Hồi đi du lãng ở vùng Chiềng Mai (Thái Lan), mấy năm về trước, tôi thấy mỗi dãy phố tựa như đều có vài điểm giặt máy và sấy máy công cộng. Một không gian nhất định được dành riêng ra, trong đó, nhiều máy giặt cho nhiều kích cỡ khác nhau của đồ giặt, kèm theo là hệ thống máy sấy. Người có nhu cầu giặt giũ ở xung quanh đó sẽ mang đồ giặt và bột giặt nước xả tới, chỉ cần đút đủ tiền xu vào các máy là chúng hoạt động.
Lúc đó, nghĩ trong đầu: người Thái tựa như học tập người Nhật ở "chi tiết" này. Mà đúng rồi, học tập thì phải là học từng "chi tiết". Việt Nam thì chưa, vì đến hiện tại, chưa thấy ở đâu có các điểm giặt công cộng như bên Nhật hay bên Thái Lan.
Lúc đó, nghĩ trong đầu: người Thái tựa như học tập người Nhật ở "chi tiết" này. Mà đúng rồi, học tập thì phải là học từng "chi tiết". Việt Nam thì chưa, vì đến hiện tại, chưa thấy ở đâu có các điểm giặt công cộng như bên Nhật hay bên Thái Lan.
Đang nghĩ như vậy, thì chân đã bước ra đến khu dãy hàng ăn buổi tối xếp la liệt và rất dài ở bên hông Đại học Chiềng Mai. Và bất ngờ, thấy có mấy ki-ốt bán mì sợi và u-đôn Nhật Bản. Các ki-ốt ấy treo đèn lồng Nhật Bản, và trang trí hệt như cho ta cảm giác đang ở Tokyo hay Osaka. Gọi là ki-ốt thế thôi, chứ thực ra là quán vỉa hè. Vì tò mò, chưa vội vào các quán đó, tôi đi dạo một vòng (hết một vòng cũng đã rã chân rồi), nhưng không thấy có quán phở hay món Việt Nam nào. Quán bán đồ ăn kiểu Quảng Đông, hay rộng hơn là Trung Hoa, thì cũng có vài cái.
Khu tôi ở bây giờ cũng theo chế độ phòng giặt chung. Và điều sau thì lần đầu tiên được hưởng: hoàn toàn miễn phí ! Cả giặt, sấy, và tất cả dịch vụ khác, đều không mất tiền.
Phòng giặt bây giờ: 3 máy giặt ở dưới và 3 máy sấy gắn ngay trên, bên ngoài là khu cà-phê và đọc báo, lướt web (hút thuốc thì bị cấm tuyệt đối) |
Sáng nay, Chủ Nhật là ngày nghỉ, nên tranh thủ ra phòng giặt đồ (ảnh trên). Ở đó sẵn cả bàn là và các dụng cụ khác phục vụ cho là/ủi quần áo, nên nhẩm tính mọi việc chắc là xong tất cả từ A đến Z trong không gian đó.
Khi tôi vào thì ngẫu nhiên thấy một phụ nữ tầm trung trung đang nhặt những sợi bẩn nhiễm từ một đồ khác sang quần áo. Chắc là giặt lẫn lộn chăn và khăn tắm các loại với quần áo đây. Cũng có nghĩa là không sử dụng, hay chưa biết cách sử dụng lưới giặt (một loại túi lưới, cho quần áo vào đó để giặt, mang tính phân cách và bảo vệ đồ giặt).
Như vậy, nếu đúng thế, thì đoán ra trình độ "công nghiệp hóa" hay "hiện đại hóa" trong sinh hoạt thường nhật của cộng đồng cư dân mà phụ nữ này thuộc vào. Dĩ nhiên đó là một phụ nữ nước ngoài rồi.
Người phụ nữ gật đầu chào, và tiếp tục nhặt những sợi bẩn. Sợi bẩn rơi vãi khắp phòng, nhiều đến mức, chị phải đi ra ngoài lấy chổi quét và bay hót rác vào.
Tôi lần đầu tiên ra phòng giặt đồ chung, nhưng đã thủ sẵn hai cái túi lưới. Nên muốn giới thiệu công dụng của chúng cho người phụ nữ. Nhưng đáp lại một tràng tôi nói, thì người phụ nữ chỉ gật gật. Chắc không hiểu tôi nói gì (sau đó mới biết không hiểu), nhưng người phụ nữ hẳn đã đoán ra công dụng của túi lưới, vì thấy tôi đưa đồ giặt vào đó trước khi cho vào máy giặt.
Rồi, rất tự nhiên, chị nói lời cảm ơn với tôi, bằng tiếng Trung Quốc ! Bấy giờ, mới thông. Chuyển sang tiếng Trung Quốc, thì thông rồi.
Chị cho tôi biết chị là người He Bei, tức là tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). Tôi bảo là tôi đã từng du lãng ở Hà Bắc trong vài ngày rồi. Thế là như thành ra thân quen.
Các thông tin ngắn gọn khác từ buổi giặt tranh thủ sáng nay: chị không phải là khách mời, mà chỉ là đi theo chồng sang. Chồng chị đang làm bác sĩ hậu (tức post-doctor) ở trường đây, chuyên môn là về vật lí (như vậy là hoàn toàn khác với chuyên môn của tôi).
Chị bảo: gia đình chị có ba người, gồm hai vợ chồng và một cháu nhỏ. Cháu nhỏ năm nay hơn 4 tuổi, và bây giờ thì đã đăng kí cho cháu vào nhà trẻ ở gần đây rồi.
Vậy là một trong những hàng xóm mới của tôi sẽ là gia đình Hà Bắc với ba người này. Viết đến đây, mới chợt nhớ ra là sáng nay, tôi quên chưa hỏi tên người phụ nữ và chồng của chị. Mà thôi, cứ thư thư đã.
Chị cho tôi biết chị là người He Bei, tức là tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). Tôi bảo là tôi đã từng du lãng ở Hà Bắc trong vài ngày rồi. Thế là như thành ra thân quen.
Các thông tin ngắn gọn khác từ buổi giặt tranh thủ sáng nay: chị không phải là khách mời, mà chỉ là đi theo chồng sang. Chồng chị đang làm bác sĩ hậu (tức post-doctor) ở trường đây, chuyên môn là về vật lí (như vậy là hoàn toàn khác với chuyên môn của tôi).
Chị bảo: gia đình chị có ba người, gồm hai vợ chồng và một cháu nhỏ. Cháu nhỏ năm nay hơn 4 tuổi, và bây giờ thì đã đăng kí cho cháu vào nhà trẻ ở gần đây rồi.
Vậy là một trong những hàng xóm mới của tôi sẽ là gia đình Hà Bắc với ba người này. Viết đến đây, mới chợt nhớ ra là sáng nay, tôi quên chưa hỏi tên người phụ nữ và chồng của chị. Mà thôi, cứ thư thư đã.
Tháng 7 năm 2014,
Giao Blog
Bài dài nên chưa đọc hết ! Nhưng trước hết là rất mừng vì đã gặp lại được Xuân Giao ! Thấy Giao khỏe là mình mừng và lại còn đi công tác nước ngòai nữa chứ ? Thế vợ con có sang cùng không ? Hàng ngày vào lúc 5 giờ sáng ( giờ VN ) là mình lên mạng chát với bạn bè ở NN và 20 giời tối mình cũng lên mạng chát tiếp ! Nếu rảnh việc thì Giao lên mạng chát chơi cho vui nhé. Chúc Giao luôn khỏe, và thành công trong mọi lĩnh vực.
Trả lờiXóablog của Đinh Công Tử : dinhcongtu2012.blogspot.com và Facebook.com/Tu Dinhcong
Trả lờiXóa( lúc rảnh thì vào chơi cho vui nhé ) ?
Cảm tạ Đinh Công Tử. Chúc huynh và gia đình sức khỏe !
XóaThế là mình lại gần nhau rồi ! Ước gì có dịp mình lại gặp nhau tại SG hay HN nhỉ ? Chúc Giao luôn khỏe, vui và thành công trong mọi lĩnh vực.
XóaMới đọc thấy ( Bạn hàng xóm là người Há Bắc, mình lại tưởng là người thuộc tỉnh Hà Bắc cũ của VN, nay đọc kỹ mới biết HB bên TQ ! Nhưng thôi họ cũng là người dân lao động nên chung sống hòa bình với họ, cái gì họ chưa biết thì mình giúp đỡ để họ tiến bộ. Chứ bọn lãnh đạo TQ thì mình tẩy chay ?
Trả lờiXóaHà hà, huynh xa quê lâu rồi, nên vẫn nhớ Hà Bắc, dù nó đã được chia lại thành Bắc Ninh và Bắc Giang khá lâu rồi.
XóaNgoại giao nhân dân thì cần thiết trong mọi nơi mọi lúc. Đúng là chống thì là chống chủ nghĩa bá quyền bành trướng của lớp cầm lái con tàu.
Postdoc (hay post-doctorate) thường được gọi là "hậu tiến sỹ" hay "sau tiến sỹ" để chỉ những người sau bảo vệ tiến sỹ tiếp tục làm nghiên cứu bác Giao ạ!
Trả lờiXóaok. Mình sử dụng cách gọi của Trung Quốc là "bác sĩ hậu", một cách nguyên bản. Thi thoảng có chơi chữ mà.
XóaThấy bác in nghiêng "bác sỹ hậu" nhưng chưa nhận ra hết ẩn ý :).
XóaRất thích đọc và theo dõi blog của bác, luôn nhẹ nhàng, từ tốn và dành "đất" để người đọc suy ngẫm tiếp.
Chúc bác luôn khỏe và có nhiều bài viết hay!
Cảm tạ bác. Cũng xin chúc bác luôn khỏe.
XóaBác Giao "khoe" cái máy giặt công cộng ở Tàu, làm tôi nhớ đến "người buôn gió" khoe cái bếp riêng ở Đức. Há há!
Trả lờiXóaHá hà, để tôi tìm lại cái đường link vào đây cho sinh động nhé,
XóaÀ quên, cái máy giặt chắc ở Nhật.Còn hàng xóm mới là người Hà Bắc. Nhầm này do bác Giao gây ra.
XóaHá hà, có thế chứ ! Bẫy mà, nhầm như chơi đấy, bác Lý ạ.
XóaCái máy giặt chỉ là nhân duyên, người Hà Bắc mới là nên chuyện, bác ạ.
Bác Lý có thể xem lại qua đường link sau nhé: http://giaovn.blogspot.jp/2013/12/lai-gio-khoe-bon-cau-va-phong-ngu-ben-uc.html
Xóa