Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn y-tế-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn y-tế-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

06/08/2021

Đọc lại trong giãn cách kéo dài, tháng 8 năm 2021

Đến sáng nay, ngày 6 tháng 8, lại nghe tin là Hà Nội sẽ kéo dài giãn cách xã hội. Chắc là sẽ sớm có văn bản chính thức.

Còn tối hôm qua, ngày 5 tháng 8, thì nhận được hướng dẫn của Ban Tổ chức thuộc Hội thảo Quốc tế Việt Nam học VI về việc lùi tiếp thời gian hội thảo xuống luôn tháng 10 năm nay (đã lùi một lần từ tháng 7 xuống tháng 8, bây giờ lùi tiếp, thì xuống luôn tháng 10 cho chắc ăn).

Bây giờ thì đọc lại.

Mở đầu là đọc lại phát ngôn của cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ hồi mùa hè năm ngoái, tức năm 2020. Bây giờ, bà là Trưởng Ban Chăm sóc Trung ương (viết tắt).

25/07/2021

Đông y cổ truyền trong hỗ trợ điều trị Covid-19

Cũng đang quan sát ở loạt bài đi dần trên Giao Blog, ở đây.

Hôm nay, mở một bài riêng.

Mở đầu là về vị thuốc thần thánh trước đây, là xuyên tâm liên, được nhìn nhận là có tác dụng hỗ trợ trong điều trị covid-19.

Bài đầu tiên lấy về từ báo Sức khỏe & Đời sống - tờ báo của Bộ Y tế.

09/07/2021

Việt Nam chuyển động : từ thông điệp "5K" đã thành "5K cộng vắc-xin" rồi cộng thêm "công nghệ"

5K là thông điệp cơ bản của Việt Nam trong phòng chống covid-19 cho đến khoảng cuối tháng 5 năm 2021. 

Trong một hội nghị trực tuyến quốc tế (kết nối Tokyo với nhiều nước trên thế giới), tôi đã đại diện cho nhóm Việt Nam trình bày về 5K của Việt Nam, vào tháng 9 năm 2020, ở đây.

17/05/2020

Một nghề khá thịnh đầu thế kỉ XXI ở Hà Nội : Osin bệnh viện

Kỉ niệm đầu tiên sử dụng dịch vụ osin bệnh viện của mình là năm 2008. Tức là cũng 12 năm về trước rồi. Các năm trước đó thì chưa thấy dịch vụ này, hoặc là mình chưa để ý (lí do chính là lúc ấy nhân lực trong nhà còn huy động được và người nhà vẫn chưa yếu nhiều). 

Từ 2008 trở về đây (nhất là từ năm 2015), thì càng ngày càng rõ về loại hình công việc này.

Hồi năm 2008, là một chị tầm khoảng 50 quê Phú Thọ, người cao lớn nhưng rất khéo léo trong chăm sóc bệnh nhân và làm việc xung quanh (giặt giũ, mua bán,...). Ghi nhớ mãi về chị ấy, vì một người như vậy rất khó kiếm, và cũng là lần đầu gia đình sử dụng dịch vụ. Giá ngày đó mới chỉ là 100.000đ/ngày đêm (ngoài ra còn chi thêm tiền ăn và những dịch vụ chi trả cho bệnh viện - lúc ấy mới là tiền áo vàng, chứ chưa có tiền giường cho osin bệnh viện). 

Thời giá bây giờ, tháng 5 năm 2020, thì khoảng 400.000d/ngày đêm (ngoài ra còn chi tiền ăn cho osin, cộng tiền áo vàng và tiền giường tính theo đêm cho bệnh viện). Đại khái cứ tăng dần: 100k, 150k, 200k, 250k, 300k, 350k, 400k.

07/04/2020

Dư luận Nhật Bản trước tình hình lây lan Covid-19 (tin cũ từ 24/03/2020)

Tin này đã cũ, vì lên mạng từ 24 tháng 3. Nhiều cái đã thay đổi rồi, ví dụ rõ nhất là ở thời điểm 24/3 thì chưa có quyết định gì về Olympic Tokyo 2020, còn bây giờ thì nó đã được lùi luôn sang năm 2021 rồi (đọc lại ở đây).

19/03/2020

Thoát cách li và bắt đầu đi cách li của "F các loại" tại Hà Nội : chia sẻ từ các cá nhân

Có một số cô bác anh chị em ở Hà Nội thuộc vào diện F (đại khái F0 thì là người mắc Cô Vy, người tiếp xúc trực tiếp với F0 sẽ là F1, rồi cứ thế lân đi thành F2, F3, F4,...).

F0 thì là F không. Đọc là "ép không".

11/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Virus SARS-CoV-2 đã biến chủng

Tin mới cập nhật từ 11/3/2020.

Virut đã biến chủng. Tức là một tiểu chủng của Cô Vy 19 đã được xác nhận.

Dịch bùng phát ở châu Âu.

Tổng thống Hoa Kì - ông Đồ Nam Trump - đã đồng ý sẵn sàng xét nghiệm Cô Vy.

Các thông tin được đưa dần lên như mọi khi, mở đầu là tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia của Việt Nam.

08/03/2020

Trước nguy cơ "toang thật rồi ông giáo ạ" của Hà Nội : đại dịch Cô Vy ngày 8/3

Từ đêm 7/3, tức là đêm qua, trong nội bộ các nhóm đã truyền tin về trường hợp ông N.Q.T. Sáng nay, tức sáng ngày 8/3, thì các báo chính thống đã đăng tin chính thức về ông N.Q.T 61 tuổi.

Hà Nội quả thực đang đứng trước nguy cơ "toang thật rồi ông giáo ạ".

Nguy cơ "toang rồi", đã có điềm báo từ Giao Thừa chuyển sang năm mới con Chuột 2020. Đã đi ở đây (từ 27/1/2020).

28/02/2020

CDC - hệ thống phòng bệnh của các nước, nhìn nhanh nhân đại dịch Cô Vy 19 - 20

Thấy một số nơi bàn luận về hệ thống CDC trong y tế của nhiều quốc gia hiện nay (Mĩ, Nhật, Hàn, Trung Quốc, Việt Nam,...).

Hệ thống này ra sao, nhìn từ khả năng đối ứng của nó trước Cô Vy 19 - 20, sẽ biết được phần nào.

Mình có một chút trải nghiệm thực tế về CDC. Bây giờ là sưu tập từ các nơi, làm dần dần. Bài đầu tiên là về CDC ở Đài Loan - một quốc gia hiện chưa gia nhập WHO, nhưng đang tự cho rằng họ đã đối ứng tốt với Cô Vy sớm hơn so với Trung Quốc đại lục.

14/02/2020

Học sinh Hà Nội tiếp tục nghỉ tuần thứ 3, vì tránh đại dịch Covid - 19

Như vậy là học sinh Hà Nội đã được nghỉ học bắt đầu từ ngày mùng 3 tháng 2, năm 2020 (đọc ở đây) - một năm Tý được dự đoán là có thể sẽ làm vỡ toang cái bình quí của ông giáo (đọc ở đây). Một năm Tý mà có giông bão, mưa đá lớn vào đêm Giao thừa, làm cho nhiều gia đình điêu đứng vào sáng Mùng Một Tết. Hiện tượng hi hữu của trời đất, làm các cụ U100 cũng công nhận là chưa từng thấy !

Bọn trẻ tiếp tục nghỉ sang tuần thứ ba.

Tộng cộng hiện là 20 ngày (03/2 - 23/2/2020).

21/09/2019

Học tiếng Việt : "đại học" thì như TỈNH, còn "trường Đại học" thì chỉ như HUYỆN

Đại học Thái Nguyên là chung. Trong cùng cái chung ấy, thì có các "trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên", "trường Đại học Nông lâm",...

Đại học Quốc gia Hà Nội là chung. Trong cùng cái chung ấy, thì có các "trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn", "trường Đại học Khoa học Tự nhiên", "trường Đại học Ngoại ngữ",...

Đại khái là như vậy.

Bà Tiến thì nói ví dụ: "đại học" thì như là Tỉnh, còn "trường đại học" thì như Huyện. Vậy là đúng rồi. 

Tiếng Việt đã tự sinh ra hai từ "đại học" và "trường đại học" như vậy. Trong tiếng Anh cũng đại khái thế, giữa "univesity" và "school". Tiếng Nhật cũng tạm vậy, giữa "đại học" và "khoa"/"khoa nghiên cứu"/"học bộ" (tương đương school).

Tiếng Việt tự nó theo thời gian mà thích ứng với các trào lưu đông tây kim cổ. Tự nó sinh ra nó như vậy.

08/04/2019

Những chuyện thật như bịa : đâu chỉ vong về đòi, có cả bác sĩ đầu ngành

Trên Giao Blog, trước nay đã có một số chuyên mục mở đầu là "những chuyện" (ví như: những chuyện bình dị mà vĩ đại, những chuyện chưa kiểm chứng, những chuyện không thể giải thích,...).  Hôm nay, đầu tháng 4 năm 2019, mở thêm chuyên mục "những chuyện thật như bịa".

Mở đầu là một câu chuyện do cô Hồng Lạng - con gái của học giả Đỗ Đức Dục - vừa kể.

Câu chuyện vong về báo oán và đòi tiền ở chùa Ba Vàng, thì đọc ở đây.

12/09/2017

Tiếng Việt khắp nơi trong bệnh viện ở Sing (ghi chép của một người nhà bệnh nhân)

Một ghi chép thực tế, có kèm thêm cả mấy cái ảnh.

Thực trạng y tế của Việt Nam đang "thủng lưới" như vậy, quả đúng, như Viện Tim mạch trong 10 năm qua thì đợt trước có ghi chép của Nguyễn Chí Công (ở đây).

21/04/2017

Bộ trưởng Y tế vừa chính thức cho biết : Ung thư nhiều không phải do thực phẩm bẩn

Dân chúng nói chung đều nghĩ: một nguyên nhân chính yếu gây ung thư là thực phẩm bẩn.

Nhưng bây giờ, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam vừa chính thức cho biết: không phải vậy.