Sáng nay, ngày 3 tháng 11, nhân có việc trên phố Núi Trúc (Hà Nội), mình ghé thăm nhanh ngôi trường cũ ở trên con phố ấy. Bẵng cái, đã rất nhiều năm tháng đi qua. Tính từ lúc còn học (thời các cô giáo Nhật là Okumura, Izuka; các thầy Long, thầy Cảnh, thầy Chính người Việt), thì chắc là trên 20 năm ! Còn tính từ lần ghé thăm gần nhất, trước hôm nay, cũng tới cả 10 năm !
Home
Hiển thị các bài đăng có nhãn sugi-ryo-taro. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sugi-ryo-taro. Hiển thị tất cả bài đăng
11/02/2017
Nhà vua Bình Thành gặp vợ con của các anh lính Nhật tham gia Việt Minh, và viếng thăm nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở Huế
Về chuyến công du chính thức của nhà vua Nhật Bản (từ ngày 28/2-6/3/2017), tới Việt Nam và Thái Lan, đã điểm tin ở entry trước (ở đây).
Bây giờ, lịch trình thăm Việt Nam chi tiết của nhà vua đã được công bố. Đáng chú ý là hai điểm sau.
09/02/2017
Chuyện về đại sứ thân thiện Sugi Ryotaro : một người đưa tới hứng thú học tiếng Nhật đầu tiên
Quả thật, một trong những người mang đến niềm hứng thú học tiếng Nhật cho lớp chúng tôi ngày ấy, là nghệ sĩ Sugi Ryotaro. Đã viết nhanh về ông ở một entry trước (ở đây, tháng 2/2014).
Chúng tôi nghe ông hát qua băng cát-xét của những năm cuối thập niên 1990. Đó là quà tặng cho mỗi học viên của trường tiếng Nhật ngày trước, tức ngôi trường trên Núi Trúc mà tên tiếng Nhật rất vui là Takeyama. Một bài hát của ông có câu mà chúng tôi hay nhắc lại: "khi đã mệt nhoài trên đường du lãng, bạn hãy gọi tên tôi"(lời dịch của Giao). Đó là một bài Enca - lối hát cổ điển của Nhật Bản.
Sugi là nghệ sĩ chuyên hát Enca. Ông được chính phủ Nhật Bản cử làm Đại sứ thân thiện Việt - Nhật trong mấy chục năm qua.
17/01/2017
13/02/2014
Hội đàm chính thức đầu tiên, của đồng chí Bất Phá (Nhật Bản) và đồng chí Hồ Chí Minh, phải sử dụng tiếng Trung Quốc để trùng dịch
Hôm trước đã kể bằng kỉ niệm của chính bản thân tôi về nghệ sĩ chuyên hát enka của Nhật Bản là Sugi Ryotara. Như một lời cảm ơn.
Hôm nay, xin kể về cuộc hội đàm đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Cộng sản Nhật Bản vào thập niên 1960, tại Hà Nội, mà hai nhân vật chính là Hồ Chí Minh và Fuwa Tetsuzo 不破哲三. Kể qua tư liệu vừa được công khai của ông Fuwa 不破 - người hiện giữ ngôi tạm gọi là tiên chỉ của Đảng Cộng sản Nhật Bản (chúng tôi gọi tên bác này là Bất Phá theo âm Hán Việt, với nghĩa "không thể phá được", "không tiêu diệt được"; mà quả thực, tên Bất Phá là bác ấy đặt ra, tức bút danh, còn tên thực thì không phải vậy).
Năm 1962 (tại Hà Nội):
Năm 1962 (tại Hà Nội):
Tháng 2 năm 1966, đồng chí Hồ Chí Minh và đồng chí Bất Phá cùng nâng cốc |
04/02/2014
Cảm ơn bác Sugi
Bây giờ, mới nghe tin chính phủ Nhật Bản chuẩn bị tặng Thư Cảm ơn cho nghệ sĩ chuyên hát enka là Sugi Ryotaro.
Một thư cảm ơn sau mấy chục năm cống hiến cho một con người, trong hoạt động kết nối quan hệ hữu nghị ở tầm dân dã giữa Nhật Bản và Việt Nam cùng một số nước Đông Nam Á khác. Chưa phải bằng khen, lại càng chưa phải huy chương hay huân chương.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)