Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/11/2013

Nhờ lời đảm bảo của người đại điện Việt Nam Giải phóng quân, đã biết đồng chí Đức Xuân ở đâu ra

Trong tài liệu chính thức của hội thảo ngày hôm qua, có một bài của nhà báo Lê Viết Hoài với tư cách nhân chứng của chuyến tìm kiếm tại Bắc Cạn năm 2008 (kể khá chi tiết), mà không có bài của bác Nguyễn Huy Văn.


Nguyễn Huy Văn - người chứng kiến quá trình tìm mộ liệt sĩ Phùng Chí Kiên đưa ra dẫn chứng điều Phan Bích Hằng nói là đúng.

"Nguyễn Huy Văn - người chứng kiến quá trình tìm mộ liệt sĩ Phùng Chí Kiên đưa ra dẫn chứng điều chị Phan Thị Bích Hằng nói là đúng" (chú thích của Soha)

Vậy là bác Huy Văn đã phát biểu bằng miệng tại hội thảo. Bác được giới thiệu là "người chứng kiến việc tìm hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên" và "thay mặt Hội truyền thống Ban liên lạc Việt Nam Giải phóng quân được Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ cử đi tìm phần thủ cấp" tướng Phùng Chí Kiên.

Hôm qua, bác đã đưa lời đảm bảo rằng:

"(Ông Huy Văn kể lại về 2 lần cùng Đại tướng lên Cao Bằng để thăm vùng cơ sở cũ vào năm 19891994:)
Tại Cao Bằng, Đại tướng dừng lại và nói: ‘Tướng Phùng Chí Kiên hi sinh ở khu vực này, phần đầu của tướng Kiên chưa được thấy. Đến Bắc Kạn, Đại tướng nói, trên con đường Nam tiến cùng với tôi có đồng chí Đức Xuân cũng hi sinh ở đây và đồng chí đã được xây dựng bia mộ ngay gần đường. Năm đó tôi thấy Đại tướng đã rất quan tâm việc tìm thủ cấp tướng Kiên"

và: 

"Phan Thị Bích Hằng có nói đến một địa danh là Vũ Loan, nhưng sau khi tôi tới Bắc Kạn, đồng chí Hân là Phó Bí thư thường trực tỉnh Bắc Kạn mới nói ở Bắc Kạn có Vũ Loan. Đối chiếu trên bản đồ tham mưu của quân đội thì có địa danh đó. Tôi thấy rất bất ngờ.
Khi đến khu vực trên đồi ngô, bãi cỏ mênh mông, chị Hằng chỉ cho chúng tôi 1 điểm và nói trong phạm vi 1 thước tới 1 thước 9 có thủ cấp tướng Kiên. Chúng tôi đánh dấu, đào và tìm được di vật đúng như chị Hằng nói và đã đưa về.
Các đồng chí ở Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn trực tiếp làm còn tôi chứng kiến từ lúc đào nhát cuốc đầu tiên cho tới khi đào lên đưa đi, tôi không rời mắt. Tôi đảm bảo tất cả những di vật đưa về là đúng phần "thủ cấp" của liệt sĩ Phùng Chí Kiên".

Đảm bảo thì đảm bảo bằng lời thế thôi. 

1. Tuy nhiên, nhờ lời kể của ông, vào thời điểm hiện tại (2013), lại có thể dùng để tham chiếu với lời kể của một người đã công khai ngay từ năm 2008, mà Mr. Khoằm và tôi đã mang về lưu ở blog này từ trước.

Cụ thể, lời kể của năm 2008 (18/7/2008, tức ngay sau khi cuộc tìm kiếm ở Bắc Cạn kết thúc), như sau:


"
Một câu chuyện nhỏ về tìm mộ Liệt sỹ-Phùng Chí Kiên

18 Tháng Bảy, 2008, 10:39:10 PM

Chúng tôi gặp bác Kiên 3 lần, 2 lần ở Mai Dịch, lần thứ ba tại Ngân Sơn, tại nghĩa trang liệt sĩ huyện và tại điểm chôn đầu của bác Kiên.


Nói chuyện với bác thương lắm. Nhất là hôm chúng tôi làm lễ cầu siêu cho bác cùng đồng bào chiến sĩ Bắc Cạn tại chùa Thạch Long, đúng ngày 7-5 theo đề nghị của bác Kiên. Chúng tôi và cả nhà chùa cùng sơ xuất, không có cháo. Lúc ở Ngân Sơn bác bảo: " Đi làm cách mạng xác định chết đường chết chợ, chỉ mong được bát cháo lá đa lá mít, mà sáng nay các cháu lại quên. Sáng nay bác rủ anh em đến đông lắm!"
Bác rất hóm, nói chuyện còn pha trò vui vẻ, lạc quan.

Lúc mới bày lễ thắp hương trước khi đào tìm, bác nói qua Bích Hằng ; "Các cháu chia lễ làm hai. Chạnh lòng lại nhớ đến Đức Xuân" (Đức Xuân là đồng chí cơ sở bị địch giết và cũng chặt đầu bêu cọc năm 1942)
Chuyện rất dài. Không thể kể hết được.

Tóm lại, các anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà chúng ta vẫn đang sống bên cạnh chúng ta, dõi theo cuộc sống của chúng ta. Chỉ tiếc là người âm nhiều khi lực bất tòng tâm, không diệt được hết bọn tham quan hại nước hại dân.

Bác nào muốn tìm hiểu về chuyện này thì liên lạc với tôi. Sắp tới sẽ có hội thảo về đc Phùng Chí kiên, nhưng những chuyện âm dương này thì không công bố đâu. (chỉ có hình ảnh trên phim thôi)

Trước khi đi Ngân Sơn, Bích Hằng đề nghị Đoàn tìm kiếm cùng gia đình làm lễ cầu siêu tại chùa Phúc Khánh, HN. Sư thầy Hải Hoà kể lại: "1 giờ đêm tôi tỉnh dậy, thấy đầu bác Kiên về Tam Bảo. Bác gầy lắm, và rất đói. Lúc đó không có gì,tôi đành ăn tạm quả xoài." (chờ hôm sau mới làm cơm cúng.)

Mấy hôm sau ra Mai Dịch, bác Kiên "Cảm ơn nhà sư đã cho tôi ăn khi đói." Và nói "Lâu lắm mới được ăn cơm, vì ở mộ không ai làm cơm cúng." Lúc tàn hương, khi bác Kiên vừa đi, Hằng lại gặp cụ Dốc là anh ruột bác (cũng mất lâu rồi). Cụ còn nhắc lại bữa cơm cuối cùng ở quê trước khi bác Kiên đi "Nấu cá mát sông Giăng cho em ăn, không ngờ đấy là lần cuối cùng...". 

Sau đấy mọi người phải nhắc gia đinh làm cơm cúng phải có cá kho.

Ở Mai Dịch có chú Kim Sơn, Cứu quốc quân cũ. Bác Kiên bảo : 
" Đồng chí Kim Sơn là cánh của đc Chu Văn Tấn à? Quý hoá quá. Cứu quốc quân dưới suối vàng tôi gặp thường xuyên. Hôm nay có người cứu quốc quân đến thắp hương cho tôi, âm dương thế này thật hiếm."

Sau đợt này, tôi vỡ ra nhiều điều.(các điều khác trước đây đã biết rồi). Thứ nhất, cơm cúng phải có đồ ăn dân tộc, thường ngày các cụ vẫn ăn. (gà qué sang trọng cũng ko ăn thua). Thứ hai, cầu siêu vô cùng quan trọng, và cháo lá đa lá mít phải có đủ cho các linh hôn ko nơi trú ẩn và ko được người thân biết.

"

2. Trong lời kể, có lẽ là sớm nhất (xác định đến hôm nay) như trên, chúng ta thấy vong của tướng Phùng Chí Kiên chạnh nghĩ đến Đức Xuân vào năm 2008, câu trực tiếp là: 

"Các cháu chia lễ làm hai. Chạnh lòng lại nhớ đến Đức Xuân" (Đức Xuân là đồng chí cơ sở bị địch giết và cũng chặt đầu bêu cọc năm 1942). Chuyện rất dài. Không thể kể hết được."

3. Bây giờ, cứ tư liệu mà xét, thì có thể biết nguồn thông tin về đồng chí Đức Xuân này từ đâu ra rồi. Và muốn nói với Mr. Khoằm rằng, lời kể năm 2008, trước đây chúng ta tạm tin, cần phải tiếp tục xác nhận thêm. Nhưng ở trường hợp này, có lẽ là hữu ích.

Có lẽ cần phải nhờ bạn Mr. Khoằm tra cứu về đồng chí Đức Xuân một chút. Xin ghi lời nhờ, và đồng thời là cảm tạ trước ở đây.


---

Những entry liên quan đã đi trên blog này:

- Nhờ lời đảm bảo của người đại điện Việt Nam Giải phóng quân, đã biết đồng chí Đức Xuân ở đâu ra


- Triển hộ vệ đưa tư liệu cũ của cuộc tìm kiếm tại Bắc Cạn năm 2008
- Tài liệu UIA và BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (2011): Tìm mộ liệt sỹ, nhà ngoại cảm đúng tới 70 - 80%


- Báo của Bộ Quốc phòng (2006): Muốn biết danh tính của nhà ngoại cảm từ Hà Nội vào Con Cuông năm đó

4 nhận xét:

  1. Theo tôi lời kể vào năm 2008 trên qsvn này rất khách quan và đáng tin cậy vì không bị ảnh hưởng của các cơn bão vừa qua.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tìm ra được lời kể năm 2008 này rất giá trị đó bác Lí à. Công lao thuộc về Mr. Khoằm. Tuy nhiên, phải tìm hiểu và đối chứng thêm (hình như có người còn giữ được băng ghi âm những cuộc nói chuyện với vong tướng Kiên qua Bích Hằng đợt đó).

      Xóa
    2. Em đã liên lạc nhưng chưa nhận được hồi ấm.

      Xóa
    3. Cảm ơn Khoằm, cứ từ từ thôi.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.