Bắt đầu tự sự kiện một phim nghệ thuật lấy đề tài cuộc sống người Dao hiện tại đang bị chỉ ra là có rất nhiều hạt sạn: làm sai lệch đặc trưng tộc người Dao.
Home
Hiển thị các bài đăng có nhãn tộc-người-thiểu-số. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tộc-người-thiểu-số. Hiển thị tất cả bài đăng
08/08/2024
30/09/2023
Câu chuyện văn hóa: Các tộc người thiểu số ở miền núi và việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong các sản phẩm
Mình có tham gia một tọa đàm gần đây về chủ đề này. Có nhiều điểm trình bày của hai diễn giả đồng hành rất thú vị, mình xem như là các thu hoạch từ tọa đàm.
Dưới là các tin tức liên quan (vừa nhận từ Tạp chí Công thương).
19/06/2020
Người Dao tự luận bàn về sinh kế của người Dao
Nhiều vấn đề liên quan đến sinh kế của người Dao hiện nay được đưa ra bàn luận khá thú vị.
Từ lâu lâu, đã thấy tin trên Facebook của anh em người Dao về việc chuẩn bị cũng như diễn tiến của buổi tọa đàm vừa diễn ra tại Hà Nội. Trước nay, cũng đã có những luận bàn nho nhỏ, ví dụ tại một quán cà-phê nào đó trong phạm vi dăm ba người. Nhưng lần này là tại Bảo tàng Hà Nội, với qui mô mấy trăm người.
Có sự xuất hiện của cả anh Triệu Tài Vinh (đọc lại ở đây) và nhiều nhân vật liên quan khác (chẳng hạn hai bác Phan Đăng Long và Hoàng Văn Khánh đại diện cho phía Mạc tộc Việt Nam).
Người đóng góp công sức lớn là bác Bàn Tuấn Năng (con trai của bác Bàn Tiến Tân, thuộc dòng họ nhà thơ Bàn Tài Đoàn).
29/04/2020
Định kiến với người thiểu số ở Việt Nam, và với người châu Á
Người châu Á thường bị phía phương Tây kì thị. Mà trong tiếng Việt đúc kết thành cái gọi là "châu Á đầu đen". Đầu đen ấy là chỉ chung màu tóc đen của người Trung Quốc, người Việt Nam, người Nhật Bản, người Triều Tiên, người Đài Loan, người Thái Lan,...
Dĩ nhiên, bây giờ, châu Á không chỉ còn là đầu đen, bởi các loại tóc màu nước chè, màu đỏ, màu xanh, màu đủ thứ,... đã thấy ở khắp nơi, cả nơi thị thành cả vùng xa xôi hẻo lánh.
Còn về người dân tộc thiểu số ở Việt Nam, từ lâu, có một cách nói lái mang tính miệt thị là "tông dật". Một ông bạn của mình bây giờ đã là người quản lí một tờ báo ngành, nhưng nhiều năm về trước, hồi còn là sinh viên sống trong kí túc xá Mễ Trì, một sáng thức dậy mà dám dùng từ "tông dật" để nói chuyện với một người bạn là người Dao mạn Bắc Giang. Thế là, người nói chữ "tông dật" ấy suýt nữa bị một trận nhừ tử, nếu không có sự can ngăn kịp thời. Chuyện của thập niên 1990, và tôi thì là người chứng kiến từ đầu đến cuối.
28/03/2018
Dân tộc học số: Một không gian vô hạn cho dữ liệu dân tộc học
Một ví dụ cụ thể thì đã nói đơn giản ở đây (tháng 3 năm 2016).
10/01/2017
Những ngôi làng Nghe Lớn, Nghe Nhỏ ở huyện Kông Chro : bây giờ đang đối mặt với vấn nạn tự vẫn
"Kông Chro" hay "huyện Kông Chro", một cái tên tiêu biểu của vùng đất Tây Nguyên, vùng đất gắn với tộc người chủ yếu là Bana.
Đối với người Việt Nam bình thường, cái tên Bana cũng thật thân quen, từ lúc bé tí có bài Kinh và Bana là hai anh em trong sách giáo khoa. Người Bana ở Kông Chro chủ yếu mang họ Đinh.
Ở Kông Chro, có những ngôi làng thân quen như "Nghe Lớn", "Nghe Nhỏ". Trước đây, blog đã đăng một cái ảnh về làng Nghe Lớn, chụp vào khoảng năm 2007, tức 10 năm về trước, ở đây.
Bây giờ, vấn nạn tự tử đang xuất hiện ở Kông Chro. Xuất hiện với tỉ lệ cao nhất nước !
12/12/2015
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)