Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn sử-học-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sử-học-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

10/03/2018

Hậu mùng 8/3 : thân mẫu Hồ Chủ tịch có phải là người gốc họ Mạc, hay không ?

Trước ngày 8/3 năm 2018, thì có một thông tin tham khảo được đưa chính thức lên trang của Mạc tộc Việt Nam để mời gọi bổ sung tư liệu hay góp ý, về việc cụ Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Hồ Chủ tịch) có thể là người họ Hoàng gốc Mạc. Thông tin như nguyên văn là "tin vui", nhưng rất yếu về mặt tư liệu. Đó chỉ là thông tin mở, chỉ mang tính tham khảo, và người đưa tin cũng không có ý khẳng định gì.

03/02/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 3

Tính sẽ bàn sang bức tranh thứ hai của phía nhà Thanh đang được bác Nguyễn Duy Chính sử dụng trong các nghiên cứu về Quang Trung, mà sử dụng một cách khá cẩu thả. Xong bức thứ hai, thì mới tính đến bức tranh thứ ba tức bức tranh được chụp đen trắng năm 1981 mà Trần Quang Đức vừa đưa ra xuất xứ (xem ở đây). Tuy nhiên, ở đây, vẫn phải dừng lại một chút, để nói thêm về bức tranh thứ nhất.

Đó là bức sau, cũng không được Nguyễn Duy Chính sử dụng một cách cẩn thận, đã được nói ở kì 2 trong loạt bài này (xem lại kì 2 ở đây).

14/01/2018

Về dung nhan hoàng đế Quang Trung (stt mới của Trần Quang Đức)

Lúc đã viết xong kì 1 của Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chinh), và đang viết dở kì 2 trên blog này, thì trên Fb, Trần Quang Đức đưa một stt ngắn lên.

13/01/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 2

Viết dần từ 9/1/2018

Một bức tranh có miêu tả đoàn sứ An Nam với trưởng đoàn là quốc vương Quang Bình trong lễ mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi, do họa sĩ nhà Thanh vẽ vào dịp đó (năm 1790), sau khắc in thành sách (nằm trong một bộ sách lớn có rất nhiều tranh), đã được Nguyễn Duy Chính giới thiệu và phân tích trong bài (tức bài "Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung ?" trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 4 năm 2017).

Trong bức tranh ấy, theo Nguyễn Duy Chính thì có thấy hình ảnh của quốc vương Quang Bình (nguyên văn ông viết: "trong đó có cảnh vua Quang Trung cùng vương công đón hoàng đế hồi loan." - hoàng đế ở đây là vua Càn Long).

Bác Chính thì sử dụng bản tranh in khắc gỗ mà có màu.

Cũng trang tranh đó, hiện tôi mới chỉ có tư liệu đen trắng (tranh in khắc gỗ nhưng không có màu). Xem trích đoạn ở dưới (tạm thời sử dụng "in khắc gỗ" ở đây, kiểm tra lại sau).

Chân dung vua Quang Trung (bài Nguyễn Duy Chính bản chính thức)

Như đã nói hôm 8/1/2018, ở đây, bản chính thức bài của bác Nguyễn Duy Chính sẽ được tạp chí đưa lên mạng nội trong ít ngày. Thì hôm nay, vào kiểm tra, đã thấy bản chính thức vừa xuất hiện.

07/01/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 1

Có một số bài của bác Nguyễn Duy Chính đã được đưa về blog này từ trước. Ví dụ ở đây (về nhân vật Lê Quýnh, đăng tháng 3 năm 2014). Bây giờ, thì thử đọc chậm tư liệu do bác mới đưa ra gần đây về dung nhan hoàng đế Quang Trung. Tựa như đang có "bão" trên không gian mạng về các tư liệu đó cùng diễn giải của Nguyễn Duy Chính.

24/10/2017

20/10/2017

Một trung tâm thờ phụng 12 đời vua Mạc

Đó là từ đường Cổ Trai ở Hải Phòng (ảnh về từ đường xem trong tư liệu 3).

Cổ Trai (sử Trung Quốc ghi là Đô Trai, tư liệu quốc ngữ thời kì sớm ghi là Chè Giai) là quê hương xuất thân của chàng trai làng chài Mạc Đăng Dung, sau này là Mạc Thái Tổ. Mạc Thái Tổ đã được đặt tên đường ở Hà Nội vào năm 2015 (đọc lại ở đây).

06/05/2017

Các sử gia Việt Nam hiện đại và vấn đề dân tộc (bài Liam, bản lược dịch Nguyễn Hồng Phúc)

Một số điểm mà Liam triển khai thì cùng loại với một công bố năm 2015 của mình.

Sắp tới, sẽ nói kĩ hơn với trường hợp Lã Văn Lô, ở tọa đàm tháng 6 tới (đã đưa tin tọa đàm ở đây, hồi kí Lã Văn Lô thì đọc ở đây). Trở lại thời kì "bộ tộc" với "dân tộc", nhiều thú vị.

Bản lược dịch ở trên.