Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

16/11/2013

TRƯỜNG VONG trong Lí Thuyết Dây của Vật lí học hiện đại

 Einstein đã nói lên quan điểm về sự tương đồng giữa Khoa học hiện đại và Phật giáo.
"Einstein đã nói lên quan điểm về sự tương đồng giữa Khoa học hiện đại và Phật giáo" (ảnh và lời chú thích lấy nguyên từ bài gốc)


Lời dẫn: Hôm trước đã giới thiệu cuốn sách xuất bản chính qui bởi nhà xuất bản hàn lâm bậc thượng đẳng ở Việt Nam của cụ Đào Vọng Đức mà trong đó có nói đến TRƯỜNG VONG. Một khái niệm khoa học, chứ không phải chuyện chơi.

Tôi không còn nhớ là nghe lần đầu khái niệm ấy trực tiếp từ ông cụ vào thời gian nào nữa. Láng máng nhớ là trong một buổi tọa đàm hay hội nghị gì đó.


Bây giờ, đi sâu hơn một chút nữa, mà cũng là để đợi bác Đông A trở lại với thế giới blog cho một ý hiểu nào đó, chúng ta hãy nghe chính cụ Đức trò chuyện, từ hồi năm 2011, với phóng viên của Kiến thức.

---

Khoa học lý giải Tâm linh như thế nào?





- KH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với GS.VS Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lý, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh
.



Khoa học và Tâm linh không đối nghịch nhau

Ông là một nhà khoa học rất tâm huyết trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về tâm linh. Ông nghĩ sao về sự  tương tác giữa khoa học và tâm linh?

Thế kỷ XX, vật lí  học hân hoan chào đón sự ra đời của Thuyết tương đối và Thuyết lượng tử. Thế kỷ XXI, theo như tiên đoán của nhiều học giả nổi tiếng, sẽ được đánh dấu một bước tiến vĩ đại, đó là sự nhận thức được rằng Khoa học và Tâm linh không đối nghịch nhau. Nó là hai mặt đối ngẫu bổ sung cho nhau để nghiên cứu thực tại. Pauli, nhà vật lí nguyên tử lừng danh của thế kỷ XX đã nhận định rằng: "Nếu Vật lý và Tâm linh được xem như các mặt bổ sung cho nhau của thực tại thì sẽ cực kỳ thỏa mãn".

Nhưng có một thực tế, là  những gì không lý giải được, những gì  hư hư, thực thực, thậm chí vô lí thì một số người cho rằng: Phật bảo thế, Thánh bảo thế...

Einstein đã nói lên quan điểm về sự tương đồng giữa Khoa học hiện đại và Phật giáo. Có thể dẫn ra một ví dụ  minh họa như sau: Tiên đề của thuyết lượng tử  là "Nguyên lý bổ sung đối ngẫu" khẳng định rằng Sóng và Hạt là hai mặt bổ sung cho nhau của thực tại. Nguyên lí này dẫn đến một hệ quả cực kỳ quan trọng là vật thể vi mô chuyển động không theo bất cứ một quỹ đạo xác định nào, có nghĩa là chuyển từ vị trí này sang vị trí khác theo vô số con đường cùng một lúc.
Suy rộng ra là vật thể vi mô có thể cùng một lúc có mặt tại vô số vị trí khác nhau, cùng một lúc có thể ở vô số trạng thái khác nhau, cùng một lúc có thể làm vô số việc khác nhau. Điều này gợi cho ta liên tưởng tới Kinh Phật nói về các đức Phật, các chư vị Bồ tát phân thân ra trăm nghìn vạn ức hóa thân đi khắp ba nghìn Đại thiên thế giới, giáo hóa cứu độ chúng sinh.


Cần sự hỗ trợ  của "trực ngộ chân như"

Dù ông có chứng minh thế  nào đi chăng nữa thì rõ ràng cho đến nay vẫn còn rất nhiều điều điều bí ẩn mà khoa học chưa giải thích được?

Khi nghiên cứu các lĩnh vực với mức độ tinh tế khác nhau thì cách tiếp cận phải khác nhau. Đặc biệt với các hiện tượng siêu tinh tế thì đòi hỏi phải vận dụng các khái niệm và các hệ tiên đề hoàn toàn mới, có thể rất xa lạ với những điều đã quen thuộc trước đó. Chẳng hạn, có thể còn có các dạng siêu tương tác ứng với các dạng siêu năng lượng, liên quan đến các hiện tượng siêu tự nhiên mà các giác quan bình thường của con người không thể cảm nhận được, cũng như khoa học và kỹ thuật hiện nay chưa đủ trình độ để phát hiện.
Đặc biệt, trong thế giới vi mô, khi mọi quan hệ tương tác đều được vận hành bởi các quy luật lượng tử, nguyên lí đối ngẫu càng thể hiện rõ nét là một nguyên lí nền tảng dẫn đến những điều huyền diệu, nhiều khi khó diễn đạt được tường tận bằng ngôn ngữ của lập luận logic thông thường, mà cần sự hỗ trợ của yếu tố "trực ngộ chân như" (giác ngộ).

Các hoạt động tâm linh hiện nay chưa được số đông ủng hộ. Phải chăng đó là vì bản thân vấn đề tâm linh chưa tự chứng minh được sự trong sáng, mặt tích cực, lợi ích cho đời sống xã hội?

Trong những thập niên gần  đây, ngày càng dồn dập thông tin về những khả  năng đặc biệt của con người, những hiện tượng kỳ  bí mang tính tâm linh thể hiện rất đa dạng trong đời sống cộng đồng trong nước cũng như trên thế giới. Tiếp cận những vấn đề này một cách khách quan với thái độ thực sự cầu thị, tôn trọng sự thật, khiêm tốn học hỏi để khám phá, nhằm mục đích tối thượng phục vụ lợi ích cộng đồng là điều tâm đắc của nhiều người. Bên cạnh đó, cũng có những hiện tượng tiêu cực dẫn đến những hệ quả không tốt, làm hại đến uy tín của những người hoạt động chân chính.

Vậy theo ông có cách nào  để kìm chế được mặt tiêu cực đó?

Ngoài việc tăng cường quản lý  Nhà nước, việc làm sáng tỏ về mặt khoa học các hiện tượng mang tính tâm linh cũng là một  đóng góp rất hữu hiệu.

Ông có tin vào số phận không thưa ông?

Về mặt lí thuyết chưa ai chứng minh được là có hoặc không có số phận. Ở đây, tùy thuộc vào lòng tin và sự trải nghiệm của mỗi người.

Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm rằng, những thành tựu của vật lí học hiện  đại rọi những tia sáng mới vào khoa học dự báo. Dự báo liên quan mật thiết đến phạm trù  không gian - thời gian. Einstein đã phát biểu rằng: "Quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ là những ảo tưởng cố hữu". Schrodinger, tác giả của phương trình cơ bản trong Thuyết lượng tử đã phát biểu: "Muôn đời và mãi mãi chỉ có bây giờ... Hiện tại là cái duy nhất không có kết thúc".

Phật pháp chỉ đường lìa mê về bến Giác

Theo tôi được biết, ngay trong khoa học cũng có những thứ được chứng minh, nhưng không xuất hiện một cách tường minh?

Tạo hóa đã ban cho vũ  trụ chúng ta các dạng tương tác một cách tối  ưu bao gồm tương tác mạnh, tương tác yếu, tương tác điện từ và tương tác hấp dẫn. Đó là các loại tương tác cơ bản nhất tạo nên bức tranh của cả vũ trụ chúng ta.
Bất kỳ một loại tương tác nào, một hiện tượng nào dù phức tạp đến mấy, từ vi mô đến vĩ mô cũng đều bắt nguồn từ các loại tương tác đó. Một hướng nghiên cứu có tính thời sự nhất hiện nay là xây dựng Lí thuyết thống nhất, tức là tìm một cơ cấu thiết kế chung gắn kết các loại tương tác với nhau trên cùng một nền tảng và phương hướng được xem là có nhiều triển vọng nhất để xây dựng Lí thuyết thống nhất nói trên chính là Lí thuyết Dây.
Điều đặc biệt là trong lí thuyết Dây nhất thiết phải có các trường "Vong". Các trường "Vong" này giữ vai trò then chốt trong cơ cấu của lí thuyết, chi phối các cơ chế tương tác nhưng không hề xuất hiện một cách tường minh trong thực tế.

Ở góc độ là một nhà khoa học, ông muốn nhắn nhủ điều gì đến cả những người đang làm công tác nghiên cứu tâm linh, những người có khả năng đặc biệt?

Đây là cuộc viễn chinh khoa học gian nan nhưng đầy hứa hẹn, đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa Khoa học và Tâm linh, sự đóng góp lâu dài công sức và trí tuệ của các nhà khoa học và các nhà ngoại cảm. Chúng ta có cơ sở để hy vọng rằng cùng với sự phát triển ngày càng sâu rộng của khoa học và công nghệ, dần dà sẽ tiếp cận được những hiện tượng mà cho tới nay vẫn được xem là huyền bí hoặc hầu như là phi lý. Chúng ta sẽ có được những phương pháp hữu hiệu và thực hiện những bước tiến theo tinh thần "Phật pháp chỉ đường lìa mê về bến Giác".

Xin trân trọng cảm ơn  ông. Mong rằng tất cả những linh hồn, những con người còn u mê sẽ tìm được con đường về bến Giác Thiện. Xin kính chúc ông sức khoẻ!


Tôi rất tâm đắc với câu của nhà bác học vĩ đại Einstein khi ông này khẳng định rằng: "Khoa học, Tôn giáo, Nghệ thuật là  những cành, nhánh của cùng một cây... Khoa học không có Tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo không có Khoa học thì mờ ảo". GS.VS Đào Vọng Đức




Việt Nga (thực hiện)
---

Ý kiến của bạn đọc:

"




Ý kiến phản hồi
Dr.Jack
smartsolutionsusa@yahoo.com
Dr.Jack
Tôi biết một người ở VN có thể chứng minh sự tồn tại của số mệnh bằng khoa học. Tôi đã đọc và thấy rất hợp lý. Ông có rãnh thì tìm đọc. Dù các học giả phương Tây chưa ai chứng minh hẳn hoi nhưng ít nhiều, gián iếp hay trực tiếp, họ thừa nhận có số phận. Chẳng hạn như Stephen Hawking đã hàm ý về số phận trong một lecture nổi tiếng "Does God play dice?" Ông nên tìm đọc bản Tiếng Anh, rất hay.

Võ Danh Thi
vodanhthi@gmail.com
Võ Danh Thi
Bạn Kiều Quang Dũng nên đọc thêm (ít nhất) về cơ học lượng tử để biết rằng 1 + 1 không hẳn là 2. Tương tự, A + B không hẳn là C mà có thể cho vô vàn kết quả khác.

Nguyễn Anh Dũng
slandercat@yahoo.com
Nguyễn Anh Dũng
Tôi thấy càng ngày càng nhiều nhà Vật lý hay Toán lý thuyết của VN khi về già chuyển hướng sang sử dụng, nghiên cứu, pha trộn với đạo Phật, kinh Dịch, phong thủy, bát quái, tâm linh... Theo tôi đó thể hiện sự yếu kém, bế tắc trong nghiên cứu khoa học của họ và phải tìm đến sự trợ giúp của những thứ không được khoa học thừa nhận chứng minh như tâm linh... hay giả khoa học như phong thủy... Vì chưa được cộng đồng khoa học thừa nhận (và không biết sẽ được thừa nhận không vi những cái này đã tồn tại rất rất lâu rôi nhưng thường họ sẽ lập luận là do khoa học chưa đủ khả năng để thẩm định) nên họ có thể diễn giải kiểu gì cũng được nhằm chứng minh cho những lý thuyết của minh. Và tiên đề cho những lý thuyết "khoa học" này luôn luôn là những thứ mà theo họ khoa học chưa đủ tiên tiến để khẳng định.

TS Quách Nghiêm
quachnghiem@gmail.com
TS Quách Nghiêm
1.Tâm linh con người , tôn giáo hay số phận là những vấn đề vốn tồn tại cùng lịch sử nhân loại mà chúng ta chưa lý giải được. Rõ ràng đây cũng là các sản phẩm phi vật thể hữu dụng ma con người nghĩ ra , truyền lại cho các đời sau. Bao thế hệ học giả tìm cách lý giải nó và nhân loại vẫn tiếp tục dùng nó tùy theo hoàn cảnh và niềm tin của mỗi người. Chỉ riêng điều nó tồn tại hàng nghìn năm và luôn được các đời sau tiếp mhậjn cũng đủ thấy cái lý (dù ta chưa lý giải được!) của sự tồn tại của nó.
2. Đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này có thể theo hai hướng :
-Tính hữu dụng (cả tích cực và tiêu cực) của nó đối với đời sống con người hoặc
- tìm cách lý giải nó trên cơ sở tìm cách tiếp cận nó một cách hệ thống và xây dựng một hệ phương pháp luận thích hợp . Cái cách áp đặt phương pháp khoa học kiểu toán, lý hóa vốn là khoa học chính xasxc và chia tự nhiên ra từng mảng để nghiên cứu rõ ràng là một sự phản khoa học.
Hướng thứ hai sẽ rất tốn thời gian và cần nhiều thay đổi trong nhận thức cả về triết học và phương pháp luận,
3, Có hai điều có thể giúp cho chúng ta nhận thức lại vấn đề tâm linh :
- Nngười ta quan niệm bên cạnh vật chất sinh ra tinh thần thì cũng có điều ngược lại tinh thần sinh ra vật chất (về điều này cầ có một bài riêng nhưng không nhận thức được nó, ta không sao hiểu được hiện tượng cô Phú chữa dduwopwjc nhiều bệnh ở một số người bằng cùng một phương pháp mà cô nói theo các nhà khoa học xuất thân từ vật lý là truyền năng lượng cũng như các phương pháp chữa beejjnh không dùng thuốc khác).
-Thuyết toàn đồ làm cho vật lý hiện đại tiếp cận được với tu tưởng của phật học mà còn tiếp cận được với nguyên lý của sự sống. đây có thể là cơ sở để hình thành phương pháp luận nghiên cức tâm linh và số phận con người sau này?
4.Cuối cùng nghiên cứu tâm linh nên phục vụ đối tượng nào? Theo tôi sức khỏe và giáo dục chính là hai lĩnh vực đáng giá nhất mà nghiên cức tâm linh cần hướng tới đẻ giải phóng các vtiêm năng vô hạn trong mỗi con người l nesu ta quan niệm được nguồn lực con người lầ yếu tố số một cho sự tồn vong của quốc gia.
Về

TS Quách Nghiêm
quachnghiem@gmail.com
TS Quách Nghiêm
1.Tâm linh con người , tôn giáo hay số phận là những vấn đề vốn tồn tại cùng lịch sử nhân loại mà chúng ta chưa lý giải được. Rõ ràng đây cũng là các sản phẩm phi vật thể hữu dụng mà con người nghĩ ra , truyền lại cho các đời sau. Bao thế hệ học giả tìm cách lý giải nó và nhân loại vẫn tiếp tục dùng nó tùy theo hoàn cảnh và niềm tin của mỗi người. Chỉ riêng điều nó tồn tại hàng nghìn năm và luôn được các đời sau tiếp nhận cũng đủ thấy cái lý (dù ta chưa lý giải được!) của sự tồn tại của nó.
2. Đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này có thể theo hai hướng :
-Tính hữu dụng (cả tích cực và tiêu cực) của nó đối với đời sống con người hoặc
- tìm cách lý giải nó trên cơ sở tìm cách tiếp cận nó một cách hệ thống và xây dựng một hệ phương pháp luận thích hợp . Cái cách áp đặt phương pháp khoa học kiểu toán, lý hóa vốn là khoa học chính xác  và chia tự nhiên ra từng mảng để nghiên cứu rõ ràng là một sự phản khoa học.
Hướng thứ hai sẽ rất tốn thời gian và cần nhiều thay đổi trong nhận thức cả về triết học và phương pháp luận,
3, Có hai điều có thể giúp cho chúng ta nhận thức lại vấn đề tâm linh :
- Nngười ta quan niệm bên cạnh vật chất sinh ra tinh thần thì cũng có điều ngược lại tinh thần sinh ra vật chất (về điều này cầ có một bài riêng nhưng không nhận thức được nó, ta không sao hiểu được hiện tượng cô Phú chữa dduwopwjc nhiều bệnh ở một số người bằng cùng một phương pháp mà cô nói theo các nhà khoa học xuất thân từ vật lý là truyền năng lượng cũng như các phương pháp chữa beejjnh không dùng thuốc khác).
-Thuyết toàn đồ làm cho vật lý hiện đại tiếp cận được với tu tưởng của Phật học mà còn tiếp cận được với nguyên lý của sự sống. đây có thể là cơ sở để hình thành phương pháp luận nghiên cức tâm linh và số phận con người sau này?
4.Cuối cùng nghiên cứu tâm linh nên phục vụ đối tượng nào? Theo tôi sức khỏe và giáo dục chính là hai lĩnh vực đáng giá nhất mà nghiên cứu tâm linh cần hướng tới đẻ giải phóng các tiêm năng vô hạn trong mỗi con người.

Nguyễn Tác Anh
nguyentacanh@yahoo.com
Nguyễn Tác Anh
KÍNH GỬI: ANH ĐỨC

Vấn đề anh nêu ra quá lớn và rất nhiều bất định khó có thể hình dung được. Song theo thống kê tôi tin rằng con người ta có số thật (số phận). Số đó vũ trụ đã ban cho khi anh vừa chào đời và tuân theo hệ thức bất định của cơ học lượng tử:

PHÚC x LỘC x THỌ = SỐ MỆNH (TRỜI ĐÃ BAN CHO )

Xin trao đổi với anh cho vui, chúc anh khỏe mạnh

Kiều Quang Dũng
dungkq@yahoo.com
Kiều Quang Dũng
Các GS, Tiến sỹ hiện nay làm công tác nghiên cứu tâm linh nhưng khi không giải thích được vấn đề thì lại trộn lẫn khoa học với tôn giáo, dùng tôn giáo để cứu cánh cho sự hạn chế của phương pháp. Không thể phủ nhận trong tư tưởng của Phật Giáo có nhiều tính triết học tương đồng với những nguyên lý vận động của vạn vật nhưng nó vẫn là một tôn giáo, pha trộn nhiều tạp chất của những thứ không thuộc về khoa học như cách hiểu thông thường nhất - sự tương đồng có giới hạn không có nghĩa đồng nhất về mặt bản chất - khoa học không phải là tôn giáo và ngược lại. Vì vậy không thể dùng Phật Giáo để làm kim chỉ nam cho công tác nghiên cứu đeo danh khoa học. Đã mang danh khoa học, làm công tác nghiên cứu khoa học phải dùng thực nghiệm hoặc lý luận khoa học để giải thích và làm sáng tỏ vấn để mới được coi là nhà khoa học. Đã là khoa học thì phải là 1+1=2 hoặc A+B=C chứ sao lại theo tinh thần "Phật pháp chỉ đường lìa mê về bến Giác".
Đến những vị GS, TS gạo cội còn vậy thì bảo sao nhiều người dân không "mê".

Tam Thanh Linh
tamlinhmaunhiem@gmail.com
Tam Thanh Linh
Tam Linh la mot su trong suot vo tan.la nguon nang luong vo bien, san sinh ra tat ca van vat, co the di xuyen suot qua van vat tu vo cuc den vo cuc. Tam Linh san sinh ra nhung y tuong, nhung tri thuc nhan loai, nhung tri tue bac hoc.... Vi vay cang tien len cho mot nen khoa hoc vuot bac, thi se cang tien gan hon ve nhung gi thuoc ve tam linh. Van vat khong the nao thuoc ve Tam Linh, ma chi co Tam Linh moi san sinh ra van vat, cung giong nhu con nguoi san xuat ra hang hoa, may moc, chu khong co may moc nao lam ra con nguoi. Hay nhin nhan su that va thanh kinh. Chung ta dang co ly giai dieu ma khong the dua vao thanh cau hoi. Trung Ga co truoc , hay la con Ga. Vay thi dung met moi va qua me tin di vao con duong huyen bi nhu vay. Chi co mot dieu duy nhat chung ta phai nhin nhan, do la chung ta chua co nhung nha khoa hoc that su, chua co mot nen khoa hoc, cong nghiep tien bo, chu chua the giai thich may cai chuyen tam linh nhu the nay. Khoa hoc la Vua cua nhan loai va Nhan loai la Vua cua vu tru. Hay tap trung toan bo tri thuc vao khoa hoc, vao nhan loai, vao su tien bo van minh nhan loai hon la di vao mot coi mo mo ho ho nhu vay

Nguyễn Tuấn Phan
phannt55@gmail.com
Nguyễn Tuấn Phan
Xu hướng hiện nay là chúng ta cố gắn những hiện tượng về tâm linh với những hiểu biết trên nguyên tắc logic mà chúng ta được học,nhưng theo tôi hiểu thì muốn tiếp cận với những vấn đề trên ta phải theo những phương pháp phi truyền thống. Bản thân người người nghiên cứu phải đạt được chứng ngộ thì mới hiểu được sự việc, nhưng để giải thích lại cho người khác thì cũng chẳng khác gì nói về mầu sắc đối với người mù bẩm sinh.

VukhacTri
vukhactri@yahoo.com
VukhacTri
Einsten biet gi ve Phat giao ma Giao su nay noi rang Einsten da phat bieu ve moi quan he giua Phat Giao va Khoa Hoc .

Phạm Ngọc Quỳnh
quynhsbvhanam@gmail.com
Phạm Ngọc Quỳnh
Chúng ta hãy tôn trọng những hiện tượng đang diễn ra, nhưng khoa học thực nghiệm chưa đủ phương tiện hỗ trợ để lý giải, chứng minh được.
"

---

1 nhận xét:

  1. Tham khảo cái này: https://www.facebook.com/media/set/?set=a.1416291525291275.1073741828.1416251455295282&type=1

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.