tưởng Giới Thạch từ 1915 (lúc 28 tuổi), kéo dài 57 năm

Có hai đoạn mình quan tâm, và chắc sẽ đề cập đầu tiên, là đoạn cụ Tưởng nói đến nhân vật Hồ Chí Minh bị quản thúc (qua các báo cáo của Trương Phát Khuê và nhiều người nữa), và đoạn cụ Tưởng tiếp đón cụ Ngô Đình Diệm tới xem Đài Loan diễn tập quân sự.

Cả hai đoạn đó, mình đã thấy một ít tư liệu gốc gác.

02/11/2017

Đọc tham khảo: Ngô Đình Diệm (1901-1963) từ góc nhìn của một người Nam Bộ (bài Lê Nguyễn)

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm. Chẳng hạn, trên Giao Blog, từ lâu đã thấy góc nhìn của ông Nguyễn Đắc Xuân (Huế) phê phán phong trào "hoài Ngô". Xem lại ở đây (tháng 1 năm 2015).

Nguyễn Đắc Xuân viết:

13/10/2017

Anh em nhà họ Ngô tới thăm cụ Cường Để ở Tokyo, năm 1950

Năm 1950, hai anh em ông Ngô Đình Thục - Ngô Đình Diệm ở Tokyo trong khoảng một tuần. Các ông đã tới thăm nhà cách mạng Cường Để tại nhà riêng. Họ đã thi lễ trước Cường Để với tư cách là tôi thần của một bệ hạ.

Bức ảnh chụp lúc đó, lần đầu tiên chúng tôi đưa lên đây bản giản lược:

07/03/2017

Ngô Đình Nhu trong phác họa như một nhà lưu trữ quan trọng của Việt Nam thời kì 1938-1946 (bài Đào Thị Diến)

Đáng tiếc là chúng ta chưa từng đọc một văn bản tiếng Việt nào của ông Ngô Đình Nhu (1910-1963) về lịch sử - văn hóa Việt Nam. Phải chăng là ông chưa từng viết ?

Luận văn tốt nghiệp đại học viết bằng tiếng Pháp của ông thì gần đây, khi viết bài, tôi đã điểm qua. Ông có những kiến giải riêng, thú vị về ghi chép của người phương Tây về Việt Nam trong khoảng các thế kỉ 17-19.

Bài vốn đăng trên tạp chí Xưa & Nay năm 2014.

13/02/2015

Thiên cơ và tiết lộ thiên cơ : ông Đạo Dừa và Ngô Tổng thống

Triết lí tịnh khẩu (không nói) để thấy được thiên cơ của Đạo Dừa ở Nam Bộ: "Chúng sinh sở dĩ khổ là vì thân, khẩu và ý, đây là căn tạo ra nghiệp chướng. Tai nghe không thích thì nổi lòng sân si, mắt thấy sắc đẹp thì nảy ý tà dâm, mũi ngửi mùi ngon thì nảy lòng tham ăn, lưỡi nếm vị ngọt ngào thì lòng sinh ưa thích. Cuối cùng ông đạo Dừa cho rằng: Miệng nói độc ác, nói dối, nói đâm thọc, thân làm việc giết chóc, đánh đập, ý tưởng tội ác… đều do bởi các giác quan khởi nguồn, nên phải “trói” chúng lại. Chính điều đó mà chủ trương đạo Dừa “khóa” lưỡi trước, tức là “tịnh khẩu”.".

Tức thiên cơ thì phải tu hành khổ hạnh như Đạo Dừa mới có thể nhìn thấy. Và thiên cơ thì không thể tiết lộ.

Chuyện cũ kể lại.

01/02/2015

Cựu hoàng Bảo Đại sau năm 1945 : Xứ Nùng tự trị ở Hải Ninh (1)

Có cuốn hồi kì của cựu hoàng đế Bảo Đại đã được tạm thời giới thiệu ở đây.

Bây giờ, đi một ít thông tin về Xứ Nùng tự trị ở Hải Ninh (nay là Quảng Ninh). Đây là một ý đồ của người Pháp: dùng người thiểu số để đối đầu với Việt Minh, chuẩn bị dọn đường mong chính quyền thực dân của Pháp trở lại Việt Nam sau năm 1945. Ý đồ của người Pháp đã thất bại cùng chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. 

Xứ Nùng tự trị có hiến pháp tự trị, được quốc trưởng Bảo Đại công nhận, tồn tại từ 1949 đến 1954 (theo tài liệu chính thức).

Điểm chú ý: nhóm người Nùng ở Hải Ninh, từ góc nhìn dân tộc học, thì không phải người Nùng. 

13/11/2014

Doanh nhân Huỳnh Uy Dũng ngợi ca Mẫu Liễu trong hệ thống Tứ Bất Tử

Ông Dũng chỉ nghĩ đơn giản, và rõ ràng, rằng: sử thi là lịch sử quốc gia viết bằng thơ. Cho nên, ông viết những câu có vần vè, đem ghép lại, phỏng theo quá trình đọc sử Việt Nam, mà thành ra bộ Đại Nam văn hiến sử thi đồ sộ. Một sự đồ sộ có vẻ ngẫu nhiên. Có điểm giống, nhưng khác về chất so với cuốn sử thi được xem là có tác dụng chữa bệnh của bà Nguyễn Thị Huệ.

Đọc bộ đó, mới thấy doanh nhân Dũng rất mê đọc sách. Ông đọc không ít về số lượng, cũng như không ít về chủng loại sách.

25/09/2014

Ngô Tổng thống của VNCH đi xem triển lãm CCRĐ - 4

Có thể xem lại phần 1 (ở đây), phần 2 (ở đây) và phần 3. Nên đọc phần 1 trước nhất, để thấy được tổng quan của CCĐĐ mà Ngô Tổng thống đã cho thi hành.

Bây giờ thử xem không gian triển lãm mà Ngô Tổng thống đã tới. Đại khái cũng là tranh ảnh, áp-phích được trưng ra.

16/09/2014

Ngô Tổng thống của VNCH đi xem triển lãm CCRĐ - 3

Có thể xem lại phần 1 (ở đây) và phần 2 (ở đây).

Thật vậy, Tôn Văn là lãnh tụ châu Á đầu tiên đặt ra vấn đề "người cày phải có ruộng của mình". Tư tưởng của ông còn xuất hiện sớm hơn cả Nga Xô, văn bản chính thức có thể tính từ khoảng những năm 1906-1908.

Cần chú ý đến từng chữ mà Tôn Văn đã sử dụng, không thừa và không thiếu. Đặc biệt là chữ "của mình" hay "của riêng mình".