Không phải là những người đi làm nông nghiệp dạng như các thực tập sinh Việt Nam ở các nông trại tại Nhật Bản hiện nay, mà Giao Blog đã điểm tin trước đây (ví dụ đọc lại ở đây).
Mà đây là những người Việt Nam đi lập nghiệp bằng nông nghiệp ở nước ngoài.
Mở đầu là trường hợp của nhà báo Lại Trọng Tình của VTC ngày trước, mà là qua chính bài viết của anh đăng trên tờ Nông Nghiệp Việt Nam. Cách kể chuyện của cựu nhà báo họ Lại khá lang bang, nhưng Giao Blog vẫn tôn trọng cách kể riêng đó và vớt về.
Nghe nói cựu nhà báo đang sản xuất rượu nho từ chính vườn nho của anh.
Bổ sung và cập nhật dần về các trường hợp khác.
Tháng 2 năm 2022,
Giao Blog
---
Xuất ngoại làm nông dân
https://nongthonmoihatinh.vn/Tin-trong-nuoc/xuat-ngoai-lam-nong-dan-116637.html
Tháng 6 năm 2007, để hoàn thành bài tập tốt nghiệp cho khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cao cấp về Đạo diễn chương trình Truyền hình và Phim tài liệu của Trường Đào tạo Phim và Truyền hình bang Queensland (Queensland school of Films and Television), tôi liên hệ gặp và đề xuất quay, kể một câu chuyện ngắn về ông Phạm Đời - một nông dân Việt Nam trồng cà chua bi (cherry tomatoes). Đó là lần đầu tiên một phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam tự mày mò đi thực tế một mình trên những cánh đồng mênh mông của nước Úc.
Luống cà chua quá lứa cũng không còn nhiều trái, thân và lá đã héo nhiều, buổi chiều ngồi ngay ở cửa nông trại nghe người đàn ông có khuôn mặt khắc khổ kể lại hành trình gian truân của mình trên đất Úc, ấm trà vốn đã nhạt lại hết mấy lần châm nước, mà chuyện thì cứ dài ra mãi. Tối sụp tôi mới chào ông ra về.
Chuyện của ông, sau này tôi rút lại trong một phóng sự ngắn nộp cho nhà trường. Chuyện mang tên "Ông Phạm Đời với mớ chuyện đời". Hồi đó phương tiện lưu trữ kém, bài sau khi nộp và tốt nghiệp, tôi cũng không còn lưu lại được gì, ngoài cái tên không thể quên của lão nông người Việt trên đất Úc.
Những tưởng đó chỉ là một lần đi thực tiễn làm bài, xong rồi thôi, ai ngờ đồng đất xứ Nam xa lạ này lại một lần nữa kéo tôi đi. Lần này thì đi mãi, đi mãi. Tôi đi từ luống dưa cà của người Việt, sang luống rau cải của người Italia, luồn trong những luống dài thênh thênh của đám gai đau buốt trên vùng đất cát Mypolonga, trang trại lựu của người Israel và lầm lũi trong mưa chiều tháng 5 trên triền đồi Trigarten trang trại táo...
Dấu chân của tôi, và của nhiều người Việt Nam đã in trên hầu hết những đồng đất Úc châu. Những bước đi chập chững dưới cái giá rét thấu xương những ngày tháng 7 hay những bước mướt mải mồ hôi dưới cái nắng gắt trưa hè tháng 1. Những luống rau, luống dưa, luống nho, luống táo... dài như đời người.
Những bài học thực tiễn nhiều đến mức, bây giờ khi ngồi lại gõ những dòng này hầu độc giả, tôi không biết nên gọi mình là một nhà báo làm nông, hay là một nông dân tập tành kể chuyện. Nghề báo, thì tôi cũng đã đi qua hai mươi năm, còn nghề nông, nếu không kể những năm tháng dài trước khi vào đại học, thì cũng đã có cả chục năm nay đây mai đó khắp các loại hình của nền nông nghiệp Úc châu, hiện đại và kỳ vĩ nhưng cũng không khác bao lăm với bất kỳ nơi nào trên Trái đất này: mồ hôi, nước mắt và nụ cười.
Chuyện kể, có thể là rời rạc và tất nhiên là không thể đủ đầy. Đây là những gì tôi quan sát và tự mình trải nghiệm.
Trong những môn khoa học thần bí của Phương Đông, không thể bỏ qua môn Kinh Dịch. Sở dĩ tôi phải lòng vòng tới tận Kinh Dịch là bởi vì năm nọ, khi còn là phóng viên ở Văn phòng đại diện của một tờ báo phía Nam, tôi được dẫn qua cầu Đuống hầu chuyện một cụ lang vừa giỏi thuốc, vừa hay môn Bốc Dịch.
Con người ta, phàm những gì nghe thấy có tương lai, có khí thế, thì rất dễ thuộc nằm lòng. Năm đó, coi cho tôi một quẻ, cụ phán "số anh sau này xuất ngoại, làm việc hái ra tiền". Nghe thật là mát lòng mát dạ. Thế rồi, mấy chục năm sau, khi đeo cái đẫy có sức chứa mười lăm kilogram táo hoặc hai chục kilogram lê trước ngực, tôi mới hiểu câu đầu tiên của cụ, hiểu thế nào là xuất ngoại và hái ra tiền.
Tôi ngồi kể lại chuyện này, là lúc ở Nam Úc nơi tôi đang sinh sống, mùa hái táo và lê cũng vừa kết thúc được mấy hôm, hai vai và lưng vẫn còn đau ê ẩm. Chắc chắn sẽ còn đau đến hết tuần. Nhưng mùa cắt cành nho thì đã mở ra ngay trước mặt.
Mặc dù đã có những nỗ lực nghiên cứu chế tạo, lăm le đưa rô-bốt vào làm thay người hái quả, nhưng nghiên cứu mới nhất của nhóm các nhà khoa học đại học Monash (thành phố Melbourne) con rô-bốt thử nghiệm vẫn có tốc độ bằng một phần ba so với tốc độ của tôi, một người hái táo trung bình.
Cái nghề hái ra tiền này quả thật không ngon ăn. Một ngày làm việc của công nhân hái táo bắt đầu bằng việc cố gắng chuồi ra khỏi chăn trong tiết trời giá lạnh vào lúc 5 giờ sáng. Chuẩn bị đồ ăn cho bữa sáng và bữa trưa. Năm giờ rưỡi ra khỏi nhà và lái xe đi đón thêm mấy người cùng làm rồi chạy đến nông trang.
Mùa hái táo thường bắt đầu từ cuối tháng 2, kéo dài đến cuối tháng 5. Ba tháng đủ để những thanh niên khỏe mạnh dẻo dai biết thế nào là nỗi cực nhọc của nghề. Cái đẫy đựng quả hai quai chéo quàng qua cổ xuống eo, dù đứng trên thang, hay dưới gốc, người hái táo phải quơ bằng hai tay cho tới khi đầy mới bước ra nhẹ nhàng đổ xuống thùng gỗ lớn.
Một ngày làm việc 8 tiếng, từ 7 giờ sáng tới 3 giờ 30 chiều, có nghỉ ăn sáng 15 phút và nghỉ ăn trưa 30 phút. Để hái được 160 AUD cho một ngày làm việc, số táo tính ra cho mỗi người một ngày là khoảng một tấn hai. Ba tháng, một công nhân "hái ra tiền" không kể đi bộ leo dốc, bước lên bước xuống sáu bảy bậc thang, riêng cân nặng của số táo vác trên người và đổ xuống thùng là 90 tấn.
Ba tháng đi "hái ra tiền". Dậy lúc 5 giờ sáng và về nhà lúc 4 giờ 30 chiều. Nếu trừ đi những ngày cuối tuần và những hôm mưa gió quá to, còn khoảng 75 ngày làm việc. Nâng và đổ 90 tấn táo xuống thùng, nhẹ nhàng không trầy xước. Nếu không trừ đi các loại tiền ăn tiền nhà, tiền xe, tiền rượu thì 75 ngày làm việc là 12.000 AUD - nếu dịch nhanh ra cách tính xưa nay của những người làm báo chúng ta, thì là 70 triệu VND thu nhập cho một tháng hái táo. Trời ơi, cái nghề quả là "hái ra tiền"!
Trong số những công việc cần bàn tay khéo léo của con người thì thu hoạch hoa quả là phổ biến nhất. Hái lê thì nặng và phải trèo cao hơn hái táo, hái lựu hái cam thì không phải leo thang nhưng lại bị gai đâm, chỉ có hái cherry và hái nho là nhàn hơn cả. Mùa cherry nhàn hạ nhưng lại diễn ra vào đúng tháng nóng nhất trong năm. Thực sự trên những luống cây dài thăm thẳm và có khi dốc dựng đứng... đã bao nhiêu mồ hôi của người Việt đổ xuống làm màu mỡ thêm mảnh đất vốn dĩ chẳng hề màu mỡ này.
Nhiều người di dân Việt Nam khi đặt chân tới Úc châu khởi nghiệp với nghề trồng rau cải, dưa, cà, ớt. Chắc chắn khi người Việt Nam cắm mầm cây đầu tiên xuống nền đất nhà vườn họ đã phải tiếc nuối lắm những vuông đất màu mỡ bỏ lại quê hương. Thổ nhưỡng của Úc quả thật là vô cùng cằn cỗi và chóng bạc màu, thua rất xa với những vùng châu thổ Mekong lũ về ngập nặng phù sa.
Năm 2019 tôi có dịp đến vùng trồng rau nổi tiếng của người Việt Nam ở Nam Úc, vùng Virginia. Ở đây, trong suốt hơn một năm làm việc cho Dự án rau quả Úc châu, tôi đã có dịp gặp lại rất nhiều lão nông "Phạm Đời" - người đã khởi động cơ duyên của một phóng viên Việt Nam trên lộ trình lăn lóc với nền nông nghiệp ở một vùng đất xa xôi, cách quê hương chiêm trũng Nam Định của tôi tới hơn bảy ngàn cây số.
Khác với những điền trang hoa quả rộng lớn ở vùng Adelaide Hills hay Renmark, nơi chúng ta thấy những hàng cây trái thẳng tắp chạy từ chân lên đến tận đỉnh đồi, hoặc chạy song song xa tít tắp không nhìn thấy cuối hàng, ở Virginina, người Việt, người Lào, người Campuchia di cư trồng dưa, cà chua, cà tím và ớt chuông trong những nhà vườn.
Không khó để có thể gặp những triệu phú nông dân người Úc gốc Đông Dương ở Virginina. Ở quán cà phê mang cái tên rất Việt, Cà phê Bà Tùng, số 2 đường Port Old Walkerfield ngày nào cũng vậy, từ 7 giờ sáng tới 10 giờ trưa lúc nào bạn cũng có thể bắt chuyện với một chủ nhà vườn của vùng trồng rau lớn nhất Nam Úc. Ở cái không gian rất miền Tây này, bạn có thể gọi một ly cà phê sữa đá đúng kiểu Việt Nam và ngồi nghe đủ các thứ thời sự về nước, phân, cần, giống.
Chú Ba Đức đang dựng thêm nhà bầu. Ông Năm rau cải than phiền về việc thiếu nhân công. Anh Thành phấn khởi vì vừa trúng giá dưa dài còn anh Bổn lại buồn rầu vì cà chua rớt giá. Những câu chuyện của người nông dân hình như ở đâu cũng vậy, vẫn là điệp khúc được mùa, rớt giá, hay chuyện chi phí nhân công, giống, phân bón tăng cao.
Trong khi những người đàn ông bỏ ra vài tiếng đầu giờ của buổi sáng quần tụ bên bàn cà phê ở quán Bà Tùng để "rà đài" (hay hiểu đơn giản là trao đổi thông tin) trước khi lái xe bán tải đi mua phân bón, thuốc trừ sâu hay các vật dụng để sang sửa nhà vườn, thì trong vườn, những người phụ nữ đã xà cạp khẩu trang, tay xô tay kéo thoăn thoắt trên những luống dưa, cà, ớt.
Người Việt Nam khi đặt chân tới đất Úc mang theo kinh nghiệm canh tác của vùng nhiệt đới, rõ ràng đã đưa trình độ thâm canh lên một đẳng cấp mới. Ban đầu là người Hy Lạp với những luống rau nhỏ và mở ngoài trời, người di cư Italia tiếp quản nâng lên thành những trang trại rau quy mô lớn. Sau rồi không nhiều người duy trì được vì quy mô càng lớn, chi phí càng cao mà dịch bệnh thì không có gì kiểm soát nổi.
Người Việt tới, đã phát triển những nhà vườn mở nhỏ lẻ thành nhà kính, rồi nhà bầu, rồi nhà bầu trồng thủy canh. Thế hệ thứ hai của những di dân Đông Dương ở Virginia bây giờ đa số là chủ nhân của những nhà vườn thủy canh có giá trị đầu tư không dưới một triệu AUD. Lớp trẻ với kiến thức và ước mơ, luôn luôn tỏ ra tự tin hơn cha ông của họ.
Tony Đoàn, chủ của trang trại thủy canh rộng hơn 10 acres ở số 148 đường Tozer chở chúng tôi đi vòng quanh trang trại trên một chiếc xe Land Rover Evoque. Không giấu giếm sự tự tin, anh nói "tôi sẽ về hưu ở tuổi 40". Năm nay, Tony vừa bước sang tuổi 25 và có kinh nghiệm 6 năm trồng dưa thủy canh.
Đầu tư mạnh để kiểm soát thị trường luôn là một phương pháp để người làm nông trại hướng tới ước mơ của mình được "nghỉ hưu sớm". Nhưng ông Năm năm nay đã xấp xỉ 80, chú Ba cũng ngoài 60. Nhiều người khác nữa, trong cuộc đời gần ba chục năm làm chủ nông trại, mỗi một lần xuống giống, hầu như ai cũng cho rằng, sau lần trúng vụ tới đây, mình sẽ về hưu.
Cuối cùng, thì chẳng ai được về hưu. Mùa vụ cứ trúng, rồi lại thất, sản phẩm cứ được giá rồi lại rớt. Sau mỗi vụ thu hoạch, trừ đi tiền nước, tiền phân, tiền thuốc, tiền nhân công, có trúng cũng chỉ đủ cho một chuyến đi Việt Nam vài tuần thăm thú bà con họ hàng. Sau đó rồi lại đâu vào đấy.
Thực ra, mong muốn trúng một mùa rồi nghỉ của những chủ nhà vườn có lẽ cũng chỉ là một câu nói cửa miệng để người ngoài hiểu rằng gắn bó với nghề làm nông ở đây vất vả như thế nào.
Vất vả thật, nhưng chẳng ai muốn bỏ. Những người chủ nông trại ở Úc quả thật họ có tình yêu với công việc khiến cho một người nửa vời như tôi rất khó hình dung. Ở đây, các chủ điền trang luôn là những người làm việc nhiều nhất và giỏi nhất. Chúng tôi thường gọi đùa họ là những người "đẻ ra ở trên farm".
Sáng sớm khi nhân công làm thuê chưa tới, họ đã có mặt chuẩn bị mọi nông cụ cần thiết. Chiều muộn, khi người làm đã ra về hết, họ vẫn quần quật thu dọn, rửa đồ và chuẩn bị xe máy cho ca tối ở trong khu vực đóng gói và bảo quản.
Ngày làm việc của một chủ nông trại không bao giờ dưới 10 tiếng... và triền miên như vậy mùa này qua mùa khác. Sự nghỉ ngơi nếu có, chỉ là vài ba ngày lái xe đưa vợ con đi cắm trại mùa hè, hoặc thăm bạn bè khi dịp Giáng sinh.
Yêu đồng đất, yêu công việc và hầu như không có nhu cầu gì khác, chính họ, lớp cha trước, lớp con sau, làm cho đồng đất xứ Úc ngày thêm trù phú, mặc dù nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định lớp đất màu của lục địa Úc là thấp nhất thế giới.
Tất nhiên, những người nông dân Úc không cô độc trong hành trình đầy gian khó nhưng cũng rất tự hào của mình. Nghề nông là một nghề được kính trọng, và tất nhiên, luôn được giới khoa học và chính trị quan tâm.
Sẽ rất khó để có một nền sản xuất nông nghiệp quy mô và hiện đại nếu không có sự tham gia của các nhà khoa học, sự phục vụ của các nhà chính trị và sự cộng tác của các ngân hàng. Và trong chuỗi liên kết đó, vị trí của người nông dân luôn được xem là then chốt.
Nhà khoa học muốn thử nghiệm những kỹ nghệ mới về nông nghiệp, họ sẽ liên hệ với các doanh nghiệp nông nghiệp tiềm năng để xin tài trợ vốn, sau đó thông qua các hiệp hội để tiếp cận với người nông dân. Việc thử nghiệm trên đồng đất của nông dân phải được tính bằng tiền. Tiền cho ngày công chăm sóc, tiền cho diện tích chiếm dụng và tiền cho những tác động phụ có khả năng sẽ gây ra đối với những mùa vụ kế bên và tiếp theo.
Ở Nam Úc chính quyền có riêng một bộ Nông nghiệp (thực ra Tiếng Anh gọi là PIRSA - Departement of Primary Industries and Regions - Bộ Công nghiệp cơ bản và vùng). Trong vô số các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của PIRSA, an toàn sinh học được đặt lên hàng đầu.
Bất cứ ai từng đặt chân tới Úc đều đã có dịp không ít thì nhiều trải nghiệm sự khắt khe của hệ thống kiểm dịch cửa khẩu, đó là một trong những biện pháp phòng bị từ xa để đảm bảo an toàn sinh học cho các vùng sản xuất.
Cũng có thể hiểu là một minh chứng cho sự phục vụ của chính sách của chính quyền đối với người nông dân. Sự khắt khe trong kiểm soát an toàn sinh học không chỉ được áp dụng đối với các du khách nước ngoài tới Úc, mà còn được triển khai giữa các bang, các vùng.
Cùng trong bang Nam Úc thôi, nếu bạn vô tình mang một trái táo rồi bước chân tới vựa hoa quả nổi tiếng Riverland thì chỉ có một trong hai cách ứng xử: hoặc là dừng lại trước đường biên và ăn cho xong trái táo, hoặc là bị nhân viên kiểm dịch tóm được, bị phạt 300 AUD và vứt quả táo vào thùng tiêu hủy.
Ở Úc, mỗi một chủ trang trại hay nhà vườn đều có một mã số kinh doanh (ABN - Australian Business Number) và tất nhiên họ là đầu chuỗi cung ứng quan trọng của ngành thực phẩm. Đầu tư và đảm bảo để những người nông dân sản xuất trở thành nhiệm vụ và tất nhiên cũng là mục đích hoạt động của các đại doanh nghiệp, hoặc ngân hàng. Những công ty đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nhờ đó có nhiều lựa chọn, họ lại là đầu mối để đưa ra những tiêu chí cho người sản xuất trở nên chính danh và chuyên nghiệp hơn.
Một nông dân có ABN mới có thể tiếp cận ngân hàng để vay vốn, tham gia các hiệp hội để có tiếng nói cho quyền lợi của mình, hoặc tiếp nhận các khoản ưu đãi từ chính phủ. Bên cạnh đó, để sản xuất được đúng quy chuẩn và sản phẩm được chấp nhận thu mua bởi các chuỗi cung ứng, họ cũng phải trải qua các lớp học và được cấp chứng chỉ về An toàn sinh học (Fresh Care) và An toàn hóa học (Chemical Certification).
Thiếu chứng chỉ An toàn hóa học, nông gia sẽ không thể mua bất cứ loại thuốc trừ sâu nào ở bất cứ đâu, còn không có bằng Fresh Care, sản phẩm chỉ có thể bán rẻ cho thương lái ở loại thứ cấp.
Không một ai muốn điều đó xảy ra nên hầu hết các lớp đào tạo đều được tham gia đầy đủ. Cái hay là, những lớp học đó được chính quyền mở ra miễn phí, và nông dân nếu không đủ tiếng Anh để học thì đã có một người trợ giúp dịch lại - người đó chính là tôi.
Gần mười năm gắn bó với đủ mọi loại hình nông trại. Lúc trực tiếp cắt nho, hái táo, tỉa lê, khi làm một kiểu như cán bộ khuyến nông hỗ trợ người Việt tiếp cận những kiến thức mới về an toàn sinh học và sâu bệnh, khi thì làm trưởng điều hành cho một nông trại sản xuất rau lớn thứ hai Nam Úc, có rất nhiều điều tôi còn chưa thể kể hết ra đây về nền nông nghiệp của một quốc gia hiện đại.
Nhưng có điều tôi có thể chắc chắn rằng, những nông dân nước Úc, nếu chỉ có một phần nhỏ sự màu mỡ của đồng đất Việt Nam, chắc chắn sự thành công sẽ không dừng lại ở đó.
Điều đó cũng có nghĩa... Nông nghiệp - nông thôn và nông dân Việt Nam vẫn còn một khoảng dư địa vô cùng tiềm năng để trở thành động lực của nền kinh tế bền vững trong tương lai không xa.
https://nongnghiep.vn/xuat-ngoai-lam-nong-dan-d294248.html
..
Giấy phép hoạt động Báo điện tử số: 167/GB - BTTTT. Bộ trưởng Bộ TTTT cấp ngày 20/4/2017
Địa chỉ: 14 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội, Điện thoại: 024.38256492 - Fax: 024.38252923
Email: baonnvn@hn.vnn.vn & baonnvnts@gmail.com
Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Thạch
Phó Tổng Biên tập: Lê Trọng Đảm, Vũ Minh Việt, Trần Văn Cao
Trưởng Ban báo Điện tử: Mai Xuân Nghiên
..
Thứ bảy - 19/06/2021 13:06
Tháng 6 năm 2007, để hoàn thành bài tập tốt nghiệp cho khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cao cấp về Đạo diễn chương trình Truyền hình và Phim tài liệu của Trường Đào tạo Phim và Truyền hình bang Queensland (Queensland school of Films and Television), tôi liên hệ gặp và đề xuất quay, kể một câu chuyện ngắn về ông Phạm Đời - một nông dân Việt Nam trồng cà chua bi (cherry tomatoes). Đó là lần đầu tiên một phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam tự mày mò đi thực tế một mình trên những cánh đồng mênh mông của nước Úc.
Luống cà chua quá lứa cũng không còn nhiều trái, thân và lá đã héo nhiều, buổi chiều ngồi ngay ở cửa nông trại nghe người đàn ông có khuôn mặt khắc khổ kể lại hành trình gian truân của mình trên đất Úc, ấm trà vốn đã nhạt lại hết mấy lần châm nước, mà chuyện thì cứ dài ra mãi. Tối sụp tôi mới chào ông ra về.
Chuyện của ông, sau này tôi rút lại trong một phóng sự ngắn nộp cho nhà trường. Chuyện mang tên "Ông Phạm Đời với mớ chuyện đời". Hồi đó phương tiện lưu trữ kém, bài sau khi nộp và tốt nghiệp, tôi cũng không còn lưu lại được gì, ngoài cái tên không thể quên của lão nông người Việt trên đất Úc.
Những tưởng đó chỉ là một lần đi thực tiễn làm bài, xong rồi thôi, ai ngờ đồng đất xứ Nam xa lạ này lại một lần nữa kéo tôi đi. Lần này thì đi mãi, đi mãi. Tôi đi từ luống dưa cà của người Việt, sang luống rau cải của người Italia, luồn trong những luống dài thênh thênh của đám gai đau buốt trên vùng đất cát Mypolonga, trang trại lựu của người Israel và lầm lũi trong mưa chiều tháng 5 trên triền đồi Trigarten trang trại táo...
Dấu chân của tôi, và của nhiều người Việt Nam đã in trên hầu hết những đồng đất Úc châu. Những bước đi chập chững dưới cái giá rét thấu xương những ngày tháng 7 hay những bước mướt mải mồ hôi dưới cái nắng gắt trưa hè tháng 1. Những luống rau, luống dưa, luống nho, luống táo... dài như đời người.
Những bài học thực tiễn nhiều đến mức, bây giờ khi ngồi lại gõ những dòng này hầu độc giả, tôi không biết nên gọi mình là một nhà báo làm nông, hay là một nông dân tập tành kể chuyện. Nghề báo, thì tôi cũng đã đi qua hai mươi năm, còn nghề nông, nếu không kể những năm tháng dài trước khi vào đại học, thì cũng đã có cả chục năm nay đây mai đó khắp các loại hình của nền nông nghiệp Úc châu, hiện đại và kỳ vĩ nhưng cũng không khác bao lăm với bất kỳ nơi nào trên Trái đất này: mồ hôi, nước mắt và nụ cười.
Chuyện kể, có thể là rời rạc và tất nhiên là không thể đủ đầy. Đây là những gì tôi quan sát và tự mình trải nghiệm.
Trong những môn khoa học thần bí của Phương Đông, không thể bỏ qua môn Kinh Dịch. Sở dĩ tôi phải lòng vòng tới tận Kinh Dịch là bởi vì năm nọ, khi còn là phóng viên ở Văn phòng đại diện của một tờ báo phía Nam, tôi được dẫn qua cầu Đuống hầu chuyện một cụ lang vừa giỏi thuốc, vừa hay môn Bốc Dịch.
Con người ta, phàm những gì nghe thấy có tương lai, có khí thế, thì rất dễ thuộc nằm lòng. Năm đó, coi cho tôi một quẻ, cụ phán "số anh sau này xuất ngoại, làm việc hái ra tiền". Nghe thật là mát lòng mát dạ. Thế rồi, mấy chục năm sau, khi đeo cái đẫy có sức chứa mười lăm kilogram táo hoặc hai chục kilogram lê trước ngực, tôi mới hiểu câu đầu tiên của cụ, hiểu thế nào là xuất ngoại và hái ra tiền.
Tôi ngồi kể lại chuyện này, là lúc ở Nam Úc nơi tôi đang sinh sống, mùa hái táo và lê cũng vừa kết thúc được mấy hôm, hai vai và lưng vẫn còn đau ê ẩm. Chắc chắn sẽ còn đau đến hết tuần. Nhưng mùa cắt cành nho thì đã mở ra ngay trước mặt.
Mặc dù đã có những nỗ lực nghiên cứu chế tạo, lăm le đưa rô-bốt vào làm thay người hái quả, nhưng nghiên cứu mới nhất của nhóm các nhà khoa học đại học Monash (thành phố Melbourne) con rô-bốt thử nghiệm vẫn có tốc độ bằng một phần ba so với tốc độ của tôi, một người hái táo trung bình.
Cái nghề hái ra tiền này quả thật không ngon ăn. Một ngày làm việc của công nhân hái táo bắt đầu bằng việc cố gắng chuồi ra khỏi chăn trong tiết trời giá lạnh vào lúc 5 giờ sáng. Chuẩn bị đồ ăn cho bữa sáng và bữa trưa. Năm giờ rưỡi ra khỏi nhà và lái xe đi đón thêm mấy người cùng làm rồi chạy đến nông trang.
Mùa hái táo thường bắt đầu từ cuối tháng 2, kéo dài đến cuối tháng 5. Ba tháng đủ để những thanh niên khỏe mạnh dẻo dai biết thế nào là nỗi cực nhọc của nghề. Cái đẫy đựng quả hai quai chéo quàng qua cổ xuống eo, dù đứng trên thang, hay dưới gốc, người hái táo phải quơ bằng hai tay cho tới khi đầy mới bước ra nhẹ nhàng đổ xuống thùng gỗ lớn.
Một ngày làm việc 8 tiếng, từ 7 giờ sáng tới 3 giờ 30 chiều, có nghỉ ăn sáng 15 phút và nghỉ ăn trưa 30 phút. Để hái được 160 AUD cho một ngày làm việc, số táo tính ra cho mỗi người một ngày là khoảng một tấn hai. Ba tháng, một công nhân "hái ra tiền" không kể đi bộ leo dốc, bước lên bước xuống sáu bảy bậc thang, riêng cân nặng của số táo vác trên người và đổ xuống thùng là 90 tấn.
Ba tháng đi "hái ra tiền". Dậy lúc 5 giờ sáng và về nhà lúc 4 giờ 30 chiều. Nếu trừ đi những ngày cuối tuần và những hôm mưa gió quá to, còn khoảng 75 ngày làm việc. Nâng và đổ 90 tấn táo xuống thùng, nhẹ nhàng không trầy xước. Nếu không trừ đi các loại tiền ăn tiền nhà, tiền xe, tiền rượu thì 75 ngày làm việc là 12.000 AUD - nếu dịch nhanh ra cách tính xưa nay của những người làm báo chúng ta, thì là 70 triệu VND thu nhập cho một tháng hái táo. Trời ơi, cái nghề quả là "hái ra tiền"!
Trong số những công việc cần bàn tay khéo léo của con người thì thu hoạch hoa quả là phổ biến nhất. Hái lê thì nặng và phải trèo cao hơn hái táo, hái lựu hái cam thì không phải leo thang nhưng lại bị gai đâm, chỉ có hái cherry và hái nho là nhàn hơn cả. Mùa cherry nhàn hạ nhưng lại diễn ra vào đúng tháng nóng nhất trong năm. Thực sự trên những luống cây dài thăm thẳm và có khi dốc dựng đứng... đã bao nhiêu mồ hôi của người Việt đổ xuống làm màu mỡ thêm mảnh đất vốn dĩ chẳng hề màu mỡ này.
Nhiều người di dân Việt Nam khi đặt chân tới Úc châu khởi nghiệp với nghề trồng rau cải, dưa, cà, ớt. Chắc chắn khi người Việt Nam cắm mầm cây đầu tiên xuống nền đất nhà vườn họ đã phải tiếc nuối lắm những vuông đất màu mỡ bỏ lại quê hương. Thổ nhưỡng của Úc quả thật là vô cùng cằn cỗi và chóng bạc màu, thua rất xa với những vùng châu thổ Mekong lũ về ngập nặng phù sa.
Năm 2019 tôi có dịp đến vùng trồng rau nổi tiếng của người Việt Nam ở Nam Úc, vùng Virginia. Ở đây, trong suốt hơn một năm làm việc cho Dự án rau quả Úc châu, tôi đã có dịp gặp lại rất nhiều lão nông "Phạm Đời" - người đã khởi động cơ duyên của một phóng viên Việt Nam trên lộ trình lăn lóc với nền nông nghiệp ở một vùng đất xa xôi, cách quê hương chiêm trũng Nam Định của tôi tới hơn bảy ngàn cây số.
Khác với những điền trang hoa quả rộng lớn ở vùng Adelaide Hills hay Renmark, nơi chúng ta thấy những hàng cây trái thẳng tắp chạy từ chân lên đến tận đỉnh đồi, hoặc chạy song song xa tít tắp không nhìn thấy cuối hàng, ở Virginina, người Việt, người Lào, người Campuchia di cư trồng dưa, cà chua, cà tím và ớt chuông trong những nhà vườn.
Không khó để có thể gặp những triệu phú nông dân người Úc gốc Đông Dương ở Virginina. Ở quán cà phê mang cái tên rất Việt, Cà phê Bà Tùng, số 2 đường Port Old Walkerfield ngày nào cũng vậy, từ 7 giờ sáng tới 10 giờ trưa lúc nào bạn cũng có thể bắt chuyện với một chủ nhà vườn của vùng trồng rau lớn nhất Nam Úc. Ở cái không gian rất miền Tây này, bạn có thể gọi một ly cà phê sữa đá đúng kiểu Việt Nam và ngồi nghe đủ các thứ thời sự về nước, phân, cần, giống.
Chú Ba Đức đang dựng thêm nhà bầu. Ông Năm rau cải than phiền về việc thiếu nhân công. Anh Thành phấn khởi vì vừa trúng giá dưa dài còn anh Bổn lại buồn rầu vì cà chua rớt giá. Những câu chuyện của người nông dân hình như ở đâu cũng vậy, vẫn là điệp khúc được mùa, rớt giá, hay chuyện chi phí nhân công, giống, phân bón tăng cao.
Trong khi những người đàn ông bỏ ra vài tiếng đầu giờ của buổi sáng quần tụ bên bàn cà phê ở quán Bà Tùng để "rà đài" (hay hiểu đơn giản là trao đổi thông tin) trước khi lái xe bán tải đi mua phân bón, thuốc trừ sâu hay các vật dụng để sang sửa nhà vườn, thì trong vườn, những người phụ nữ đã xà cạp khẩu trang, tay xô tay kéo thoăn thoắt trên những luống dưa, cà, ớt.
Người Việt Nam khi đặt chân tới đất Úc mang theo kinh nghiệm canh tác của vùng nhiệt đới, rõ ràng đã đưa trình độ thâm canh lên một đẳng cấp mới. Ban đầu là người Hy Lạp với những luống rau nhỏ và mở ngoài trời, người di cư Italia tiếp quản nâng lên thành những trang trại rau quy mô lớn. Sau rồi không nhiều người duy trì được vì quy mô càng lớn, chi phí càng cao mà dịch bệnh thì không có gì kiểm soát nổi.
Người Việt tới, đã phát triển những nhà vườn mở nhỏ lẻ thành nhà kính, rồi nhà bầu, rồi nhà bầu trồng thủy canh. Thế hệ thứ hai của những di dân Đông Dương ở Virginia bây giờ đa số là chủ nhân của những nhà vườn thủy canh có giá trị đầu tư không dưới một triệu AUD. Lớp trẻ với kiến thức và ước mơ, luôn luôn tỏ ra tự tin hơn cha ông của họ.
Tony Đoàn, chủ của trang trại thủy canh rộng hơn 10 acres ở số 148 đường Tozer chở chúng tôi đi vòng quanh trang trại trên một chiếc xe Land Rover Evoque. Không giấu giếm sự tự tin, anh nói "tôi sẽ về hưu ở tuổi 40". Năm nay, Tony vừa bước sang tuổi 25 và có kinh nghiệm 6 năm trồng dưa thủy canh.
Đầu tư mạnh để kiểm soát thị trường luôn là một phương pháp để người làm nông trại hướng tới ước mơ của mình được "nghỉ hưu sớm". Nhưng ông Năm năm nay đã xấp xỉ 80, chú Ba cũng ngoài 60. Nhiều người khác nữa, trong cuộc đời gần ba chục năm làm chủ nông trại, mỗi một lần xuống giống, hầu như ai cũng cho rằng, sau lần trúng vụ tới đây, mình sẽ về hưu.
Cuối cùng, thì chẳng ai được về hưu. Mùa vụ cứ trúng, rồi lại thất, sản phẩm cứ được giá rồi lại rớt. Sau mỗi vụ thu hoạch, trừ đi tiền nước, tiền phân, tiền thuốc, tiền nhân công, có trúng cũng chỉ đủ cho một chuyến đi Việt Nam vài tuần thăm thú bà con họ hàng. Sau đó rồi lại đâu vào đấy.
Thực ra, mong muốn trúng một mùa rồi nghỉ của những chủ nhà vườn có lẽ cũng chỉ là một câu nói cửa miệng để người ngoài hiểu rằng gắn bó với nghề làm nông ở đây vất vả như thế nào.
Vất vả thật, nhưng chẳng ai muốn bỏ. Những người chủ nông trại ở Úc quả thật họ có tình yêu với công việc khiến cho một người nửa vời như tôi rất khó hình dung. Ở đây, các chủ điền trang luôn là những người làm việc nhiều nhất và giỏi nhất. Chúng tôi thường gọi đùa họ là những người "đẻ ra ở trên farm".
Sáng sớm khi nhân công làm thuê chưa tới, họ đã có mặt chuẩn bị mọi nông cụ cần thiết. Chiều muộn, khi người làm đã ra về hết, họ vẫn quần quật thu dọn, rửa đồ và chuẩn bị xe máy cho ca tối ở trong khu vực đóng gói và bảo quản.
Ngày làm việc của một chủ nông trại không bao giờ dưới 10 tiếng... và triền miên như vậy mùa này qua mùa khác. Sự nghỉ ngơi nếu có, chỉ là vài ba ngày lái xe đưa vợ con đi cắm trại mùa hè, hoặc thăm bạn bè khi dịp Giáng sinh.
Yêu đồng đất, yêu công việc và hầu như không có nhu cầu gì khác, chính họ, lớp cha trước, lớp con sau, làm cho đồng đất xứ Úc ngày thêm trù phú, mặc dù nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định lớp đất màu của lục địa Úc là thấp nhất thế giới.
Tất nhiên, những người nông dân Úc không cô độc trong hành trình đầy gian khó nhưng cũng rất tự hào của mình. Nghề nông là một nghề được kính trọng, và tất nhiên, luôn được giới khoa học và chính trị quan tâm.
Sẽ rất khó để có một nền sản xuất nông nghiệp quy mô và hiện đại nếu không có sự tham gia của các nhà khoa học, sự phục vụ của các nhà chính trị và sự cộng tác của các ngân hàng. Và trong chuỗi liên kết đó, vị trí của người nông dân luôn được xem là then chốt.
Nhà khoa học muốn thử nghiệm những kỹ nghệ mới về nông nghiệp, họ sẽ liên hệ với các doanh nghiệp nông nghiệp tiềm năng để xin tài trợ vốn, sau đó thông qua các hiệp hội để tiếp cận với người nông dân. Việc thử nghiệm trên đồng đất của nông dân phải được tính bằng tiền. Tiền cho ngày công chăm sóc, tiền cho diện tích chiếm dụng và tiền cho những tác động phụ có khả năng sẽ gây ra đối với những mùa vụ kế bên và tiếp theo.
Ở Nam Úc chính quyền có riêng một bộ Nông nghiệp (thực ra Tiếng Anh gọi là PIRSA - Departement of Primary Industries and Regions - Bộ Công nghiệp cơ bản và vùng). Trong vô số các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của PIRSA, an toàn sinh học được đặt lên hàng đầu.
Bất cứ ai từng đặt chân tới Úc đều đã có dịp không ít thì nhiều trải nghiệm sự khắt khe của hệ thống kiểm dịch cửa khẩu, đó là một trong những biện pháp phòng bị từ xa để đảm bảo an toàn sinh học cho các vùng sản xuất.
Cũng có thể hiểu là một minh chứng cho sự phục vụ của chính sách của chính quyền đối với người nông dân. Sự khắt khe trong kiểm soát an toàn sinh học không chỉ được áp dụng đối với các du khách nước ngoài tới Úc, mà còn được triển khai giữa các bang, các vùng.
Cùng trong bang Nam Úc thôi, nếu bạn vô tình mang một trái táo rồi bước chân tới vựa hoa quả nổi tiếng Riverland thì chỉ có một trong hai cách ứng xử: hoặc là dừng lại trước đường biên và ăn cho xong trái táo, hoặc là bị nhân viên kiểm dịch tóm được, bị phạt 300 AUD và vứt quả táo vào thùng tiêu hủy.
Ở Úc, mỗi một chủ trang trại hay nhà vườn đều có một mã số kinh doanh (ABN - Australian Business Number) và tất nhiên họ là đầu chuỗi cung ứng quan trọng của ngành thực phẩm. Đầu tư và đảm bảo để những người nông dân sản xuất trở thành nhiệm vụ và tất nhiên cũng là mục đích hoạt động của các đại doanh nghiệp, hoặc ngân hàng. Những công ty đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nhờ đó có nhiều lựa chọn, họ lại là đầu mối để đưa ra những tiêu chí cho người sản xuất trở nên chính danh và chuyên nghiệp hơn.
Một nông dân có ABN mới có thể tiếp cận ngân hàng để vay vốn, tham gia các hiệp hội để có tiếng nói cho quyền lợi của mình, hoặc tiếp nhận các khoản ưu đãi từ chính phủ. Bên cạnh đó, để sản xuất được đúng quy chuẩn và sản phẩm được chấp nhận thu mua bởi các chuỗi cung ứng, họ cũng phải trải qua các lớp học và được cấp chứng chỉ về An toàn sinh học (Fresh Care) và An toàn hóa học (Chemical Certification).
Thiếu chứng chỉ An toàn hóa học, nông gia sẽ không thể mua bất cứ loại thuốc trừ sâu nào ở bất cứ đâu, còn không có bằng Fresh Care, sản phẩm chỉ có thể bán rẻ cho thương lái ở loại thứ cấp.
Không một ai muốn điều đó xảy ra nên hầu hết các lớp đào tạo đều được tham gia đầy đủ. Cái hay là, những lớp học đó được chính quyền mở ra miễn phí, và nông dân nếu không đủ tiếng Anh để học thì đã có một người trợ giúp dịch lại - người đó chính là tôi.
Gần mười năm gắn bó với đủ mọi loại hình nông trại. Lúc trực tiếp cắt nho, hái táo, tỉa lê, khi làm một kiểu như cán bộ khuyến nông hỗ trợ người Việt tiếp cận những kiến thức mới về an toàn sinh học và sâu bệnh, khi thì làm trưởng điều hành cho một nông trại sản xuất rau lớn thứ hai Nam Úc, có rất nhiều điều tôi còn chưa thể kể hết ra đây về nền nông nghiệp của một quốc gia hiện đại.
Nhưng có điều tôi có thể chắc chắn rằng, những nông dân nước Úc, nếu chỉ có một phần nhỏ sự màu mỡ của đồng đất Việt Nam, chắc chắn sự thành công sẽ không dừng lại ở đó.Điều đó cũng có nghĩa... Nông nghiệp - nông thôn và nông dân Việt Nam vẫn còn một khoảng dư địa vô cùng tiềm năng để trở thành động lực của nền kinh tế bền vững trong tương lai không xa.
Nguồn tin: Nội dung: Lại Trọng Tình Thiết kế: Trọng Toàn Ảnh: Lại Trọng Tình - VN/nongnghiep.vn
https://nongthonmoihatinh.vn/Tin-trong-nuoc/xuat-ngoai-lam-nong-dan-116637.html
---
BỔ SUNG
1.
Thứ ba, 15/10/2019, 00:14 (GMT+7)
Lương tri của rượu biaLại Trọng Tình
Nhà báo
Có một sinh nhật tôi không bao giờ quên. Bạn tôi bị tai nạn, phải ra tòa, bị tịch thu bằng lái và nộp phạt 1.200 đô la Úc.
Sớm ngày 21 tháng 1 năm 2015, chuông điện thoại réo khi tôi còn đang ngủ. "Xe anh P bị tai nạn trên đường đi làm, mọi người không sao", cậu em thông báo. Đó là lễ sinh nhật rất đáng nhớ của tôi. Tối hôm trước, mấy anh em du học sinh tụ tập, sau khi uống hết mấy chai bia, tôi đã nhấn mạnh, những ai sáng mai đi làm thì thôi không uống nữa.
Theo tiêu chuẩn được ghi trên các chai bia ở Úc (như một quy định bắt buộc của đồ uống có cồn) sau một giờ đồng hồ, cơ thể sẽ xử lý xong lượng đồ uống chứa cồn ở mức tiêu chuẩn. Nhưng người tính chẳng bằng cơ địa tính. Sáng hôm sau, P lái xe chở mọi người đi làm trong tình trạng tỉnh táo. Tới một khúc cua, đường ướt, xe bị lạc tay lái đâm lên lề đường. P còn bình tĩnh cho xe đâm vào một gốc cây làm phanh. Xe hỏng, may mà người trên xe đều không hề hấn.
Tai nạn là tai nạn. Hai phút sau, hai xe cảnh sát, một cứu thương và một cứu hỏa chạy tới. Sau khi kiểm tra sức khỏe và sự ổn định tinh thần của tất cả, việc đầu tiên của cảnh sát là yêu cầu tài xế thổi rượu. Kết quả, lượng cồn trong hơi thở của P vượt ngưỡng 0,05 mg/lít khí thở, mức bị xử lý bằng hình thức giam bằng lái xe 6 tháng và ra tòa.
Sáu tháng không bằng lái cộng với 1.200 đô la Úc tiền phạt quả là một răn đe khiến người ta không thể quên trong suốt phần đời chạy xe còn lại. Chúng tôi không cần phải nhắc nhau "rượu bia thì không lái xe" nữa.
Tháng bảy vừa rồi, tôi tham gia khóa học trực tuyến dành cho người làm trong lĩnh vực liên quan tới bia rượu và đồ uống có cồn của Úc. Hai ngày đọc tài liệu và trả lời câu hỏi đem lại cho tôi biết bao kiến thức. Trong đó, thú vị nhất là quy định về quyền và nghĩa vụ từ chối bán rượu bia khi người mua đồ uống có biểu hiện không kiểm soát được hành vi.
Sau khi liệt kê một loạt các biểu hiện có thể xác định người uống đã tới điểm dừng, Luật Sử dụng rượu bia nước này ghi rõ: Người bán phải từ chối phục vụ, gợi ý người mua dùng nước, cà phê hoặc đồ uống không cồn thay thế và tìm người quen, hoặc taxi và phương tiện công cộng để giúp người này rời khỏi cửa hàng.
Sự nghiêm khắc về các hình phạt được quy định trong luật luôn là lưỡi gươm Damocles buộc mọi người trong chuỗi tiêu thụ rượu bia phải tự kiểm soát mình. Ví dụ, một vị thành niên vào nhà hàng mua một ly đồ uống có cồn, người đó sẽ bị phạt 210 đô la Úc tại trận. Chưa hết, người trực tiếp bán cho cô, cậu ta sẽ chịu mức phạt có thể lên tới 2.200, và chủ cửa hàng chịu phạt 10.000 đô la Úc. So với mức thu nhập trung bình ở đây, những thang phạt này không chỉ đủ sức răn đe đối với người vi phạm, mà còn tạo tâm lý phòng ngừa với mọi công dân.
Lái xe sau khi sử dụng rượu bia còn là hành vi bị quản lý chặt chẽ hơn nhiều. Treo bằng, giam xe, ra tòa, phạt tiền hoặc tước bằng vĩnh viễn, phạt giam là những quy định để đối phó với việc điều khiển phương tiện sau khi uống rượu ở nước này.
Rất khập khiễng nếu đem so sánh giữa một quốc gia phát triển và có sự đồng đều về văn hóa vùng miền như Úc, Mỹ, Anh với Việt Nam, nhưng tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi áp dụng. Sự phức tạp của việc ban hành các quy định về sử dụng rượu bia ở Việt Nam đã vào tới tận nghị trường Quốc hội. Tỷ lệ phần trăm đại biểu bấm nút và không bấm nút thông qua các thay đổi về sử dụng rượu bia mới đây trở thành một đề tài được bàn tán nhiều ngày. Người ta nhắc nhiều tới tác động của lợi ích nhóm, tới mức Tổng thư ký của Quốc hội phải đăng đàn phủ định.
Tuy nhiên, ngay cả khi không có sự tác động của ngành sản xuất bia rượu thì các yếu tố tác động đến đại biểu Quốc hội trong việc cân nhắc ban hành các văn bản luật liên quan đến vấn đề nan giải này ở khía cạnh thói quen, văn hóa... cũng quá nhiều. Trên nền tảng văn hóa của từng cá nhân đại biểu, văn hóa – văn minh chung mà chúng ta đang hướng tới, các cộng đồng rất nhiều khác biệt ở các vùng miền, trong không gian của nghị trường đó... việc vượt qua được các "ngưỡng cửa" vô hình để đưa ra một quan điểm đột phá không hề dễ.
Không dễ, nhưng không thể không làm. Và "làm" ở đây cũng không phải là thực hiện một cách hình thức, "bấm nút" cho xong rồi nó muốn ra sao thì ra. Nếu như vậy, việc ban hành các quy định về sử dụng rượu bia sẽ giống như cấm hút thuốc lá, chửi tục, gây ông ào nơi công cộng, đánh trống bỏ dùi.
Chúng ta có thể còn lấn cấn về điểm này điểm kia, nhưng không khó để quy định sao cho các cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm cao hơn trong việc bán ra các loại đồ uống có cồn, cũng như xử phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi điều khiển phương tiện sau khi sử dụng bia rượu. Việc quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh sẽ giúp người mua và người bán hiểu rõ hơn thứ mình đang giao dịch là loại đồ uống chỉ gây hại mà không có lợi. Nó có thể khiến ngành bia rượu giảm đi doanh số, nhưng nó cũng sẽ giúp giảm đi bao nhiêu cái chết thương tâm, giảm đi bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu số phận sau một giây bỗng thành bất hạnh, giảm đi gánh nặng của toàn xã hội trong việc chăm sóc, điều trị những bệnh nhân bị tác động bởi đồ uống có cồn.
Tất nhiên, chúng ta sẽ không kỳ vọng các đô thị lớn xuất hiện một lực lượng đồng phục đi từng vỉa hè góc phố lùng sục thu giữ và phạt những hàng quán vỉa hè để thu cái chai "7up một lít hai nhăm" màu xanh cong vênh chứa rượu bán cho chú xe ôm lúc cuối ngày. Một anh công an xã ghé vào gốc đa đầu làng bảo bà chủ quán "đong cho tôi một cút" rồi lập ngay biên bản bà hàng nước; hay chú cảnh sát giao thông chặn người đàn ông đang dắt con ngựa trắng bên sườn núi để yêu cầu thổi rượu. Đó quả thực là những mảnh ghép nghe có vẻ khó hài hòa trong một quốc gia đa vùng văn hóa và khí hậu.
Nhưng nếu thực sự lo lắng cho sự phát triển lành mạnh và tương lai của một xã hội thì nhà quản lý cần phải nghiêm khắc hơn với câu chuyện này, trước khi tất cả người dân đều tỉnh thức: đồ uống có cồn là một loại chất độc, uống nhiều thì hại lắm.
https://vnexpress.net/luong-tri-cua-ruou-bia-3987772.html
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.