Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

06/07/2019

Thượng tuần tháng 7 năm 2019 : nhiều lúc không tự vào được blog của chính mình

Đó là tình trạng đang diễn ra.

Việc truy cập vào Giao Blog mấy ngày qua, với bản thân chủ nhân cũng khó vào. Lúc được lúc mất. Bây giờ, là hơn 11 sáng ngày 6/7/2019 (Thứ Bảy) thì vào được, nhưng trước đó khoảng nửa tiếng thì không thể.

Biết thêm một viện nghiên cứu mới thuộc Liên hiệp các Hội KHKT : Viện Tư vấn Công nghệ và Đào tạo Toàn cầu

Trong tán ô che của Liên hiệp các Hội Khoa học Kĩ thuật có rất nhiều viện nghiên cứu được thành lập mới đây, mà về cơ bản là được thành lập bởi các bô lão hưu trí. Ví dụ viện của nhóm cụ Nguyễn Văn Hưởng (ở đây), viện của nhóm cụ Đỗ Lai Thúy (ở đây),...

Bây giờ biết thêm một viện tương tự, là Viện Tư vấn Công nghệ và Đào tạo Toàn cầu.

05/07/2019

Hiếu học Đại Việt thời 2000s-2010s : những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ

"Hiếu học" của Đại Việt đã được đề cập trở đi trở lại trên Giao Blog, ví dụ ở đây (quan điểm của Giao Blog), ở đây (quan điểm Trần Ngọc Thêm) và ở đây (quan điểm Cao Xuân Hạo), vân vân.

Bây giờ thì đi vào những câu chuyện thực tiễn nho nhỏ. Thật ra, toàn chuyện nhỏ nhưng mà không hề nhỏ.

04/07/2019

Viện Nhân học Văn hóa (thuộc Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam)

Có một Viện Nghiên cứu mới mang tên như vậy đã được thành lập.

Viện trưởng là học giả Đỗ Lai Thúy.

Chủ tịch Hội đồng Khoa học là học giả Kiều Thu Hoạch.

người An Nam có phẩm chất ngang với người Nhật hồi đầu thế kỉ XX (lời của toàn quyền Paul Doumer)

Liên quan đến hồi kí của viên quan toàn quyền Đông Dương của đầu thế kỉ XX, thì năm 2010, tại một hội thảo kỉ niệm 1000 năm Thăng Long diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, có một màn "thảo luận" khá thú vị.

Đại ý là có ý kiến chia sự cai trị của người Pháp tại xứ Đông Dương thành 2 thời kì lớn: trước Paul Doumer và từ sau Paul Doumer. Một học giả đã trình bày bài đó. Dẫn giải và đưa tư liệu gốc.

Nhưng một học giả khác sau đó đứng lên bảo: toàn bộ tư liệu và ý tưởng ấy tôi đã làm, đã phát biểu bằng bài học thuật chính thức hay sách, người vừa đăng đàn chỉ là ăn trộm và đem trình bày tại hội thảo quốc tế thế này. Mà là ăn trộm nguyên con !

Người điều hành phiên đó quá giỏi đã cho tạm vượt qua được màn "thảo luận" ấy. Chi tiết các loại, hiện có nhiều người còn lưu được tư liệu (trong đó có tôi). Cái bài ấy vẫn in trong tập kỉ yếu dày cộp có bìa cứng màu đỏ (thật ra là đã in trước khi hội thảo diễn ra - một lối làm việc hình như chỉ còn thấy ở Việt Nam). Mà không hiểu sao, mình kiểm ra ở nhà có tới 2 quyển kỉ yếu ấy !

03/07/2019

Trái sung Nhật Bản : từ vườn nhà cụ Cường Để ở Tokyo đến sạp hàng ở Hà Nội

Tiếng Nhật là Ichi-jiku (đọc là i-chi jíc-cự). Đúng như luận giải của cụ bà Ando (người bạn đời của cụ Kỳ Ngoại hầu Cường Để, một lãnh tụ của phong trào Đông Du 1905-1909), thì đọc như vậy mà viết thành 3 chữ Hán vô hoa quả 無花果(có nghĩa suy ra là không hoa quả, hoặc quả không có hoa). 

Đã kể về sung Nhật Bản, tức "vô hoa quả" Nhật Bản, trong liên đới với vườn nhà ở Tokyo của hai cụ Cường Để - Ando, cũng là trong liên đới với vườn nhà cụ Nakaura ở miền Tây Nhật Bản của chúng tôi, đọc lại ở đây (tháng 8 năm 2017).

Bây giờ, năm 2019, một kg sung Nhật ấy bán ở Hà Nội có giá lên tới cả 2 triệu đồng ! Một cái giá quá kì lạ.

02/07/2019

Du học Đông Âu với tệ đoan thuê viết luận văn PTS và TS (lời kể Cao Xuân Hạo)

Học giả Hoàng Ngọc Hiến thì nổi tiếng với nhiều câu nói trực diện, mà một trong đó là "dắt con bò qua biên giới...". 

Có một bộ phận không hề nhỏ như vậy. Trước đã nghe anh Hiệu Minh tâm sự ở đây, và của Lê Vinh Quốc ở đây.

Bây giờ, ngược về quá khứ một chút, với lời chứng của nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo. Bài cụ đã viết và cho công bố lần đầu trên Xưa và Nay từ năm 2001. In lại nhiều lần sau đó.

Thật ra là bản in đầu tiên năm 2001 là bởi ông Dương Trung Quốc tự ý đưa lên Xưa và Nay. Không hỏi ý kiến tác giả. Cụ Cao Xuân Hạo không hiểu vì sao (cụ thắc mắc là đăng toàn văn, và "không hề hỏi ý kiến tôi"). Các bản trên các báo sau này là in lại hoặc trích in từ Xưa và Nay. Cũng không hề báo hay xin phép tác giả Cao Xuân Hạo.

Học giả Trần Kinh Hòa (sinh năm 1917, trưởng thành ở Nhật, chuyên cổ sử Việt Nam)

Cứ mỗi lần trở lại ga Mita (ga dẫn vào Đại học Khánh Ứng) là tôi bất giác nhớ đến học giả Trần Kinh Hòa. Mùa hè lần trước cũng vậy, nhớ về cụ lúc dừng lại ở chỗ đèn đỏ. Miệng thì nói chuyện với bà giáo M. của tôi, nhưng trong đầu thì chợt nghĩ đến cụ Trần. Bà giáo của tôi sau một hồi lên hàng lãnh đạo và lãnh đạo cao nhất của cơ quan, thì đâm sợ hành chính sau một nhiệm kì, sực nhớ ra thiên chức học giả, nên đã chuyển về Đại học Khánh Ứng chỉ còn giữ một ghế giáo sư mà thôi. Nhờ thế, chúng tôi sẽ có nhiều dịp trở lại nhà ga Mita hơn.

Cụ Trần Kinh Hòa là một học giả quốc tế của khu vực Đông Á, nhiều người gọi một cách kính trọng là "bác học họ Trần" hay "bác học Trần Kinh Hòa". Cụ là người Hoa/Hán, sinh ra ở Đài Loan rồi đến Nhật Bản từ nhỏ, tốt nghiệp ngành sử học ở Đại học Khánh Ứng danh tiếng (đại học do nhà giáo dục khai sáng Phúc Trạch Dụ Cát thành lập).

Cụ nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều nước, trong đó có một phần quan trọng là miền Nam Việt Nam (Văn khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh, Viện Khảo cổ,...).

01/07/2019

Vấn nạn nhức đau : công ty nước ngoài trốn thuế hoặc xảo thuật tránh thuế Việt Nam

Mấy chuyện "lon" Coca Cola này nọ, như dư luận đang quan tâm, chỉ là nhỏ xíu mắt muỗi so với việc các công ty dạng này (công ty nước ngoài, công ty vốn nước ngoài) đang xảo thuật tránh thuế và trốn thuế.

Ngay các ông kễnh như facebook hay youtube cũng chưa thực hiện đủ nghĩa vụ thuế đối với Việt Nam.

30/06/2019

Đốt lò và đạo văn : diễn tiến sau khi dâng thư lên tận Ban Bí thư


Nhưng đạo văn là đạo văn, và tạm thời đốt lò là đốt lò đã.

Sau khi bên hội đồng hương đệ đơn lên bàn làm việc của Ban Bí thư, thì bên kia vẫn tiếp tục cho cháy bùng trên các mặt báo.

Hiểm họa bên trong sự tiện lợi : Smartphone đang “giết” bạn từng ngày

Cần phải biết khi chúng ta đang sử dụng điện thoại thông minh.

Cũng có nhiều người vẫn đang kiên trì với loại cục gạch cổ điển.

G20 Osaka (Japan) 2019, và một sáng Chủ Nhật ở Hà Nội

Bọn trẻ nghỉ hè thức dậy buổi sáng thì đã thấy TV đưa nổi bật sự kiện thượng đỉnh G20 đang diễn ra ở Osaka (Nhật Bản), liền thắc mắc đúng đắn: thủ tướng Việt Nam xuất hiện rõ nét và vui vẻ thế kia, chắc Việt Nam mình đã là thành viên của G20 ?

Trả lời nhanh: G20 thực chất là G7 mở rộng, tức là G7 cộng thêm một số nước cùng khu vực nữa. Đến 2019, không có Việt Nam trong G20. Ở Đông Nam Á, dự vào hàng thành viên G20 mới có Indonexia thôi.

Trả lời bọn trẻ nhanh như vậy trong một buổi sáng trời Hà Nội đã dịu đi nhiều. Là nhờ có trận mưa khá lớn đêm qua. Mà mưa khá muộn, chắc phải tầm mười hai rưỡi đêm hay một giờ sáng gì đó.

Mấy hôm nắng nóng dữ dội, chỗ làm việc thường xuyên ở nhà lên tới tận 35 độ, vài phút là coi như ong thủ ! Nên đã di cư. Sáng nay, ngày Chủ Nhật dịu mát, đã trở lại vị trí thường xuyên. Ngó vào nhiệt kế vẫn thấy chỉ 33 độ ! Nếu không có điều hòa thì ở cái nóng 35 độ là không thể làm việc. Nhưng với 33 thì có thể ok, không cần điều hòa, mà với quạt gió mạnh là ổn. Chỉ 2 độ thôi, nhưng hoàn toàn khác.

Việc đầu tiên là ngó ngàng một chút tới G20 Osaka 2019. Đã phải giải thích với bọn trẻ về tư cách khách mời G20 của Việt Nam.

29/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : thời đại số 2010s với việc tự viết về mình của Phở Thìn Bờ Hồ

Những ngày hạ tuần tháng 6 năm 2019, Hà Nội trung tâm như một cái lò. Nhìn từ xa ở khoảng giữa Hồ Gươm như bốc cháy giữa trưa. Khu tượng đài Lý Thái Tổ thành một chảo vĩ đại, hầu như vắng bóng người.

Bọn trẻ nghỉ hè được đưa đi ăn kem "since 1958" của Tràng Tiền. Quên mang bình nước nên phải ghé một góc Bưu điện Bờ Hồ mua lavie đóng chai để lạnh. Nhiều tiếng liền bát phố với sách báo, với nắng, với vỉa hè nhấp nhô lên xuống,... chúng hớt hải đi bộ một quãng xa để tìm wc công cộng. Bất giác, có một kế được chúng hiến ra: "Sao không có luôn hai cái wc công cộng lớn ở ngay chỗ cái khu hướng dẫn du lịch kia". Một đứa so sánh: cái chòi hướng dẫn du lịch thì bên trong máy lạnh rười rười với nhân viên trẻ mà quen chỉ chỉ với hất hàm, còn cái wc thì bé tẹo quê mùa và hôi hám - khi vào và khi ra qua cái xe đạp cũ ở trước cửa thì luôn bị một bà gày nhẳng nhìn nhìn từ xa. Miễn phí đấy ! Nhưng mình chưa từng vào bao giờ nên chỉ biết nghe kể vậy thôi, dù cầm ô đợi chúng ra ở bên ngoài.

27/06/2019

Đạo văn và đốt lò : đệ đơn lên bàn ông Trần Quốc Vượng của nhóm đồng hương Hoàng Kiền

Liên quan đến nghi án đạo văn hàng thập kỉ nay của ông Nguyễn Đức Tồn (nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - Viện Hàn lâm KHXH VN; nguyên Tổng Biên tập tạp chí Ngôn ngữ học), đang đi ở đây ở đây, thì đã từ lâu lâu xuất hiện người đồng hương thiếu tướng quân đội Hoàng Kiền.

Bây giờ, là các thông tin mới của tướng Kiền về việc mới đây ông Nguyễn Đức Tồn đã gặp và làm việc với ông Trần Quốc Vượng.