Về nhân vật Nguyễn Công Tiễu ở đầu thế kỉ XX, thì trước đây Giao Blog đã cho đi một bài giới thiệu tổng quan, ở đây.
1. Sách được xuất bản năm 1928 tại Hà Nôi, với lời giới thiệu như sau về học giả Nguyễn Công Tiễu ở ngay trang bìa:
Thời đó, có nhiều trí thức tốt nghiệp trường Canh nông, chẳng hạn cụ Phan Đăng Lưu hay cụ Cù Huy Cận. Tựa như không chỉ có một, mà có mấy trường Canh nông.
2. Có cảm giác là cụ Tiễu chép lại sách giáo khoa ở trường Canh nông, đưa thêm một ít bổ sung gì đó, rồi đem in thành sách, như để cung cấp cho nhà nông nước ta hồi đó một sách hướng dẫn nghề làm ruộng.
3. Về con tằm và vòng đời của nó, cụ viết và đưa bản vẽ như sau:
Tức là vòng đời của một con tằm, có 3 thể:
- con sâu,
- con rộng,
- con ngài.
Hồi ấy, gọi là "rộng". Bây giờ, thì phổ biến gọi là "nhộng".
Ngày xưa, một người nhà tôi làm ở nhà máy tơ, nên bữa ăn thường có đĩa nhộng. Sau này, lúc vào đại học, quen với cơm bụi Hà Nội thời đầu thập niên 1990, chúng tôi cũng thi thoảng gọi "một đĩa nhộng", thì xem chừng là ăn khá sang rồi.
Đại khái vậy. Các bài liên quan sẽ được cập nhật ở bên dưới.
Tháng 9 năm 2021,
Giao Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.