Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

05/11/2013

Sờ tay vào một nhà ngoại cảm Nhật Bản

稲荷神社
Tạm chưa đưa ảnh của tôi, mà dùng ảnh trên mạng, cho khách quan và ai cũng có thể thấy

Trong tiếng Nhật, có nhiều từ để chỉ nhân vật mà hiện nay tiếng Việt hiện đại gọi là nhà ngoại cảm, nhưng từ chung nhất quen dùng (tất nhiên là từ mới tạo) là: linh năng giả (tạm hiểu là "người có khả năng về tâm linh"). Nhìn chung, dân chúng Nhật Bản cũng rất tin và sùng kính các nhà ngoại cảm.


1. Vào tháng 2 năm 2000, tôi từng đưa hai bác Nhật vào Thanh Hóa để gặp cô Phương cầu Hàm Rồng. Hôm đó, ngẫu nhiên, mà gặp cả một đoàn đông của nhà cô Dương Thị Th. (nguyên cán bộ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Ảnh chụp và băng ghi âm, một chút video, còn lưu giữ cả. Tiếc là hôm đó, chờ từ sáng tinh mơ đến tận chiều tối mà các cụ như Watanabe hay Honda, Tanaka, Suzuki,... không về, để tôi làm nhiệm vụ phiên dịch Nhật - Việt. Từng nghe cô Phương tự khoe là tự dưng khi làm việc với vong sẽ biết nói cả tiếng Pháp, tiếng Mường, tiếng Thái, nhưng lần đó, chưa được trực kiến cô nói tiếng Nhật. Lấy làm tiếc lắm !

Đoàn gia đình cô Th. thì đến muộn hơn chúng tôi nhiều, nhưng hôm đó, hình như là được gặp người nhà, nên ai nấy rất vui vẻ.

Người ta xếp hàng la liệt ở ngoài sân. Khoảng sân được bắc rạp dạng như nhà có đám cưới đám hỏi ở quê. Nhiều chồng ghế nhựa được sử dụng để khách thập phương ngồi đợi. Hàng cơm và và hàng nước, cùng hàng đồ lễ, đều được phục vụ bởi người xung quanh và anh em của cô đồng. Bố chồng và anh em chống thì phục vụ ở bàn ghi âm (người ta bố trí hệ thống ghi âm từ phòng cô đồng ở nhà ngang - tức văn phòng làm việc của cô - lên nhà trên, và tại đó, bố chồng sẽ lãnh đạo nhóm sản xuất băng ghi âm cho người nhà có cái mang về luôn). 

Cá nhân hay đại diện cho đoàn sẽ thắp hương vào cái miếu thờ nho nhỏ ở trước cửa nhà, chắp tay vái và kêu cầu người mà mình mong về. Sau đó, cứ thế đợi trên ghế nhựa, khi nào bỗng dưng có người gọi đúng tên thì vào (ví dụ bên trong văn phòng của cô Phương sẽ vọng ra "Vong nhà bác A về đây", thì bác A phi vào, có khi cả mấy bác A cùng phi).

2. Vẫn nhắc lại sự tiếc nuối về việc cô Phương không gọi được hồn nói tiếng Nhật về vào hôm đó. Nếu không, ắt hẳn, qua các vị khách Nhật Bản, danh tiếng của cô sẽ vượt biên giới, người từ khắp bốn phương trời Âu Á Mĩ Phi sẽ tìm đến cầu Hàm Rồng.

3. Đại loại như cô Phương thì ở Nhật cũng không thiếu. Ví dụ, bạn nào thạo thông tin về Nhật Bản, sẽ biết bà thần sống Kimura này:


Nguồn ảnh


4. Còn nhà ngoại cảm mà tôi đưa tay ra sờ được thì lại là một nam giới. Đây, ông đã được người dân tin theo đắp tượng, xây đền thờ (ảnh của năm 2012):

 稲荷神社


Câu chuyện về ông, không thể viết ngắn. Tôi có hàng trăm trang tư liệu và ảnh, nhiều băng video về ông. Tất nhiên, công bố về ông, là trên tạp chí khoa học chuyên ngành. Rồi tiện, sau này, mới có thể đưa ra đại chúng một phần được. Ông làm nhiều việc, nhưng riêng tìm mộ thì không.

Bản thân tôi đã không dưới năm mươi lần đến sờ vào người ông (tượng bán thân) theo một phong tục ở vùng đất đã sản sinh ra ông.


---
Bổ sung 1 (19/4/2015): Vì một bạn đọc nói là không thấy cái ảnh thứ 2. Nên tôi post bổ sung ảnh đó. Đây:






..

2012年06月04日
テーマ:


松末五郎稲荷神社

修行ページの年間行事にあります12月の「ふゆご大祭」は、福岡県二丈町にある松末五郎稲荷神社で毎年12月に行われる「ふいご大祭」が由来となっております。
神佛の神として珍しい神社です。     
【松崎豊太翁 様】
 明治二十七年十月九日に松崎豊次郎の長男として福岡県二丈町松末に生まれる。
幼少時に失明に遭われ、神佛・信仰を磨かれる。昭和五年に稲荷神社の代人と取名されました。幾万人の人々の行く道を導き、助けたとの事。亡くなられて25年以上にもなる今も、信者は多く参拝されています。
 桑原も、この代人から命を助けられました。詳細は中国大連の道場にお越し頂いた時にお話したいと思います。福岡方面から唐津へ電車でお越しの際は、電車の中から赤い鳥居が見えます。お時間のある方は、是非一度参拝に行かれる事をお薦め致します。
※神社関係の方でも、観光にはご参加頂けます。


稲荷神社 稲荷神社
 
稲荷神社
 
稲荷神社 稲荷神社
 稲荷神社
 稲荷神社
 稲荷神社
 

 
とても高い位置にお宮様があります。
お通りの際は上を見上げてくださいね!

https://ameblo.jp/poyonpoyonpoyonpoyon/day-20120604.html

..
---


Những entry liên quan đã đi trên blog này:

- Tài liệu UIA và BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (2011): Tìm mộ liệt sỹ, nhà ngoại cảm đúng tới 70 - 80%


- Báo của Bộ Quốc phòng (2006): Muốn biết danh tính của nhà ngoại cảm từ Hà Nội vào Con Cuông năm đó

8 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Tình trạng tranh nhau phi vào khi có tên những ai trùng nhau, đó Khoằm à. Chẳng hạn: "Vong nhà bác Kiên về đây", thì cùng lúc đến 4 hay 5 anh Kiên cùng phi vào. Sau rồi, vào đó, qua màn dạo đầu, thì biết Kiên nào cần ở lại, còn các Kiên khác lại ra ngồi ghế nhựa.

      Xóa
    2. Cái em muốn nói là từ bác dùng, "phi", rất dân dã

      Xóa
  2. Nhà ngoại cảm nam giới mà bác Giao chạm tay tên là gì thấy ạ ? Không thấy tên cũng không nhìn được ảnh nên ko research further được. Em đang đi tìm tung tích của "nhà ngoại cảm" Nhật bản này, chuyên nhìn tiền kiếp : http://doanviettien.com/index.php/hanh-trinh-tam-thuc/cam-ky-thi-hoa/giao-luu-voi-nha-ngoai-cam-nhat-ban.html. Mà tìm khắp nơi chưa thấy, bác có biết thông tin gì không bác ? Em ko biết tiếng Nhật tìm hơi khó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình đã bổ sung lại ảnh nhé.

      Còn về nhà ngoại cảm Nhật Bản đó thì tốt nhất em qua trang của anh Đoàn Việt Tiến và hỏi chính anh Tiến về tên nhé.

      Người như vậy mà không biết tên, thì làm sao tìm được.

      Xóa
    2. Cảm ơn bác Giao đã bổ sung ảnh, nhưng vẫn chưa thấy bổ sung tên, em lần theo cái ảnh của bác thì ra ít tài liệu quá, cũng chả biết nhân vật đấy là ai, tiếng Nhật thì không biết. Hình như người nhật họ cũng ít đăng bài về các vấn đề này hả bác ? Kiếm Kimura ở trên thì cũng không thấy nhiều thông tin lắm, có thì dịch rất chậm, tài liệu tiếng Anh thì hầu như không có, buồn ghê.
      Còn nhà ngoại cảm Nhật mà em hỏi thì cũng chả biết hỏi ai, trang doanviettien thì không thấy có chỗ liên hệ mà hỏi. Theo em đoán thì trang này cũng do người nào đó mến mộ anh Tiến lập ra thôi. Em tìm loanh quanh thì vào blog của bác, nghĩ bác cũng am hiểu văn hoá Nhật, tiếng Nhật và đặc biệt là về chủ đề này, nên em mạo muội hỏi thôi, biết đâu có duyên lại tìm được người biết.

      Xóa
    3. Nghe em Vuong trình bày, thấy khó nhỉ.

      Thế này em nhé. Ở Nhật, lĩnh vực tâm linh này được tôn trọng, sách vở rất nhiều. Nhưng thường ở dạng sách vở, mình phải bỏ tiền ra mua. Chứ họ ít đưa lên mạng (hoặc chỉ là chút ít thôi). Luật bản quyền của Nhật chặt chẽ, nên hầu như người ta hạn chế đưa thông tin lên. Điểm này khác với Việt Nam mình.

      Riêng về vị tiên nhân (người tiên) mà mình kể, thì có cách là phải chờ mình viết ra thôi. Không ở đâu có cả. Vì vị tiên nhân này, mình là người đầu tiên nghiên cứu mà.

      Xóa
    4. (Like)
      Vậy tên vị tiên nhân là gì thế bác? Khi nào bác viết thế, không thì tài liệu chuyên ngành là gì vậy em kiếm tham khảo. Vị này có giống cụ Nguyễn Đức Cần của Việt Nam không ạ ?
      Còn cô người Nhật em hỏi không biết có ai biết tên không nhỉ, cô này đi nhiều, nói được tiếng Anh, nếu biết tên có khi lên Youtube tìm cũng có.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.