Đây là số 1 của loạt entry sưu tầm tư liệu, được thực hiện dần, mà là từ tư liệu trực tuyến Nguyễn Sùng Chân.
Số 1 này dành cho lễ nhương tinh vào tháng Giêng (mùng 7 tháng Giêng).
Đây là số 1 của loạt entry sưu tầm tư liệu, được thực hiện dần, mà là từ tư liệu trực tuyến Nguyễn Sùng Chân.
Số 1 này dành cho lễ nhương tinh vào tháng Giêng (mùng 7 tháng Giêng).
Đầu thế kỉ 21 ở Việt Nam, dần dần xuât hiện phong trào tạo linh vật vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Đã qua nhiều năm, nhưng ấn tượng nhất là bắt đầu vào năm Quỹ Mão 2023.
Hiện thực ở các địa phương làm linh vật vào dịp đầu năm 2023 cho cảm nhận như vậy.
Hiện thực ở các địa phương cũng vô tình làm nổi rõ cuộc tranh luận năm Mão là "năm Mèo" (Việt Nam) và cũng là "năm Thỏ" (Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan). Có thể thấy mạch vấn đề này trên Giao Blog, ở đây và ở đây.
Năm Mão gắn với Mèo đã cho thấy sự độc đáo của Việt Nam trong thế giới Đông Á. Chỉ có Việt Nam trong các nước Đông Á thì mới dùng hình ảnh Mèo để diễn tả chi Mão. Đại khái vậy.
Ở đây là hiện thực từ các địa phương tại Việt Nam (các địa phương tạo linh vật) và các cơ quan quốc gia - quốc tế (các bộ tem hay văn hóa phẩm được các quốc gia hay các cơ quan quốc tế phát hành).
Năm Mão 2023, ngày 1 tháng 1 dương lịch.
Cùng năm Mão, tại Việt Nam là hình ảnh con mèo (Mèo), còn các nước Đông Á khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan) thì là hình ảnh con thỏ (Thỏ).
Nhiều nước là Thỏ, còn Việt Nam ta từ khoảng thế kỉ 17 trở lại đây là Mèo. Có thể đọc lí giải của các học giả, ở đây. Đúng một vòng địa chi, tức đúng 12 năm trước, tôi đã trả lời phỏng vấn của VTV4 về vấn để Mèo/Thỏ này.