Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái-Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái-Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

08/07/2017

Con cháu cụ Ngô với sách mới ra lò - Thư viện Quốc gia, tháng 7/2017

Ngày 8 tháng 7, trong lúc mình đang du lãng mạn phía bắc, khu vực Khoái Châu và Hiến Nam. Bây giờ, vào mạng thì mới biết tin.

Đó là con cháu các cụ Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan (đã có một số tin liên quan trước đây, ví dụ ở đây hay ở đây).

11/03/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 9 (Vũ Thị Chín, ở Vũ Thư)

Theo đúng thứ tự trong nguyên mục lục của bản in 1990

Có lẽ chị Chín là lớp anh chị cách xa chúng tôi về tuổi. Bởi trong truyện của chị có những từ mà đến thời chúng tôi không còn sử dụng nữa. Chẳng hạn, từ "bình nhật".

02/03/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 8 (Nguyễn Thành Chung, thị xã)

Theo đúng thứ tự trong nguyên mục lục của bản in 1990

Ở bản in năm 1990, Chung được chọn một truyện thuộc phần Văn với tiêu đề "Cánh chim". Những dòng ghi cuối cùng là "Trại sáng tác 1988" và "13 tuổi, thị xã Thái Bình". Như vậy, có cơ sở để suy nghĩ rằng, Trung sinh năm 1975 và có mặt trong trại sáng tác năm 1988. Đó là lớp đàn em kề cận của tôi.

24/02/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 7 (Đỗ Thanh Bình, thị xã ngày trước)

Theo đúng thứ tự trong nguyên mục lục của bản in 1990
.
Ngày ấy, mới là "thị xã", chỉ một vài vòng xe đạp là đã hết đất. Bây giờ lên "thành phố" với nhiều khu đô thị mới, nhà cửa san sát. Vincom của anh em nhà họ Phạm đã choán mất cả khoảnh đất thoáng nằm gần chính giữa. Bọn chúng tôi hầu như xa lạ với "thành phố" bây giờ, mà chỉ ngấm chất "thị xã" của ngày ấy thôi.

20/02/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 6 (Bùi Thị Sóng Biển, ở Đông Hưng)

Post lần đầu tiên ngày 16/2/2017, và đưa bổ sung dần lên, hoàn thành ngày 20/2/2017.

Theo đúng thứ tự trong nguyên mục lục của bản in 1990.

Một người thuộc lứa anh chị đầu tiên (tụ hội ngay sau năm 1975, với hồi tưởng lại của chính chị Sóng Biển ở đây - mục bổ sung 4, viết tháng 8 năm 2016). 

Do cách xa về tuổi, nên chúng tôi chưa gặp chị trực tiếp ở ngoài đời thực bao giờ.

14/02/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 5 (Phạm Thị Lan Anh, ở Đông Hưng)

Theo đúng thứ tự trong nguyên mục lục của bản in 1990

Chị Lan Anh thì, hiện tại, tôi không có bất cứ kí ức nào. Cũng có thể chưa từng gặp trực tiếp lần nào trong những năm đó, bởi cách xa về lứa tuổi. Các anh các chị có thể là những lứa sớm trước Đổi Mới, còn chúng tôi (Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Thúy Hoàn, Bùi Trung Hiếu,...) là những lứa muộn buổi "tranh minh" của Đổi Mới.

04/02/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 2 (mục lục tuyển tập 1990)

Về tuyển tập này, đã giới thiệu hôm trước, ở số 1 (xem ở đây). 

Với mục đích lưu giữ tư liệu, tôi sẽ đưa toàn cuốn lên blog này, bằng bản chụp ảnh. Công việc được thực hiện dần dần, và theo đúng thứ tự của nguyên bản, tức theo nguyên mục lục của bản in năm 1990.

06/01/2017

Khai bút 2017 : Hầu chuyện người thầy viết văn, tác giả chùm ca dao trong sách giáo khoa

Do mình mải du lãng, còn thầy một dạo vào nam với người con trai, nên tới cả hai mươi năm, hai thầy trò không có điều kiện gặp nhau.

Ông là thế hệ đàn em, đồng thời cũng là bạn thân thiết của cả Tô Hoài (Hà Nội) và Chu Văn (Nam Định).

Đó là Bút Ngữ, tác giả của bài ca dao mới in trong sách giáo khoa cấp 1 ngày trước và tiểu học bây giờ. Bài ấy có tiêu đề là Làm mưa, như sau:

24/10/2016

Những lớp đàn anh dân Văn Tổng Hợp : thư năm 1972 của Trường Phước gửi Thái Kế Toại

Qua chia sẻ mới đây của nhà văn Thái Kế Toại (tức Lê Hoài Nguyên), mới biết là ông là cùng lứa với nhà báo ấn tượng một thời của VTV là Trường Phước.

Mãi đến những năm gần đây, tôi mới biết bác Toại là đàn anh dân Văn Tổng Hợp của chúng tôi. 

03/08/2016

Rất lâu rồi chưa tắm lại ao chùa Thần Quang

Chùa ấy là chùa Thần Quang. Tức chùa Keo. Ở quê lúa Thái Bình.

Chúng tôi từng vùng vẫy trong ao chùa. Thỏa thích. Chuyển từ ao trong ra ao ngoài, hay ngược lại. Ngày ấy còn hợp tác xã. Sư cụ dặn: "Các con cẩn thận, vì ao ngoài có chỗ nước sâu lắm".

Tôi nhớ rất rõ hồi đó sư cụ là một bà lão gầy nhỏ, rất quí trẻ con. Còn sư bác thì có vẻ nghiêm khắc, nhưng nếu chúng tôi có trèo lên những cành sung trĩu quả sà dài ra lòng ao thì bác luôn canh chừng. Bác hình như không biết bơi, nhưng vẫn có ý canh chừng, nếu tụi nhỏ mà trượt chân thì sẽ lao ngay ra.

03/05/2016

Tình bạn “định mệnh” của một nhà thơ và một bác sĩ

Một bài viết về hai anh: Hoàng Năng Trọng và Đỗ Trọng Khơi (Đỗ Xuân Khơi) ở Thái Bình.

Khoảng giữa những năm 1990, một vài lần mình gặp anh Trọng tại nhà một người thầy, lúc anh lên Hà Nội đi học sau đại học. Anh là con rể của thầy. Thầy thì trở lại Hà Nội, với mảnh vườn xưa của ông bà thân sinh, sau khi đã nghỉ hưu, mang theo cả gia đình.

Anh Trọng kết duyên cùng người con gái lớn của thầy (thực ra là người con gái thứ hai). Ngày cưới (đầu những năm 1990), bọn mình còn sang bên quê anh ở Nam Định.