Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lưu-học-sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lưu-học-sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

16/09/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : vui với đàn em ở Đại học Phương Đông, nhớ những ngày Hông-gô

Đại học Phương Đông, là cách gọi Việt Nam cho Đại học Đông Dương (Toyo University) ở Tokyo. Đây là một trong những đại học tư thục danh tiếng ở Nhật Bản. Người sáng lập đại học là một nhà triết học phương Đông, đồng thời là một nhà giáo dục học, và một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian.

07/07/2017

Cảm tưởng của một học sinh Việt Nam về những ngày trải nghiệm ở Asaba

Về những ngày trải nghiệm ở thị trấn Asaba (tên cũ) thuộc tỉnh Shizuoka (Nhật Bản), gắn với tấm bia tưởng niệm bác sĩ Asaba được Phan Bội Châu dựng năm 1918 tại địa phương, thì đã có một tổng quan ở đây (cuối năm 2016) và  ở đây (bản PDF toàn văn).

23/03/2017

Hạ tuần tháng 3 : đường sắt trên cao, vỉa hè, và lễ tốt nghiệp của đàn em

Hoa sakura vẫn chưa bừng nở đến ngày hôm nay (hôm qua và hôm kia, thì xem ở đây).

Thời gian đang trôi về phía hạ tuần của tháng 3 năm 2017.

Những hàng sakura ở hai bên tuyến đường sắt trên cao vẫn im. 

Đó là tuyến đường sắt thân quen, gắn những kỉ niệm của một thời đã qua, mà trước đây đã đi những ghi chép ở đâyở đây.

25/12/2016

Văn nghệ Thứ Bảy - Noel 2016 : cụ già lặng lẽ dò gậy bước xiên lên thềm thánh đường

Nhớ bạn xưa, đúng đêm Noel. Đúng ngày Thứ Bảy. Lại rất nhớ những ngày Thứ Bảy mùa đông lạnh giá. Những buổi đi làm về khuya, tĩnh lặng, đường nhòa nhạt sương đêm. Thơ bạn khi ấy. Vâng. Thơ, bạn, khi ấy.

Đêm nay, đọc lại một bài thơ bạn viết đúng 10 năm về trước. 

Dưới cùng, bài thơ ghi "Tokyo, tháng 12.2006". Phải vậy, cũng vào dịp Noel như bây giờ.

27/11/2016

Người Việt : ở Nhật Bản, lần đầu tiên đã vượt qua cả Trung Quốc, về số tội phạm

Cách đây một thời gian, là dăm ba vụ lẻ tẻ, ví dụ trộm dê mà ăn với nhau (đã đi ở đây). Chỉ có chưa đầy 2 năm, lúc đó ông bạn người Nhật còn bào chữa giúp: người Việt cũng chỉ chôm đồ là cùng, không có hình sự mấy đâu, nhóm phạm tội Trung Quốc thì mới đáng gờm.

Bây giờ, đã khác rồi.

24/11/2016

Tuyết đầu mùa tháng 11 ở Đông Kinh (lần đầu sau 54 năm)

Hà Nội, tức Đông Kinh của Đại Việt, sáng nay đã lạnh nhiều. Gió khá rét và lá vàng rụng tả tơi khắp các góc đường. Thời tiết thay đổi hoàn toàn sau một đêm. Đêm qua còn bật quạt, sáng nay đã áo khoác mũ ấm.

Cũng sáng nay, ở Tokyo, tức Đông Kinh của Đại Nhật Bản, lần đầu tiên sau 54 năm có tuyết rơi vào tháng 11 (tính từ năm 1962) .

Sớm hơn thường niên khoảng 40 ngày.

02/10/2016

Liên Xô cũ và Liên Xô mới : những người phụ nữ Nga và Ucraina mà tôi đã thấy loáng thoáng

Đây chỉ nói về những người phụ nữ Liên Xô cũ mà tôi thấy loáng thoáng. Không tính những người bạn lâu dài, biết và có giao lưu từ lâu.

Sở dĩ nói đến những người loáng thoáng, vì họ vốn đang sống ở Nga hay Ucraina, đi ra nước ngoài một vài ngày hay một vài tuần, rồi lại trở về ngay nhà.

19/08/2016

Chuyện du học ở Nga thời con gái cụ Lê Duẩn (dịch giả Phan Độc Lập)

Dịch giả Phan Độc Lập là người đã chuyển ngữ toàn văn hồi kí của giáo sư Maslov về người vợ Lê Vũ Anh (con gái cụ Lê Duẩn) từ tiếng Nga sang tiếng Việt (đã đăng trọn ở đây).

Tôi tạm đoán Phan ở vào thế hệ muộn hơn một chút cả về tuổi đời, cả về năm tới Liên Xô (cũ), so với bà Lê Vũ Anh (bà sinh khoảng năm 1950). Bà Lê Vũ Anh là ngang ngang với thế hệ của bà thân tôi. Bởi vậy, Phan có thể xem như thuộc thế hệ dì hay cậu của tôi.

18/08/2016

Người con gái trong gia đình ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân : mối tình Lê Vũ Anh - Maslov

Bà Bảy Vân từng kể tóm tắt về mối tình của con gái mình với một giáo sư toán - lí người Nga, tư liệu video nên thấy cả hình và tiếng, đã đưa ở đây.

Người con gái là Lê Vũ Anh, được xem là sinh khoảng năm 1950; còn giáo sư Maslov được xem là sinh năm 1930, tức hơn 20 tuổi (tạm theo phân tích của cô Tiên Lãng).

Hiện nay, hồi kí của giáo sư Maslov về cuộc tình với bà Lê Vũ Anh đã được công bố (năm 2015, nguyên bản tiếng Nga ở đây), và cũng đã được dịch sang tiếng Việt.

05/05/2016

Một công việc của chúng tôi ngày trước

Anh C. đã nhập quốc tịch Nhật từ lâu, mang họ của bà xã, mà là cùng họ với Murakami. 

Lúc chúng tôi mới chân ướt chân ráo đến Đông Kinh, anh hay chỉ dẫn phát âm và ngữ pháp tiếng Nhật. Anh kể: hồi ấy (giữa thập niên 1970), lẽ anh đi Đài Loan học, nhưng thế nào, lại đến Nhật. Lúc mới đến, tiếng hầu như bằng không. Các đàn anh lớp trước như cụ M., cụ Th., là thầy giáo kèm học tiếng miễn phí.

Các anh ấy đều đi từ Sài Gòn. Và trước năm 1975. 

01/04/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : Ngày này đúng 12 năm trước, giữa mùa hoa đào

Một bức ảnh của mùa hoa đào năm ấy (cách nay đúng một vòng thập nhị chi) được treo trong phòng làm việc của mình. Trên đó, có dòng ghi chú bằng bút bi màu than "2004/4/1". Chữ ấy là của cô Honda.

Lúc con còn bé tí, chắc là ở mẫu giáo lớn, khi lên phòng cha chơi, thấy bức ảnh, đã khóc nức nở.

Sau một hồi, thì biết lí do con khóc. Con vừa khóc vừa thắc mắc: tại sao trong ảnh chỉ có bố và mẹ, không có con ? Bố mẹ bỏ rơi con à ? Hi hi, cả nhà cười phá lên: lúc ấy, làm gì đã có con !

Đã lâu lâu bà xã không còn liên lạc qua lại với cô Honda. 12 năm đã qua, nhưng vẫn nhớ như in cả ngày dạo chơi dưới hoa, giữa đất trời xuân, ở Đông Kinh, mà bắt đầu là từ lời mời của cô. Hồi ấy, cô mới sắp sáu mươi thôi.

17/03/2016

Du học và các luận án PTS, TS ở Liên Xô trước đây (bài Lê Vinh Quốc)

Những tâm sự như thế này sẽ tiếp tục xuất hiện. 

PTS nguyên tiếng Nga là "Kandidat Nauk". Về chuyện này, trước đã có tâm sự của PTS Hiệu Minh, ở đây.

Bài dưới là tâm sự của PTS Lê Vinh Quốc.