Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch-sử-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch-sử-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

15/06/2015

Sử gia Trần Quốc Vượng luận giải về đối sách "thần phục giả vờ" của Mạc Đăng Dung

Thần phục giả vờ để có độc lập thực chất là bài học lịch sử cả ngàn năm. Phương cách để tồn tại ở bên cạnh một ông khổng lồ. Từ họ Khúc đến họ Nguyễn sau này, kể cả Nguyễn Quang Trung, đều như vậy cả. Cớ sao chỉ mình Mạc Đăng Dung bị phê phán.

Đó là ý của Trần Quốc Vượng.

Dưới đây là nguyên văn kiến giải của sử gia Trần Quốc Vượng về đối sách ngoại giao của Mạc Đăng Dung. Ông có nhiều bài về nhà Mạc, có bài rất dài. Ở đây, chỉ là trích một đoạn trong một bài.

02/05/2015

Tên đường ở Hải Phòng từ 2012, chính thức có tên vua Mạc

Về danh nhân thời Mạc, thì từ lâu đã thấy đường mang tên Phạm Tử Nghi ở Hải Phòng.

Đến năm 2012, thì lần đầu tiên mới có đường Mạc Đăng Doanh và một số vị nữa.

Đồng thời, lại thấy luôn cả tên đường "Vũ Thị Ngọc Toàn". Riêng cái tên này, thì quả thực, còn chưa biết rõ (Toàn, Toản, hay gì nữa, là cần phải khảo cứu thêm). Nhưng thành phố thì đặt luôn tên rồi.

15/04/2015

Oan cho ông Nguyễn Văn Thiệu : về 16 tấn vàng

Dân chúng từ lâu vẫn bảo nhau là ông Thiệu khi bỏ nước mà đi đã cuỗm luôn 16 tấn vàng. Ý là ăn cắp tài sản quốc gia. Nhưng sự thực thì, phải mấy chục năm sau dân chúng mới rõ. 

27/01/2015

Trạng Bùng bị chúa Trịnh thích chữ vào mặt, và phải trốn vào rừng sâu ?

Có một số dã sử bằng Hán Nôm cho biết việc chúa Trịnh nổi cáu, đã cho người thích chữ vào mặt Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan (một công thần hàng bậc nhất của nhà Lê Trung Hưng). Cụ Trạng phải trốn vào rừng sâu rồi viết những trang văn buồn thảm. Tuy nhiên, không thấy sử chính thống ghi.

24/01/2015

Ngưu quân lại tới họ Mạc, và trình bày về nhà Mạc ở Viện Sử học

Ngưu quân ở đây là người bạn Ngưu Quân Khải - liên khoa Sử học và Nhân loại học, Đại học Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc).

Công trình nghiên cứu về sử nhà Mạc của Ngưu quân được tôi dịch ra tiếng Việt, cũng như giới thiệu đầu tiên, in lần đầu tiên trong cuốn sách đã xuất bản năm 2013 (xem ở đây, mục lục của sách thì xem ở đây).

18/01/2015

Đọc lại Đắc Lộ - 1 (bài Alain Guillemin)

Trước khi đọc bài ở dưới của Alain, nên đọc một bài khá gay gắt của Nguyễn Khắc Xuyên năm 1993 (ở đây).

Bản thân tôi, từ góc nhìn dân tộc học, đã viết nhiều bài học thuật dài về các công trình của Đắc Lộ.

30/12/2014

Lăng mộ Lê Thì Hiến ở xứ Thanh

Nhân vật tôi có nhiều quan tâm. Được ghi trong chính sử Việt Nam và sử địa phương của Trung Quốc. Sở dĩ quan tâm là vì cha con ông nối tiếp nhau lên công chiến với nhà Mạc ở Cao Bằng.

24/11/2014

Việt Minh năm 1945, và có hay không có ý tưởng về người Mĩ và nước Mĩ ?

Càng ngày thì càng thấy vai trò quan yếu của cuốn sách đã xuất bản năm 1949 tại Hương Cảng của Trần Dân Tiên trong việc nhìn lại vai trò của Việt Minh trong Cách mạng Tháng Tám, cũng như mối quan hệ của Việt Minh với thế giới phương Tây lúc cách mạng còn ở trong rừng núi.

Cùng thời gian đó, cuốn sách ấy cũng được xuất bản tại Thái Lan. Mà nguyên bản của bản dịch tiếng Thái lại là tiếng Pháp.

Tất cả đều trước tháng 10 năm 1949. Tức trước khi mà nhà nước của Mao Chủ tịch ra đời ở Trung Quốc.

17/11/2014

Về năm sinh, Cụ đã nói : "của người ta thế nào thì cứ để thế, không sửa gì hết"

Đấy là ghi chép lại của cựu nhà báo Trần Đĩnh trong Đèn cù

Chi tiết này, một số vị liên quan cũng đã có ghi lại (hiện văn bản ở dạng chưa công bố). Người đầu tiên cho công khai một chút, chính là Trần Đĩnh.

15/11/2014

Tên chữ Hán của Hồ Quý Ly là 胡季犛 hay 胡季釐(厘)?

Bài của Đinh Văn Tuấn, đã đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, và đăng lại trên Hợp Lưu

Đại ý tác giả luận giải rằng, vốn Hồ Quý Ly được ghi là 胡季厘 (hoặc 胡季釐với nghĩa tốt đẹp. Nhưng sau thì bị các nhà Nho đất Việt ghét bỏ, cũng như nhà Minh trịch thượng, mà chuyển sang chữ 胡季犛 với nghĩa xấu (có con trâu ở bên trong chữ). Bây giờ, tác giả khôi phục lại tên đúng cho vị vua này.

15/09/2014

Trang nhà của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tựa như vừa bỏ toàn bộ nội dung liên quan CCRĐ

Ngày 24/8/2014, từ quan sát cá nhân, đã đi entry Trong dịp quốc khánh, lần đầu tiên trưng bày "Cải cách ruộng đất 1946-1957", tại Hà Nội. Đã chép thông báo từ trang nhà của Bảo tàng Lịch sử về blog này. Đơn giản thế thôi.

Rồi sau đó, khi triển lãm đã mở được vài ngày (tin báo chỉ ở đây), thì bổ sung thêm tư liệu cho entry ấy, vào ngày 12/9/2014. Bổ sung cũng rất đơn giản: chỉ chép thêm một ít tư liệu mới mà Bảo tàng đưa lên, dán xuống dưới entry đã đi ngày 24/8/2014.