Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

30/06/2019

G20 Osaka (Japan) 2019, và một sáng Chủ Nhật ở Hà Nội

Bọn trẻ nghỉ hè thức dậy buổi sáng thì đã thấy TV đưa nổi bật sự kiện thượng đỉnh G20 đang diễn ra ở Osaka (Nhật Bản), liền thắc mắc đúng đắn: thủ tướng Việt Nam xuất hiện rõ nét và vui vẻ thế kia, chắc Việt Nam mình đã là thành viên của G20 ?

Trả lời nhanh: G20 thực chất là G7 mở rộng, tức là G7 cộng thêm một số nước cùng khu vực nữa. Đến 2019, không có Việt Nam trong G20. Ở Đông Nam Á, dự vào hàng thành viên G20 mới có Indonexia thôi.

Trả lời bọn trẻ nhanh như vậy trong một buổi sáng trời Hà Nội đã dịu đi nhiều. Là nhờ có trận mưa khá lớn đêm qua. Mà mưa khá muộn, chắc phải tầm mười hai rưỡi đêm hay một giờ sáng gì đó.

Mấy hôm nắng nóng dữ dội, chỗ làm việc thường xuyên ở nhà lên tới tận 35 độ, vài phút là coi như ong thủ ! Nên đã di cư. Sáng nay, ngày Chủ Nhật dịu mát, đã trở lại vị trí thường xuyên. Ngó vào nhiệt kế vẫn thấy chỉ 33 độ ! Nếu không có điều hòa thì ở cái nóng 35 độ là không thể làm việc. Nhưng với 33 thì có thể ok, không cần điều hòa, mà với quạt gió mạnh là ổn. Chỉ 2 độ thôi, nhưng hoàn toàn khác.

Việc đầu tiên là ngó ngàng một chút tới G20 Osaka 2019. Đã phải giải thích với bọn trẻ về tư cách khách mời G20 của Việt Nam.

G20サミットロゴマーク
制作者(牛込 幸男さん)による作品の説明
日本の象徴である富士山をモチーフにデザインしました。富士山の「頂」と「旭日」は、議長国日本から「世界の経済成長と繁栄」をもたらす象徴としました。また、富士の裾野には春の訪れ(経済成長と繁栄)を告げる桜の花びらを咲かせました。
"
Hội nghị thượng đỉnh G20 là sự kiện quy tụ các nhà lãnh đạo đến từ 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, gồm cả phát triển và mới nổi.

G20 bao gồm 19 quốc gia: Argentina, Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, và Mỹ. Thành viên còn lại là Liên minh châu Âu (EU).

Ngoài ra còn có các khách mời dự hội nghị G20, từ người đứng đầu các tổ chức khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Phi (AU) cho tới đại diện của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (UN) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
"

"
G20サミットとは、G7(仏、米、英、独、日、伊、加(議長国順)の7か国及び欧州連合(EU))に加え、アルゼンチン、豪、ブラジル、中、印、インドネシア、メキシコ、韓、露、サウジアラビア、南アフリカ、トルコ(アルファベット順)の首脳が参加して毎年開催される国際会議です。G20サミットにはメンバー国以外にも、招待国や国際機関などが参加しています。
"



"
G20 Countries 2019
The G20 is a forum that is used to discuss policies surrounding international financial stability. The forum was originally formed in 1999. The G20 is made up of a group of nations with the most advanced and emergency economies in the world. These countries make up about 85% of global GDP, over 75% of global trade, and approximately two-thirds of the world’s total population. These nations also make up about half of the earth’s total land area.
The nations that make up the G20 include:

FlagNamePopulation 2019 AreaGrowth Rate
China1,433,783,6869,706,961 km²0.43%
India1,366,417,7543,287,590 km²1.02%
United States329,064,9179,372,610 km²0.60%
Indonesia270,625,5681,904,569 km²1.10%
Brazil211,049,5278,515,767 km²0.75%
Russia145,872,25617,098,242 km²0.09%
Mexico127,575,5291,964,375 km²1.10%
Japan126,860,301377,930 km²-0.27%
Germany83,517,045357,114 km²0.47%
Turkey83,429,615783,562 km²1.32%
United Kingdom67,530,172242,900 km²0.58%
France65,129,728551,695 km²0.21%
Italy60,550,075301,336 km²-0.13%
South Africa58,558,2701,221,037 km²1.33%
South Korea51,225,308100,210 km²0.10%
Argentina44,780,6772,780,400 km²0.95%
Canada37,411,0479,984,670 km²0.91%
Saudi Arabia34,268,5282,149,690 km²1.68%
Australia25,203,1987,692,024 km²1.23%

"
http://worldpopulationreview.com/countries/g20-countries/



---


Báo và tin tiếng Nhật

"
平成30年7月3日






(最終更新日:令和元年5月22日)
 G20サミット(金融・世界経済に関する首脳会合)が、本年6月28日及び29日に大阪で開催されます。G20大阪サミットの成功に向けて、政府をあげて取組を始めています。
 G20サミットとは、G7(仏、米、英、独、日、伊、加(議長国順)の7か国及び欧州連合(EU))に加え、アルゼンチン、豪、ブラジル、中、印、インドネシア、メキシコ、韓、露、サウジアラビア、南アフリカ、トルコ(アルファベット順)の首脳が参加して毎年開催される国際会議です。G20サミットにはメンバー国以外にも、招待国や国際機関などが参加しています。
G20サミットの日本での開催は、2019年が初となります。"

"
G20(金融・世界経済に関する首脳会合)

G20サミットに関する基礎的なQ&A

平成29年11月15日
  • G20サミットについて
    • 問.G20とは何ですか?
    • 問.G20の設立経緯を教えてください。
    • 問.G20サミットの特徴は何ですか?
    • 問.G20サミットの議長国任期はどれくらいですか?
    • 問.トロイカ体制とは何ですか?
    • 問.過去のG20サミットの議題及び成果はどのようなものがありますか?

G20サミットについて

問.G20とは何ですか?

 G20サミット(「金融・世界経済に関する首脳会合」)とは,G7(仏,米,英,独,日,伊,加,欧州連合(EU))に加え,亜,豪,ブラジル,中,印,インドネシア,メキシコ,韓,露,サウジアラビア,南アフリカ,トルコ(アルファベット順)の首脳が参加して毎年開催される国際会議です。G20サミットにはメンバー国以外にも,招待国や国際機関などが参加しています。

問.G20の設立経緯を教えてください。

 リーマン・ショックを契機に発生した経済・金融危機に対処するため,2008年11月,主要先進国・新興国の首脳が参画するフォーラムとして,従来のG20財務大臣・中央銀行総裁会議を首脳級に格上げし,ワシントンDCで第1回サミットが開催されました。以降,2010年まではほぼ半年毎に,2011年以降は年1回開催されています。2019年のG20サミットは,日本において開催されます。

問.G20サミットの特徴は何ですか?

 G20サミットは,加盟国のGDPが世界の約8割以上を占めるなど,「国際経済協調の第一のフォーラム」(Premier Forum for International Economic Cooperation:2009年9月のピッツバーグ・サミットで合意・定例化)として,経済分野において大きな影響力を有しています。上記設立経緯もあり,主要議題は基本的に経済分野です。近年取りあげられる議題は,世界経済,貿易・投資,開発,気候・エネルギー,雇用,デジタル,テロ対策,移民・難民問題等があります。

問.G20サミットの議長国任期はどれくらいですか?

 議長国期間は,12月~翌年11月までの1年間です。

問.トロイカ体制とは何ですか?

 2011年のカンヌ・サミットにおいて公式化された,「G20作業を運営する体制」のことで,現議長国,前議長国並びに次期議長国による協力体制が組まれることを指します。日本がG20サミットの議長国を務める2019年には,アルゼンチン(2018年議長国),サウジアラビア(2020年議長国)と緊密に連携していくこととなります。

問.過去のG20サミットの議題及び成果はどのようなものがありますか?


"





---


Báo và tin tiếng Việt


2.

G20 và vị thế Việt Nam

 Tham dự Thượng đỉnh G20 lần này giúp Việt Nam nói tiếng nói cùng những nền kinh tế đang nổi, góp phần vào việc giải quyết những vấn đề chung của nền kinh tế thế giới.

G20 và vị thế Việt Nam
Các trưởng đoàn tham dự hội nghị G20 chụp ảnh chung
Việt Nam là một trong 8 nước khách mời đặc biệt của nước chủ nhà Nhật Bản dự Hội nghị G20 lần thứ 14. 
Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam tham gia G20 với tư cách là Chủ tịch ASEAN. Điều này thể hiện vị thế quan trọng của Việt Nam trong nền chính trị thế giới và nền kinh tế Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ.
Việt Nam tham dự Thượng đỉnh G20 lần này tại Nhật Bản giúp Việt Nam nói tiếng nói cùng những nền kinh tế đang nổi, góp phần vào việc giải quyết những vấn đề chung của nền kinh tế thế giới.
G20 và vị thế Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Sáng 28/6, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã chính thức đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Nguyên thủ các nước thành viên Nhóm G20 cùng các nước khách mời, lãnh đạo đứng đầu của các tổ chức đa phương toàn cầu quan trọng.
Sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo cấp cao các nước tham dự phiên thảo luận chuyên đề về kinh tế số do Thủ tướng Nhật Bản Abe chủ trì. 
Lãnh đạo các nước tham dự đã thông qua Tuyên bố Osaka về Kinh tế số; nhấn mạnh tiềm năng to lớn và tầm quan trọng của kinh tế số; tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế số, tranh thủ tối đa lợi ích của kinh tế số và các công nghệ mới nổi, đồng thời bảo đảm an ninh, an toàn trong kinh tế số.
G20 và vị thế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên thứ nhất về Kinh tế toàn cầu, Thương mại và Đầu tư
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các nhà lãnh đạo thảo luận tình hình, triển vọng kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu. 
Các nhà lãnh đạo đánh giá kinh tế thế giới cơ bản ổn định, song tăng trưởng chậm với nhiều rủi ro. Trong bối cảnh thương mại trên thế giới đang diễn biến phức tạp, lãnh đạo nhiều nước đề cao hợp tác quốc tế, kêu gọi chống chủ nghĩa bảo hộ, thúc đẩy liên kết kinh tế, thương mại và đầu tư, thúc đẩy cải cách WTO, duy trì và củng cố hệ thống thương mại đa phương...
Sáng kiến hình thành mạng lưới sáng tạo toàn cầu
Phát biểu tại phiên họp về đổi mới sáng tạo vào chiều 28/6, Thủ tướng cho biết, Việt Nam xác định kinh tế số là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng hoan nghênh sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo về lưu chuyển tự do dữ liệu đi đôi với bảo đảm sự tin cậy; đề nghị cần có khuôn khổ pháp luật, quy tắc toàn cầu về lưu chuyển và quản trị dữ liệu. 
Thủ tướng cũng hoan nghênh cách tiếp cận của các nước G20 về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) lấy con người làm trung tâm; nhấn mạnh sáng tạo công nghệ mới trước hết phải vì con người và gìn giữ các giá trị đạo đức nhân văn tốt đẹp.
G20 và vị thế Việt Nam
Thủ tướng nêu sáng kiến về thúc đẩy hình thành mạng lưới toàn cầu kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo, trong đó có các các trung tâm nghiên cứu-phát triển trí tuệ nhân tạo, để thúc đẩy chia sẻ tri thức, công nghệ mới, hỗ trợ các nước đang phát triển tranh thủ các cơ hội từ đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau và thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 tiếp tục các phiên thảo luận quan trọng vào ngày 29/6 về phát triển bền vững, việc làm, phụ nữ, y tế, môi trường, năng lượng, biến đổi khí hậu…
Sáng kiến chống rác thải nhựa toàn cầu
Phát biểu tại phiên họp về khí hậu – môi trường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bất ổn an ninh năng lượng đang thách thức sự tồn vong của nhân loại; đề nghị các nước có những đột phá, sáng tạo về huy động phân bổ hiệu quả nguồn lực và thực hiện đầy đủ các cam kết về khí hậu, môi trường.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam thực hiện nghiêm túc cam kết Thỏa thuận Paris về khí hậu; đề nghị các nước và cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ thiết thực cho các nước dễ tổn thương về biến đổi khí hậu, trong đó có khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng nhấn mạnh rác thải nhựa biển làm suy thoái nghiêm trọng hệ sinh thái biển, là vấn đề cấp bách toàn cầu; đề nghị các nước chung tay xây dựng các thể chế, quy định về biển và đại dương nhằm kiểm soát, giảm thiểu và ngăn ngừa rác thải nhựa biển.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã và đang huy động sự tham gia của cả xã hội vào phong trào chống rác thải nhựa, phấn đấu đến năm 2025 không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Thủ tướng nêu sáng kiến về thúc đẩy hình thành mạng lưới toàn cầu về chia sẻ dữ liệu biển - đại dương và tiến tới Khuôn khổ toàn cầu về ngăn ngừa rác thải nhựa biển vì các đại dương xanh.
Tại phiên thảo luận về phát triển bền vững, các nhà lãnh đạo khẳng định tăng cường hợp tác thực hiện Nghị sự 2030 về phát triển bền vững; hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện đúng thời hạn các mục tiêu phát triển bền vững (SDG)...
Tuy nhiên, giữa các nước G20 vẫn còn khác biệt trong vấn đề biến đổi khí hậu, trong khi hầu hết các nước thành viên G20 khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ Thỏa thuận Paris về khí hậu thì Mỹ nhắc lại việc rút khỏi thỏa thuận này.
Tại phiên thảo luận chuyên đề về phụ nữ, các nước G20 khẳng định phấn đấu thu hẹp khoảng cách về lao động, việc làm giữa phụ nữ và nam giới còn 25% đến năm 2025; cam kết tăng cường giáo dục, đào tạo cho học sinh nữ, nhất là các kỹ năng số để đáp ứng các yêu cầu của việc làm mới trong tương lai; tiếp tục triển khai sáng kiến cung cấp tài chính cho doanh nhân nữ.
Kết thúc 2 ngày thảo luận, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố của các Nhà lãnh đạo G20, khẳng định tiếp tục hợp tác, phối hợp trong các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Gặp song phương đi thẳng vào thực chất
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhiều cuộc gặp và trao đổi song phương với nhiều nguyên thủ và các vị lãnh đạo thế giới.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu chúc mừng việc Việt Nam và EU sẽ ký Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) vào ngày 30/6, qua đó tạo động lực mạnh mẽ đưa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên lên tầm cao mới.
G20 và vị thế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Junker
Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh ngày 30/6 sẽ đi vào lịch sử của quan hệ Việt Nam-EU khi hai bên ký Hiệp định EVFTA và Hiệp định IPA. Ông mong muốn hai bên tiếp tục nỗ lực thúc đẩy để Nghị viện châu Âu thông qua các Hiệp định quan trọng này trong năm nay, sớm mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp hai bên.
Gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo khẳng định cam kết thúc đẩy các thỏa thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những cuộc gặp trước đây và nhất trí thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước, tiếp tục tăng cường, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi cởi mở và xây dựng về những trọng tâm hợp tác giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực thương mại, năng lượng.
Ông Trump hoan nghênh và khẳng định ủng hộ hợp tác chiến lược về năng lượng và đề nghị hai nước xây dựng quan hệ thương mại cân bằng, cùng có lợi; hoan nghênh quyết tâm và hành động quyết liệt chống gian lận xuất xứ hàng hóa và gian lận thương mại của Chính phủ Việt Nam. 
Tổng thống Hoa Kỳ khẳng định tình cảm tốt đẹp đối với nhân dân Việt Nam và luôn ủng hộ phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác song phương.
Thủ tướng Canada nhất trí chia sẻ các đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhằm mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là phối hợp trong triển khai và tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước. 
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ, hai nhà lãnh đạo nhất trí cần tăng cường phát huy hiệu quả, đưa vào chiều sâu quan hệ giữa hai nước về kinh tế, thương mại, năng lượng, an ninh quốc phòng, giáo dục-đào tạo, giao lưu văn hoá, du lịch và tăng cường kết nối hàng không giữa hai nước.
Tổng thống Chile bày tỏ mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Việt Nam không chỉ trong khuôn khổ song phương đang phát triển tốt đẹp hiện nay mà còn trên các khuôn khổ đa phương, nhất là tăng cường hợp tác của Việt Nam với Liên minh Thái Bình Dương (PA) và hợp tác Chile-ASEAN.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định cam kết tăng cường hợp tác với Việt Nam và đánh giá cao những nỗ lực và thành quả của Việt Nam trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; mong Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm tại Hội nghị cấp cao về chăm sóc y tế toàn dân sẽ diễn ra tại New York tháng 9 năm nay.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai nhà lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh triển khai các thoả thuận hai bên đã cam kết trong các chuyến thăm chính thức cấp cao giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả.
Thủ tướng Australia Scott Morrison đánh giá cao quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh thời gian qua; khẳng định cam kết của chính phủ Australia đưa quan hệ đối tác chiến lược hai nước lên tầm cao mới trên nhiều lĩnh vực; đồng thời ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2020 và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với ASEAN (cơ chế ASEAN + 1).
Thủ tướng Đức Angela Merkel đánh giá cao nhiều hoạt động trao đổi hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo khẳng định cam kết tiếp tục triển khai mạnh mẽ các biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất hơn trong thời gian tới.
Trong cuộc trao đổi với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, hai bên nhất trí thúc đẩy các biện pháp tăng cường quan hệ song phương và phối hợp trên các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề phi hạt nhân hoá trên trên bán đảo Triều Tiên.
Chủ tịch WB David Malpass đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng hạ tầng cơ sở của Việt Nam, khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam không chỉ trong các dự án đầu tư cụ thể mà còn hỗ trợ tư vấn chính sách phát triển bền vững.
Chủ tịch ADB Takehiko Nakao đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam, dự kiến năm nay có thể đạt mức khoảng 7%; đồng thời coi Việt Nam là điển hình tốt trong phát triển bền vững, quản lý kinh tế vĩ mô.. Chủ tịch ADB đề nghị hai bên sớm ký kết các thỏa thuận cho vay trong lĩnh vực chăm sóc y tế, phát triển nguồn nhân lực trị giá 255 triệu USD, đồng thời, trong tài khóa 2019, dự kiến cho Việt Nam vay 315 triệu USD để triển khai các dự án về nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và cải thiện môi trường đô thị.
G20 và vị thế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres. Ảnh VGP
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres chúc mừng Việt Nam đã trở thành Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2012, cho rằng Việt Nam sẽ là nhân tố quan trọng, đóng góp tích cực vào hoạt động của Hội đồng Bảo an LHQ. Tổng thư ký LHQ đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Việt Nam đóng góp vào hòa bình, ổn định trên thế giới, trong đó có việc tiếp tục cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Nam Sudan; khẳng định sẽ ủng hộ Việt Nam hoàn thành tốt các vai trò tại LHQ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã trao đổi nhanh với Tổng thống Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina; các Thủ tướng Canada, Singpore, Hà Lan để thúc đẩy hợp tác song phương và phối hợp trên các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Tạo niềm tin đưa Nhật Bản trở lại số 1 đầu tư vào VN
Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng đã gặp nhiều doanh nghiệp lớn đang có quan hệ kinh doanh với Việt Nam.
Đại diện hãng Yamaha quan tâm đến lộ trình cấm xe máy ở VN, mức độ an toàn của xe điện thì hãng Fujitsu lại lo ngại về chất lượng nhân sự công nghệ ở Việt Nam. Hãng Mazda quan tâm Việt Nam khai thác CPTPP ra sao và Nhật Bản sẽ ở đâu trong kế hoạch đó.
G20 và vị thế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc gặp gỡ với các tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản. Ảnh: VGP
Hãng Nidex phàn nàn về thời gian và thủ tục cấp phép ở Việt Nam chậm làm mất cơ hội kinh doanh. Tập đoàn Aeon lại muốn đầu tư xây dựng nông trại ở Vn để sản xuất nông sản xuất khẩu ngược lại Nhật Bản...
Trước các đại diện tập đoàn Nhật Bản, Thủ tướng hoan nghênh các DN đã đầu tư và thành công ở Việt Nam.
Giải đáp vấn đề xe máy đô thị, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã quá tải vì xe máy quá nhiều, DN Nhật Bản nên hợp tác với Việt Nam để giải quyết. Về nguồn nhân lực, Thủ tướng trả lời, Việt Nam có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế đảm vảo số lượng và chất lượng. Nhân lực đủ trình độ làm AI, IOT, blockchain... và mong Nhật Bản hợp tác, hỗ trợ đào tạo.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ Chính phủ, DN và học thuật trong chiến lược phát triển nhân lực, coi đây là quan hệ chủ chốt.
Thực hiện CPTPP, Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục triển khai mạnh mẽ lợi thế mua sắm chính phủ. Nhật Bản mạnh trong nhiều lĩnh vực công nghệ, thiết kế... có thể xâm nhập sâu hơn vào Việt Nam. CPTPP và EVFTA cũng sẽ giúp đưa Nhật trở lại nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam.
Giải đáp thủ tục giấy phép, Thủ tướng giao cho Bộ Xây dựng đơn giản hoá thủ tục thẩm định cấp phép xây dựng. Ngược lại, Thủ tướng cũng đề nghị các DN Nhật Bản đẩy nhanh đầu tư vào khu công nghệ cao Hoà Lạc.
Thủ tướng cho rằng những đóng góp của DN Nhật Bản là hết sức thiết thực với Việt Nam. Chính phủ sẽ tạo điều kiện để DN Nhật Bản đầu tư, trở thành số 1, nhất là đầu tư trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.
Chiều 29/6, Thủ tướng tiếp lãnh đạo Tập đoàn năng lượng JXTG (Nhật Bản), Ngân hàng J.Trust...
TGĐ tập đoàn JXTG đề nghị Thủ tướng cho phép Petrolimex đầu tư vào dự án lọc dầu Mariku bằng nhiều hình thức trong đó ưu tiên hình thức mua cổ phần. Tập đoàn cũng xin được ưu đãi thuế thành phẩm xăng dầu tương tự những nhà máy lọc dầu ở VN.
Thủ tướng đặt lại vấn đề việc xây dựng nhà máy ở đâu thì hiệu quả? Việt Nam có nhiều dự án đầu tư nước ngoài thất bại. Nghe qua mà quyết ngay chưa ổn. Thủ tướng giao Petrolimex nghiên cứu kỹ và báo cáo Thủ tướng bằng văn bản. 
G20 và vị thế Việt Nam
Thủ tướng tiếp ông Nobiru Adachi, Chủ tịch Ngân hàng J.Trust. Ảnh VGP
Tập đoàn J. Trust, tập đoàn tài chính có tuổi đời 50 năm tại Osaka quan tâm và đề nghị được mua lại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. J trust đề xuất đưa ngân hàng trở lại vị trí trước đây bằng lộ trình không để lỗ thêm rồi mới phát triển.
Thủ tướng hoan nghênh J. Trust mua lại ngân hàng Xây dựng. Nợ xấu của ngân hàng xây dựng hơi cao, tuy nhiên nếu khắc phục được điểm yếu thì có thể phát triển được vì nhu cầu vốn của VN cao. Thủ tướng đề nghị tập đoàn lập phương án báo cáo ngân hàng nhà nước để báo cáo Chính phủ. 
Việt Nam chủ động phát huy vai trò tại cơ chế đa phương quan trọng G20

Việt Nam chủ động phát huy vai trò tại cơ chế đa phương quan trọng G20

 12h40 chiều giờ Việt Nam ngày 27.6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân đã ....
Phạm Tuấn, từ Osaka, Nhật Bản 

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/g20-va-vi-the-viet-nam-546047.html



1.





28/06/2019 18:37 GMT+7

TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các nước bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở thành phố Osaka (Nhật Bản) trong ngày làm việc đầu tiên.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng lãnh đạo các nước G20 - Ảnh 1.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bắt tay trước khi chụp "ảnh gia đình" (Family photo) tại thượng đỉnh G20 ở Osaka ngày 28-6 - Ảnh: AFP
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc sáng nay (28-6) tại Osaka, thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản.



Hãng tin Reuters dẫn lời phái đoàn Nhật Bản và Nga cho biết nhiều lãnh đạo của 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới ngày 28-6 đã lên tiếng lo ngại về căng thẳng thương mại và nguy cơ của nó đối với sự tăng trưởng toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo vẫn còn có nhiều bất đồng về các vấn đề quan trọng như cải tổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). 
Tuy nhiên, như một phần giúp xoa dịu bầu không khí căng thẳng, nhiều câu chuyện thú vị bên lề sự kiện này luôn được mong đợi. Trong số đó có cuộc gặp mặt giữa các nhà lãnh đạo với hình ảnh và những cuộc trò chuyện thú vị giữa họ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có mặt tại Nhật Bản từ hôm qua 27-6 và tham dự sự kiện này với tư cách khách mời của nước chủ nhà Nhật Bản. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam dự kiến sẽ dự tất cả sự kiện trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G20.
Hình ảnh được truyền thông đăng tải cho thấy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các nước bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 trong ngày làm việc đầu tiên 28-6. 
Trong số này có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Canada Justin Trudeau... Nổi bật trong các hình ảnh là những nụ cười tươi, những cái bắt tay hữu nghị và cả cử chỉ thumbs-up (giơ ngón cái thể hiện sự tán đồng).
Đây là lần thứ 4 trong vòng 10 năm Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Với tư cách khách mời, Việt Nam được mời tham gia thảo luận tại tất cả phiên họp của hội nghị và đóng góp ý kiến cho dự thảo tuyên bố chung. Lần gần nhất Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh G20 là tại Đức vào tháng 7-2017.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng lãnh đạo các nước G20 - Ảnh 2.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tươi cười trước ống kính - Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng lãnh đạo các nước G20 - Ảnh 3.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng lãnh đạo các nước G20 - Ảnh 4.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi - Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng lãnh đạo các nước G20 - Ảnh 5.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau bắt tay với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng lãnh đạo các nước G20 - Ảnh 6.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Canada Justin Trudeau gặp mặt bên lề sự kiện G20 trong ngày 28-6 - Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng lãnh đạo các nước G20 - Ảnh 7.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker - Ảnh: AFP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng lãnh đạo các nước G20 - Ảnh 8.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cùng phái đoàn hai bên chụp ảnh - Ảnh: VGP
Hội nghị thượng đỉnh G20 là sự kiện quy tụ các nhà lãnh đạo đến từ 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, gồm cả phát triển và mới nổi.
G20 bao gồm 19 quốc gia: Argentina, Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, và Mỹ. Thành viên còn lại là Liên minh châu Âu (EU).
Ngoài ra còn có các khách mời dự hội nghị G20, từ người đứng đầu các tổ chức khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Phi (AU) cho tới đại diện của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (UN) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).


https://tuoitre.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-chup-anh-cung-lanh-dao-cac-nuoc-g20-20190628160046889.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.