Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đắc-lộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đắc-lộ. Hiển thị tất cả bài đăng

10/10/2016

Chị Ouru-san : nữ phiên dịch người Nhật trong phủ chúa Trịnh thời 1630s

Thông tin về chị Ouru chưa được xác định rõ.

Có tài liệu nói chị kết hôn với một vị tướng trong quân đội của chúa Trịnh. Chị làm công việc phiên dịch giữa người Việt và người Hà Lan. Nên phải chăng chị biết tiếng Hà Lan, và dĩ nhiên là giỏi tiếng Việt.

Tuy nhiên, chưa xác định rõ được phu quân của chị. Chỉ biết đại khái là người vùng Phố Hiến.

13/08/2016

Truyền thống lắm quan chức và nhiều nhũng lạm ở Đại Việt

Bộ máy công quyền ngày trước của Đại Việt, nhìn chung, cũng rất cồng kềnh và kém hiệu quả. 

Đọc người phương Tây chê hệ thống quan lại của Đại Việt, tính từ hồi đầu thế kỉ 16, thì nhiều lắm. Có thể đọc nhanh từ cuốn sách đã in năm 2010, ở đây. Xem thêm cả sách của Toan Ánh đã xuất bản thời 1970s ở Sài Gòn (tại đây).

28/12/2015

Chữ quốc ngữ và Đắc Lộ (bài Đào Trinh Nhất, năm 1932)

Học giả Đào Trinh Nhất (1900-1951) từng khai thác tài liệu của Đắc Lộ để viết về trận hải chiến của người An Nam với người Hòa Lan thời 1640s. 

Ở thập niên 1930, có thể nói, Đào Trinh Nhất đã đọc Đắc Lộ tương đối kĩ lưỡng.

03/11/2015

Chiếc điếu cày hút thuốc lào của Chúa Bầu

Sở dĩ gọi là chúa Bầu là vì tiểu triều đình của ông dũng tướng này (vốn là tướng cướp, rồi được triều đình nhà Lê phong tước cao) đóng tại thành Bầu. Mà thành Bầu thì ở trên gò Bầu. Có thể gọi là "vương quốc Bầu".

Tài liệu chính thức mình đã kiểm chứng, thì cái tên "Bầu" của ông chúa này đã được ghi vào văn bản vào năm 1626. Có thể xem là cái mốc sớm nhất.

Còn lại, thì chỉ một ít mảnh bia vỡ nham nhở. 

28/04/2015

Hùng Vương : bản kể sớm nhất bằng tiếng Việt, giữa thế kỉ 17

Người ở thế kỉ 17 (đại khái là vào những thập niên 1630-1660), tức ngang thời điểm cha Đắc Lộ ở Việt Nam, thì người Nam ta bắt đầu viết được quốc ngữ.

Hãy thử tượng tượng: hơn 300 năm trước, cha ông mình đã bắt đầu dùng quốc ngữ. Và trong số đó, có một số vị còn xuất sắc là ghi lịch sử nước Nam bằng quốc ngữ.

25/01/2015

18/01/2015

Tết Nguyên Đán ở Thăng Long thời thế kỉ 17 (bài Đỗ Quang Chính)

Tết Nguyên Đán đến là các quan sẽ lũ lượt đi lễ đi tết vua, rồi chúa. Người ta phải xếp hàng đông nghịt trước cung vua hay phủ chúa. Chúa Trịnh về sau thì phớt lờ vua Lê, không đi tết vua vào ngày Mồng Một như các đời chúa đầu tiên.

Đại khái thế.

Đọc lại Đắc Lộ - 1 (bài Alain Guillemin)

Trước khi đọc bài ở dưới của Alain, nên đọc một bài khá gay gắt của Nguyễn Khắc Xuyên năm 1993 (ở đây).

Bản thân tôi, từ góc nhìn dân tộc học, đã viết nhiều bài học thuật dài về các công trình của Đắc Lộ.

19/12/2014

An Nam thời 1627, qua một "công thư" của Trịnh Tráng

Về lá thư của Trịnh Tráng gửi cho phía nhà thờ công giáo phương Tây đã được một số nghiên cứu nhắc tới và bàn luận từ lâu (sớm nhất là từ thời Đắc Lộ, rồi là phát hiện lại vào cuối thế kỉ 19, và trước 1975 đã có Võ Long Tê và Đỗ Quang Chính cùng nhiều người khác ở Sài Gòn). 

Văn bản đang được xem là có niên đại 1627, và nhóm nghiên cứu ở Đức thì đặt giả thiết: có thể là văn bản ngoại giao cổ nhất của Viêt Nam mà hiện còn giữ được nguyên vật. Nhưng, thật ra, theo quan điểm của tôi, thì năm 1627 đã khá muộn rồi. Có một số văn thư cổ hơn nữa (tôi đã giới thiệu vắn tắt kèm ảnh chụp trong một bài in năm 2013). Và có hẳn một sê-ri liền mạch cổ hơn năm 1627, nhưng muộn hơn văn thư mà tôi đã đề cập, thì có những nghiên cứu của Lê Dư (trước năm 1945), gần đây là Phạm Hoàng Quân, Phan Thanh Hải,...

28/08/2014

Tạm kết cho cuộc tranh luận "Utopia" và "Địa đàng trần gian" (2006)

Như thấy ở hai entry trước (hiệp 1hiệp 2), cuộc tranh luận diễn ra cách nay đã 8 năm, nhưng tựa như vẫn chưa vẫn còn chưa kết thúc. Sau lên tiếng lần thứ hai của chủ nhân nhà Nhã Nam Nguyễn Nhật Anh (với sự trợ giúp tra cứu của Đông A), thì không thấy nhà Việt ngữ học Cao Xuân Hạo trả lời. Cuộc tranh luận ngưng lại ở đó. Chưa có một cái tạm gọi là lời kết. Sau đó, sang năm 2007, ông Cao Xuân Hạo đã từ trần. Nên có thể xem đây như những trao đổi học thuật cuối cùng của ông.

20/08/2014

Bàn về việc học tiếng Thái - Tày - Nùng, hay là chuyện bà con thiểu số quên dần chữ và tiếng của mình

Bài vốn chỉ có tiêu đề là "Bàn về việc học tiếng Thái, Tày, Nùng" (xem nguyên bản ở dưới), đoạn từ sau dấu phảy là tôi đưa thêm vào cho rõ thêm nghĩa ra một chút.

Tác giả là bác Mông Ký Slay - một người từ đầu thập niên 1990 đã bày tỏ sự thất vọng trước các chương trình giảng dạy "chữ viết Tày Nùng" ở vùng Việt Bắc cũ. Từ đó đến này, sau mấy chục năm, số lượng học sinh tiểu học người Tày người Nùng quên tiếng mẹ đẻ đã tăng mạnh hơn rất nhiều so với thời điểm 1990s.

29/11/2013

ĐỒNG BÓNG theo cách giải thích của cụ An Chi (1993, 2013)

Vừa rồi, bác Lý có đi một entry khá dí dỏm là Anh ngố, anh biết quái gì về ngoại cảm. Nhờ bác nhắc đến khái niệm đồng bóng, thì tôi mới nhớ ra là cụ An Chi ngày trước đã có dẫn giải.

20/08/2013

Năm 2013, kỉ niệm 420 năm ngày sinh của giáo sĩ Đắc Lộ, mong không còn ai bị chửi nữa !

Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, là cái tên rất quen thuộc, với giới khoa học xã hội nước Việt. Ông được xem là một trí thức công giáo uyên bác, lịch lãm rất mực. Bản thân tôi, từ thời đại học, cũng rất thích những tác phẩm của ông.

Nhưng hôm nay, đọc một bài báo, ông đã cho xuất bản ở hải ngoại, vào năm 1993 (tức 20 năm trước, lúc kỉ niệm 400 năm ngày sinh Đắc Lộ), tôi hết sức ngạc nhiên. Lẽ nào ông chửi người ta đến mức như vậy, cho dù người ta có sai nhầm ? Lẽ nào đó là Hồng Nhuệ đích thực, hay ai đó mạo danh ông ?