Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà-Nội-hôm-nay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà-Nội-hôm-nay. Hiển thị tất cả bài đăng

08/05/2021

Quốc hội Đại Việt 2021 - cập nhật từ thượng tuần tháng Năm

Từ hồi tháng 3 đã bắt đầu quan sát, ở đây. Và ở tổ dân phố thì bắt đầu từ đây.

1. Bây giờ, bắt đầu là bằng loạt thông báo trên nhóm zalo của tổ dân phố, với tiêu đề "Danh sách chính thức ĐBQH và HĐND các cấp", đã được bác tổ trưởng đưa lên từ ngày 3/5/2021. Lúc đó, mới có 3 trang vắn tắt như sau:

17/03/2021

Quốc hội Đại Việt 2021 - ứng cử và không ứng cử

Sáng sớm nay, bác tổ trưởng tổ dân phố đã gửi thông tin về bầu cử quốc hội 2021 vào nhóm tin chung ở mạng zalo. Tổ trưởng tổ dân phố mới ở tuổi 50, nên có khác, thiết kế và quản lí tin tức nội tổ qua mạng zalo (rất khác với các tổ do các cụ U80 làm trưởng).

03/03/2021

Truyền thông Nhật Bản đưa tin về em Mạnh tài xế "siêu anh hùng" cứu cháu bé trong gang tấc

Bây giờ là đang ở mục những chuyện bình dị mà vĩ đại của Giao Blog.

Chiều tối hôm nay, ngày 3 tháng 3, ngày "búp bê cho bé gái" theo phong tục Nhật Bản, truyền thông nước này đã đưa tin em Mạnh người Đông Anh đã thần tốc vượt tường rào, lên mái tôn và cứu được em bé 3 tuổi rơi từ tầng 12 một chung cư. Phân tích video cho thấy: Mạnh bị ngã khi ướm điểm rơi của cháu bé, nhưng cũng đã kịp đưa tay chạm được vào người cháu. Sự kiện của ngày 28 tháng 2.

Truyền thông Nhật cũng cho biết: Mạnh được truyền thông trong và ngoài nước gọi bằng danh hiệu "siêu anh hùng", đã được chính quyền các cấp khen tặng.

19/02/2021

Lễ tịch điền năm Tân Sửu đã bị hoãn, còn Hà Nội thì bí thư và chủ tịch đi cấy lúa

Cuối năm 2020 vẫn có kế hoạch tổ chức lễ tịch điền tại Hà Nam, là lần thứ 13 phục dựng. Nhưng do covid-19 mạnh lên vào dịp đó, nên sau đã bị hoãn.

Nếu không, lễ hội tịch điền Tân Sửu sẽ vẫn diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng Giêng.

Còn Hà Nội, thì hôm nay, ngày 8 tháng Giêng, tức sau lễ khai hạ, hai ông tân Bí thư và tân Chủ tịch thành phố lần đầu đi cày với đi cấy với bà con nông dân.

Mấy cái máy cấy các ông thể nghiệm hôm nay, chắc là hàng bãi của Nhật hay của Hàn hay Trung Quốc gì đó (đã nói về nông cụ bãi ở đây).

10/01/2021

Trong hậu cung ngôi đình, có tượng Bác Hồ và dàn vũ khí nhà Trần

Cuối tuần, chúng tôi đi khảo sát một số điểm ở gần bờ sông Tô Lịch.

Bây giờ, thật tiện, tôi không phải mang la bàn và bản đồ nữa, vì tất cả được tích hợp vào chiếc smart-phone rồi (tôi dùng B-phone - đã nói nhanh ở đây). Bản đồ hiện dùng thì có định vị toàn cầu, nên có điểm tiện lợi hơn bản đồ vẫn dùng xưa nay.

Trong các điểm, có một ngôi đình. Dĩ nhiên là đình ở rất gần với bờ sông Tô.

05/01/2021

Năm mới, tâm phục khẩu phục một người thợ khóa ở Hà Nội (83 tuổi đời, ngồi đầu chợ từ 1969)

Năm mới, có một chút việc liên quan đến chìa khóa cửa phải cậy đến các bác thợ khóa. Chỉ đơn giản gọi cho bác D. ở đầu chợ khu phố. Bác hẹn ra ngay.

Bác D. mặt trẻ và tóc chưa có nhiều sợi bạc, nên chắc tầm trên dưới 40. Lưu số của bác ấy từ năm ngoái, vì bác đã phải sửa giúp cho loạt chìa khóa đánh trên phố chợ Hôm gần cơ quan. 

Tiện gần cơ quan, nên năm ngoái đã mang cả chùm chìa khóa cửa ra đánh mấy bản sao ở phố chợ Hôm, nhưng về nhà thì đến một nửa không sử dụng được, đành mang ra bác D. gần nhà để nhờ chỉnh cho. Bác D. liếc xem cái, đã nói liền: người ta dùng phôi chìa kém thế, thì không đủ độ dày, nên chìa không mở được khóa là đúng rồi. Bác đánh mới cho một loạt chìa khác trên nền phôi mới, thì về dùng rất tốt. Các chìa đánh trên phố chợ Hôm bị loại ra thì đành gói lại không dùng nữa.

07/12/2020

Làng hóa phố ở Hà Nội : về làng Giàn (Trung Kính), qua ghi chép của người làng Trần Minh Hải

Gần đây, trên Fb xuất hiện loạt ghi chép rất thú vị của bác Trần Minh Hải về chính ngôi làng của bác - đó là làng Giàn (Trung Kính) ở bên cạnh dòng sông Tô Lịch, nay thuộc quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội.

Bác viết theo lối tự truyện, chỉ cần kể những chuyện cũ chuyện mới về chính ngôi làng của mình, gia đình mình, họ tộc mình, bạn bè mình,...là thành một chuỗi ghi chép rất thú vị.

17/09/2020

Dự án đặc biệt : cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh”

Đã từng có lúc cư dân Hà Nội lo ngại nhiều, bởi rất có thể sông Tô Lịch bị phía chính quyền đem cống hóa, tức là biến nó thành một cái cống (xem lại ở đây).

Bây giờ, thì có một dự án cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh".

19/08/2020

Bất chấp đại dịch Cô Vy, mùng 1 tháng 7 âm, đền chùa Hà Nội vẫn đông nghịt

Ngày 19 tháng 8 năm 2020, kỉ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám ở Thủ đô, từ sáng đến tối thì thấy truyền thông nhà nước phát tin kỉ niệm.

Ở một hướng khác, do là ngày 1 tháng 7 âm lịch, nên dân chúng vẫn đi chùa đi đền rất đông. Nhìn nhanh đã thấy quan ngại. 

Mở đầu là tin về Phủ Tây Hồ vào ngày 19 tháng 8 năm 2020.

09/08/2020

Phố Nhật ở Hà Nội và những cửa hàng bánh mì phong vị Nhật Bản

Tổng quan về các phố Nhật ở Hà Nội hiện này, thì có thể xem ở đâyở đây.

Dưới là cập nhật về những cửa hàng bánh mì mang phong vị Nhật Bản được làm bởi các thực tập sinh Việt Nam (sau khi trở về từ Nhật Bản đã mở quán bánh mì).

17/06/2020

Làm sạch sông Tô Lịch : cập nhật đến mùa hè 2020

Công ty JVE của Nhật, theo thông tin hôm qua (16/6/2020), thì hình như đã lặng lẽ từ bò việc làm sạch dòng sông (tin liên quan trước đây, có thể đọc ở đây).

Nhưng chỉ đợi đến sáng nay, ngày 17/6/2020, thì JVE đã lên tiếng là họ không bỏ cuộc !

04/04/2020

Cô Vy 19 giúp thấy được những điều mà lúc bình thường không thấy

Người nhà mình nhập viện ở tình trạng cấp cứu vào sáng ngày 1 tháng 4 vừa rồi, tức là đúng vào ngày đầu tiên thực thi lệnh giới nghiêm của chính phủ - chỉ thị cách li toàn xã hội do thủ tưởng ban hành.

Thế là chắc chắn phải vào thế bị cách li luôn trong bệnh viên từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 4. Cách li toàn xã hội, cho nên toàn bệnh viện đang bị phong tỏa, phải kiểm tra nghiêm túc người ra người vào trong toàn thời gian.

08/03/2020

Trước nguy cơ "toang thật rồi ông giáo ạ" của Hà Nội : đại dịch Cô Vy ngày 8/3

Từ đêm 7/3, tức là đêm qua, trong nội bộ các nhóm đã truyền tin về trường hợp ông N.Q.T. Sáng nay, tức sáng ngày 8/3, thì các báo chính thống đã đăng tin chính thức về ông N.Q.T 61 tuổi.

Hà Nội quả thực đang đứng trước nguy cơ "toang thật rồi ông giáo ạ".

Nguy cơ "toang rồi", đã có điềm báo từ Giao Thừa chuyển sang năm mới con Chuột 2020. Đã đi ở đây (từ 27/1/2020).

21/02/2020

Hợp nhất thôn và tổ dân phố ở Hà Nội 2020

Việc này đã được bàn bạc ở địa bàn dân cư trong năm 2019.

Lúc đầu, ở chỗ mình - nơi có bác tổ trưởng đặc biệt là con cháu cụ thổ ti, đã đi ở đây hay ở đây - cũng có lo ngại, vì sợ tổ mình phải hợp nhất vào với một tổ nữa. Mà nếu hợp nhất thế, thì điều kiện cứng tổ trưởng tổ dân phố phải là đảng viên, thì tổ mình mất luôn tổ trưởng ! Tức là, bác con cháu thổ ti hiện chưa có đảng, nếu hợp nhất diễn ra, thì bác ấy phải nghỉ, và tổ trưởng tự động là do nhân vật tổ trưởng của tổ bên kia đảm nhận.

Nhưng đến cuối năm thì cụ bí thư chi bộ thông báo lần cuối: không hợp nhất nữa. Lí do trình bày sau, mà xem ra, khá thú vị, phản ánh đặc trưng đô thị hóa của Việt Nam thời đầu thế kỉ XXI.

14/02/2020

Học sinh Hà Nội tiếp tục nghỉ tuần thứ 3, vì tránh đại dịch Covid - 19

Như vậy là học sinh Hà Nội đã được nghỉ học bắt đầu từ ngày mùng 3 tháng 2, năm 2020 (đọc ở đây) - một năm Tý được dự đoán là có thể sẽ làm vỡ toang cái bình quí của ông giáo (đọc ở đây). Một năm Tý mà có giông bão, mưa đá lớn vào đêm Giao thừa, làm cho nhiều gia đình điêu đứng vào sáng Mùng Một Tết. Hiện tượng hi hữu của trời đất, làm các cụ U100 cũng công nhận là chưa từng thấy !

Bọn trẻ tiếp tục nghỉ sang tuần thứ ba.

Tộng cộng hiện là 20 ngày (03/2 - 23/2/2020).

03/02/2020

Trùng hợp đặc biệt : học sinh thủ đô được nghỉ 1 tuần đúng từ ngày 3/2/2020

Ngày 3 tháng 2 năm 2020 là ngày kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020).

Trùng hợp ngẫu nhiên và đặc biệt: từ ngày 3/2/2020, học sinh thủ đô Hà Nội được phép nghỉ 1 tuần (từ 3 đến hết 9/2, tức từ Thứ Hai đến hết Chủ Nhật), để tránh đại dịch toàn cầu Corona.

Về ngày 3 tháng 2 năm 1930, thì đọc lại ở đây hay ở đây.

25/01/2020

Phủ Tây Hồ mùng 1 Tết Canh Tý 2020 : lễ Mẫu, khẩu trang, bán muối

Mùng Một Tết nhiều năm nay, Phủ Tây Hồ trở thành điểm đến của rất nhiều người thủ đô và người trong toàn quốc.

Mùng Một Tết năm nay, năm Canh Tý 2020, nhằm Thứ Bảy ngày 25/1/2020, lướt nhanh, thì thấy có hai hiện tượng mới ở Phủ Tây Hồ:
- rất nhiều người đeo khẩu trang,
- việc bán muối lấy may được làm khá rôm rả.

Khẩu trang là phản ánh tình hình đáng lo ngại về đại dịch bùng phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) từ trước Tết.

Bán muối, là một sáng tạo mới ở Phủ Tây Hồ trong ít năm trở lại đây.

09/11/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : một ngày cuối tuần không bị làm phiền

Đúng vậy. Tiết trời cuối thu có hơi se lạnh những giờ đầu buổi sáng, rồi dần ấm lên, vẫn mặc sơ mi cộc tay vô tư nhưng phải mang thêm áo khoác mỏng dự phòng. Nắng nhè nhẹ, nhưng đứng lâu chỗ dại nắng thì thấy khá gay gắt.

Lâu lâu mới có một buổi sáng và buổi chiều ngày cuối tuần không bị làm phiền.