Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến-tranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến-tranh. Hiển thị tất cả bài đăng

30/04/2024

Tiếng dân năm 2024 về ngày 30 tháng 4 (ghi chép từ nhiều phía)

Từ 1975, đến hôm nay, là 49 năm. 

Tôi mở entry này để ghi chép tiếng dân của năm 2024, năm thứ 49 tính từ "ngày 30 tháng 4 năm 1975", về ngày đó trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam.

Mở đầu là tiếng của chú Ngô Thế Long - một cán bộ cũ của Viện Thông tin Khoa học Xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), tôi có biết chú từ đầu thập niên 1990.

08/03/2022

Máy bay Pháp rồi Mỹ đã ném bom miền Bắc như thế : Tư liệu và hồi ức của khu vực Nam Định

Thời nhỏ chúng tôi vẫn được kể lại rằng, ngày đó tháng đó năm đó, có khi chính xác là giờ đó phút đó, giữa lúc máy bay Mỹ lượn trên bầu trời thì có anh ấy chị ấy được sinh ra. Những đứa trẻ Bắc Việt được sinh ra ở khu tránh bom Mỹ. Giờ sinh và ngày tháng năm sinh của những đứa bé ấy được đánh dấu thật dễ, bởi là gắn với âm thanh của máy bay Mỹ, với kí ức chân thực về chiến tranh không bao giờ phai.

Bom Mỹ rơi xuống làng quê chúng tôi. Chỗ bom rơi thì lõm xuống, gọi là "hố bom", rồi có cái cứ để nguyên vậy thành ra ao. Nhiều cái ao được hình thành từ hố bom như vậy ở xóm trên xóm dưới. Các ông các bác trong làng ngồi đan rổ rá bên cạnh hố bom ngày trước, đôi khi kể cho chúng tôi nghe chuyện sơ tán khi có báo động về máy bay Mỹ.

Đại khái chúng tôi không có trải nghiệm tại chỗ về chiến tranh chống Mỹ. Hình ảnh về cuộc chiến ấy là được mường tượng từ những cái "ao-hố bom" có thể thả cần câu hồi chúng tôi lên mười, từ những cái kẻng làm từ xác bom treo ở cổng trường hay hợp tác xã, từ rất nhiều chuyện kể dần dần của cha mẹ và hàng xóm láng giềng.

26/02/2022

Tháng 2 năm 2022, cùng với bệnh dịch là chiến tranh bùng phát

Chiến tranh đã bùng lên ở khu vực Nga - Ucraina.

1. Gần đây, mình có phát biểu về dân tộc tự quyết. Bài học thuật đã in năm 2020, ở đây. Bài vốn viết nháp lần đầu vào năm 2015, bản thảo hoàn chỉnh có từ năm 2017.

Dân tộc tự quyết là một trong những vấn đề cơ bản về văn hóa xã hội trong học thuyết Mác - Lênin. Lênin đã khởi xướng "dân tộc tự quyết" ở đầu thế kỉ XX tại nước Nga Xô-viết. Tranh luận về "dân tộc tự quyết" đã bắt đầu từ đó. Lênin cho phép các ý kiến được phát biểu tự do, không bắt buộc theo một đường hướng cứng rắn.

Stalin đã kế thừa và phát triển tư tưởng "dân tộc tự quyết" của Lênin, nhưng ấn đính đường hướng cứng rắn cho nó. Định nghĩa về "dân tộc" đã được Stalin đề ra trong quá trình đó.

15/08/2017

Nghĩ về xung quanh chiến tranh, nhân ngày chiến tranh kết thúc 15/8/1945

15 tháng 8 dương lịch hàng năm hiện nay, trên phần lớn nước Nhật, chính là ngày Vu Lan.

15 tháng 8 dương lịch, cũng là ngày kết thúc chiến tranh Đại Đông Á. Nhật Bản thua trận.

17/02/2016

Chiến tranh biên giới Việt - Trung tháng 2 năm 1979 : phim "Thị xã trong tầm tay"

Đó là thị xã Lạng Sơn.

Phim sản xuất năm 1983.

Diễn viên là lứa Tất Bình (vai nhà báo Việt), Đặng Nhật Minh (đạo diễn, kiêm vai nhà báo Nhật).

Một người quen cho biết: mẹ của em ấy có tham gia đóng phim này (từ phút 17).

21/05/2015

Vì sao nước Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn nước Đức (bài Jeff Kingston, 2013)

Quan điểm của mình thì hơi khác với Kingston. Không phải "ít hối lỗi", mà là cách hối lỗi khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện tính cách dân tộc.

Riêng với Việt Nam, thì có thể nói ngược, nhưng lại rất thật: độc lập năm 1945 của Việt Nam có được là lấy chính quyền từ tay người Nhật, mà không phải  người Pháp. Đúng như lời tuyên ngôn ngày 2 tháng 9 năm đó của Hồ Chủ tịch.

Trận chiến quan trọng ở Thái Nguyên (giữa lực lượng Việt Minh có sự giúp đỡ của lính Mĩ với tàn quân Nhật Bản vào hạ tuần tháng 8 năm 1945) đã được bàn ở đây. Đó là trận chiến quyết định mang tới ngày 2 tháng 9. Chỉ cần chậm 1 tuần hay thậm chí vài ngày thì nhóm khác sẽ lên đọc tuyên ngôn.

08/05/2015

Chuyện cũ : ngôi trường Nguyễn Văn Bé

Thuần túy lưu tư liệu (thời điểm lưu là hôm nay, 08/5/2015).

Mà có khi bản lưu của mình hóa thừa, vì có thể Mr. Khoằm hoặc bác Thợ Cạo đã xếp vào kho từ lúc nào rồi.

07/05/2015

Nội chiến : Quân ta đổ lộn cùng quân nó

Nội chiến ở Việt Nam cũng có truyền thống lâu đời như chiến tranh chống ngoại xâm. Nhìn chung, lúc nội chiến thì mỗi bên đều tự xem mình là chính đáng.

Vậy nên, mới có "quân ta" với "quân mình". Rồi "nước nó" với "nước mình".

Các nhà tiên tri thời trước đã viết như sau (tư liệu đích thực đang lưu ở các kho sách chính qui của Việt Nam, đây là bản tạm phiên âm Nôm của tôi):

Nửa đêm giờ tí khắc canh ba,
Thoắt tiến quân vào phá lũy ra.
Một tướng thượng cửng vào cửa hiểm,
Hai viên đứng nấp trực biên hà.
Quân ta đổ lộn cùng quân nó,
Nước nó ra đầu với nước ta.
Đánh đoạn rút về lau khí giới,
Tìm nơi phủ khố để can qua.

05/05/2015

Cuộc chiến 1954 - 1975 nhìn lại, từ nhiều phía (19) : phỏng vấn cố thủ tướng Kiệt năm 2005

Bài đã đăng trên báo Quốc tế năm 2005.

Sau đó, VNN đăng lại vào năm 2010.

Bây giờ, năm 2015, thì blog đưa về đây trong loạt bài liên quan.

Cuộc chiến 1954 - 1975 nhìn lại, từ nhiều phía (18) : nghi vấn về nhật kí Đặng Thùy Trâm

Kí ức của con người luôn được làm mới, một cách vô thức hay ý thức. Bởi vậy, hồi kí có giá trị tham khảo kém hơn nhật kí.

Cuốn nhật kí của Đặng Thùy Trâm đã làm nên tên tuổi "Đặng Thùy Trâm". Bây giờ, ở Hà Nội, đã có một con đường mang tên Đặng Thùy Trâm.

Một bản chụp đen trắng cuốn nhật kí này, có thể tạm xem ở đây.