Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

06/07/2019

Biết thêm một viện nghiên cứu mới thuộc Liên hiệp các Hội KHKT : Viện Tư vấn Công nghệ và Đào tạo Toàn cầu

Trong tán ô che của Liên hiệp các Hội Khoa học Kĩ thuật có rất nhiều viện nghiên cứu được thành lập mới đây, mà về cơ bản là được thành lập bởi các bô lão hưu trí. Ví dụ viện của nhóm cụ Nguyễn Văn Hưởng (ở đây), viện của nhóm cụ Đỗ Lai Thúy (ở đây),...

Bây giờ biết thêm một viện tương tự, là Viện Tư vấn Công nghệ và Đào tạo Toàn cầu.

Chạy một ít tư liệu đầu tiên về viện này (lấy từ trang chủ của viện đó về).

Bổ sung gì thì dán ở dưới.

---

Viện Tư vấn Công nghệ và Đào tạo Toàn cầu



Ngày nay, khoa học công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Sự phát triển của khoa học công nghệ và số hóa trên toàn cầu đã làm cho thông tin vượt qua mọi giới hạn, tạo ra sức mạnh to lớn trên toàn thế giới. Tuy nhiên cũng mang lại nhiều thách thức đối với từng quốc gia, lãnh thổ.



logo_vin

Do đó, Viện Tư vấn Công nghệ và Đào tạo Toàn cầu được thành lập nhằm thực hiện công tác nghiên cứu, tập huấn, đào tạo, phổ biến tri thức, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển thông tin khoa học kỹ thuật trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Căn cứ vào các cơ sở pháp lý hiện hành bao gồm:
- Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 18/6/2013;
- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Khoa học và Công nghệ;
- Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;
- Quy định của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành lập, quản lý và giải thể các tổ chức KH&CN.
- Biên bản cuộc họp Hội đồng sáng lập Viện Tư vấn Công nghệ và Đào tạo Toàn cầu ngày 09/03/2019.
Chúng tôi, thành viên tham gia sáng lập Viện Tư vấn Công nghệ và Đào tạo Toàn cầu đã thành lập tổ chức công nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. 
  1. Tên tổ chức
- Tên bằng tiếng Việt:Viện Tư vấn Công nghệ và Đào tạo Toàn cầu
- Tên bằng tiếng Anh:Toancau Institute of Technology Consultancy and Education
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh:ITCE
  1. Trụ sở chính
Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 02466866499;      Di động: 0943595258
  1. Thông tin về Chủ tịch Hội đồng sáng lập và người đại diện pháp luật
- Chủ tịch Hội đồng sáng lập:
Họ và tên: Trần Quốc Toản
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 28/02/1949
Địa chỉ thường trú: số 9 ngõ 15 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội
Trình độ đào tạo: PGS, Tiến sỹ
- Viện trưởng (người đại diện pháp luật):
Họ và tên:Hoàng Dự
Giới tính: Nam
Ngày sinh:07/05/1957
Trình độ đào tạo: Cử nhân
  1. Chức năng
Tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm để nghiên cứu, triển khai các đề tài, nhiệm vụ trong các lĩnh vực về sinh học,bảo vệ sức khỏe, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng và chuyển giao các kết quả vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
  1. Nhiệm vụ chính của tổ chức
- Nghiên cứu KH&CN: Thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực sinh học, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, công nghệ thông tin và truyền thông.
- Dịch vụ KH&CN: Tổ chức các hội nghị, hội thảo; các chương trình khởi nghiệp và ứng dụng công nghệ; liên kếttập huấn,dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực về các lĩnh vực có liên quan; tư vấn, lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu các dự án; ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh.
- Phối hợpvới các tổ chức, cá nhânở trong và ngoài nước để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Viện.
  1. Nhân lực
Tổng số:13 người, trong đó 13 người chính nhiệm, 01 người kiêm nhiệm
Trình độ:PGS, TS: 6 người
Cử nhân: 7người
Chúng tôi khẳng định tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung kê khai trong hồ sơ, cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật, Điều lệ và các quy định của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; nếu điều lệ của Viện được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phê chuẩn, chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hoạt động của Viện và cam kết góp phần vào sự phát triển chung của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cũng như của xã hội.



Viện Tư Vấn Công Nghệ & Đào Tạo Toàn Cầu
TOANCAU INSTITUTE OF TECHNOLOGY CONSULTANCY AND EDUCATION
Giấy phép hoạt động trang TTĐT số: ........., do Bộ TT&TTcấp ngày ...............
Trụ sở:Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 02466866499;      Email: vn.itce@gmail.com. Website: http://www.itce.vn
Sử dụng lại nội dung trên Trang TTĐT tại địa chỉ www.itce.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Cơ quan chủ quản.

Lãnh đạo Viện

Lãnh đạo Viện Tư vấn Công nghệ và Đào tạo Toàn cầu.
Chủ tịch Hội đồng Viện
 chu_tichPGS.TS Trần Quốc Toản -  Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 28/02/1949
Địa chỉ thường trú: số 9 ngõ 15 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội
Trình độ đào tạo: Tiến sỹ



Phó Chủ tịch Hội đồng Viện
 ph_ch_tchÔng: Nguyễn Danh Ngà - Nguyên Vụ phó Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 19/5/1951
Địa chỉ thường trú: 17 Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Trình độ đào tạo: Tiến Sỹ



Viện trưởng
 vin_trngÔng: Hoàng Dự - Nguyên Tổng Biên tập Báo Thể thao Việt Nam
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 07/05/1957
Địa chỉ thường trú: Nhà A3, Phòng 101, Khu tập thể Bộ Công an, Ngõ 102, Nguyễn Huy Tưởng,Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Trình độ đào tạo: Cử nhân

Phó Viện trưởng

 ph_vin_2
Bà: Ngô Thị Bích Hạnh
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 05/10/1963
Địa chỉ thường trú: Võ Thị Sáu, Quận 3, TP HCM
Trình độ đào tạo: Cử nhân


http://itce.vn/lanh-dao-vien-bid21.html
.



---



BỔ SUNG


1.


Thực hiện nội dung của Công văn số 3146 ngày 25/7/2017 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về Chương trình hành động Quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt giai đoạn 2017 – 2022, Viện Nghiên cứu Truyền thông văn hóa dân tộc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức chương trình Hội thảo Văn hóa "Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt và mối quan hệ với các tín ngưỡng, tôn giáo khác” vào tháng 7 năm 2019 tại Hoàng Thành Thăng Long. Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường sự gắn kết chặt chẽ trong cộng đồng - những chủ thể nắm giữ, thực hành, trao truyền và gìn giữ văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu và các chủ thể tín ngưỡng khác, củng cố niềm tin trong chiều sâu tâm thức của người Việt Nam về khối đại đoàn kết dân tộc.
1. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH:
Hưởng ứng quan điểm chỉ đạo của Đảng về mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế- xã hội: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Đứng trước bối cảnh: “Thế giới đã bước vào nền văn minh mới, văn minh trí tuệ, còn văn hóa không chỉ gắn với phát triển mà còn có khả năng điều tiết sự phát triển đúng hướng”, Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đây cũng là điều kiện để cho sự tích hợp và phát huy mọi tiềm năng văn hóa tinh thần vốn có của dân tộc, là tiền đề cho sự mở rộng mọi mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu, hội nhập văn hóa giữa các vùng, miền trong và ngoài nước. Con người có cơ hội bày tỏ những tâm tư nguyện vọng của mình, vừa được giao lưu tình cảm với cộng đồng… Đây là lúc cần phát huy vai trò, ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng, từ đó, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ con cháu và mọi người dân.
Thực hiện nội dung của Công văn số 3146 ngày 25/7/2017 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về Chương trình hành động Quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt giai đoạn 2017 – 2022, Viện Nghiên cứu Truyền thông văn hóa dân tộc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức chương trình Hội thảo Văn hóa "Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt và mối quan hệ với các tín ngưỡng, tôn giáo khác” vào tháng 7 năm 2019 tại Hoàng Thành Thăng Long. Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường sự gắn kết chặt chẽ trong cộng đồng - những chủ thể nắm giữ, thực hành, trao truyền và gìn giữ văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu và các chủ thể tín ngưỡng khác, củng cố niềm tin trong chiều sâu tâm thức của người Việt Nam về khối đại đoàn kết dân tộc.
2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA:
Tín ngưỡng thờ Mẫu (đạo Mẫu) là một hiện tượng văn hoá tín ngưỡng tâm linh độc đáo trong hệ thống tín ngưỡng dân gian đa thần của người Việt Nam. Trong tiến trình hình thành và phát triển của mình, tín ngưỡng thờ Mẫu có mối quan hệ gắn kết, tương giao với các hiện tượng tín ngưỡng và tôn giáo khác, đặc biệt với các tín ngưỡng thờ tự nhiên, Đạo giáo và Phật giáo.
Các nhà nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo trong và ngoài nước đều nhận định đối với bất cứ một dân tộc nào, tín ngưỡng dân gian hay tín ngưỡng bản địa đều có nguồn gốc từ tín ngưỡng nguyên thuỷ hay tôn giáo sơ khai và chúng được sản sinh trong lòng xã hội nguyên thuỷ. Nó bao gồm những quan niệm của một dân tộc về thế giới siêu nhiên kì bí xung quanh họ. Các quan niệm này mang tính dân tộc sâu sắc, vì vậy mà mỗi dân tộc đều có một hệ thống tín ngưỡng riêng biệt, mang những nét đặc trưng bản địa riêng của mình.
Chương trình hội thảo hướng tới mục đích làm rõ mối quan hệ giữa Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt với các tín ngưỡng, tôn giáo khác, đặc biệt là Đạo phật. Nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động truyền thông về di sản, gồm cả nội dung về giá trị, chủ trương bảo tồn cũng như vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề quản lý di sản. Tôn vinh sự dũng cảm của các nhà khoa học, chung tay góp sức của các nhà quản lý, tinh thần bền bỉ bảo tồn giá trị văn hoá tâm linh của các thanh đồng, cung văn, tín hữu, các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân gian đã góp phần đưa văn hóa Việt Nam đến với với đông đảo công chúng trong và ngoài nước.
Thông qua Chương trình, tôn vinh các di sản văn hóa được UNESCO công nhận được biểu diễn mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh huyền bí mà còn thể hiện được nét uy nghi, sang trọng, cũng như niềm hân hoan và vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của người Việt trong một thế giới văn hóa đa sắc màu, đa dân tộc. Thể hiện niềm tự hào lớn lao khi khát vọng tâm linh của người Việt Nam đã được ghi nhận và được biết đến trên toàn thế giới. Đem đến cái nhìn toàn diện trong việc gìn giữ, phát huy những vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc nhất của Thực hành nghi lễ Thờ Mẫu Tam Phủ của Người Việt trên sân khấu nghệ thuật.
Đây là hoạt động quảng bá sâu rộng Đạo Mẫu - tín ngưỡng vô cùng quan trọng và đặc biệt với văn hoá và lịch sử Việt Nam - đến với cộng đồng và bạn bè quốc tế. Từ đó bảo tồn, phát huy và nâng tầm những giá trị văn hóa độc đáo của Tín ngưỡng thờ Mẫu.   
3. THÔNG TIN CHUNG:
Đơn vị chỉ đạo
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • Hội kỷ lục gia Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Truyền thông Văn hóa Dân tộc
Thời gian tổ chức dự kiến: Ngày 26 tháng 7 năm 2019
Địa điểm tổ chức: Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, quận Ba Đình, Tp Hà Nội
Thành phần đại biểu tham dự chương trình dự kiến
  • Đại diện Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
  • Đại diễn Lãnh đạo Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao);
  • Đại diễn Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
  • Đại diện Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam;
  • Đại diện Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
  • Đại diện Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Truyền thông Văn hóa Dân tộc;
  • Các thanh đồng, cung văn, tín hữu, các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân gian trên toàn quốc
4. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 
Chương trình gồm các nội dung chính sau đây:
  1. Hội thảo “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và mối quan hệ với các tín ngưỡng, tôn giáo khác”
  • Thời gian: Từ 8h00 – 11h00 ngày 26 tháng 7 năm 2019
  • Địa điểm (dự kiến): Phòng Hội thảo Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, quận Ba Đình, Tp Hà Nội
  • Nội dung chính: Hội thảo có nội dung trọng tâm là phân tích tiến trình giao lưu và tiếp biến văn hoá giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với các tín ngưỡng, tôn giáo khác trên cùng lãnh thổ Việt Nam. Qua đó làm rõ các đặc tính văn hoá bản địa độc đáo, bền vững của tín ngưỡng thờ Mẫu, minh chứng giá trị “đại diện cho nhân loại” đã được UNESCO công nhận.
  1. Lễ dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long
  • Thời gian: từ 14h00 – 16h00 ngày 26 tháng 7 năm 2019
  • Địa điểm: Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, quận Ba Đình, Tp Hà Nội
  • Ý nghĩa: Thể hiện lòng tôn kính và tưởng nhớ công ơn của các vị tiên đế đã có công gây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước.
  1. Gala giao lưu nghệ thuật biểu diễn một số loại hình di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại
  • Thời gian: 17h00 – 19h00 ngày 26 tháng 7 năm 2019
  • Địa điểm: Sân khấu trong nhà, Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, quận Ba Đình, Tp Hà Nội
  • Nội dung chính: Gala là chương trình nghệ thuật tổng hợp trình diễn các loại hình biểu diễn dân gian bao gồm Ca trù, Ví- Giặm, Quan họ Bắc Ninh, Diễn xướng chầu văn,…
  1. Tiệc tối giao lưu giữa Ban tổ chức và các đại biểu khách mời
  • Thời gian: 19h00 – 20h00 ngày 26 tháng 7 năm 2019
  • Địa điểm: Ban tổ chức có thông báo cụ thể sau
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  • Tháng 5/2019: Họp Ban tổ chức, thành lập Hội đồng tư vấn khoa học cho Hội thảo, liên hệ đặt bài viết.
  • Tháng 6/2019: Thực hiện công tác chuẩn bị về địa điểm, cơ sở vật chất, nội dung, nhân sự, truyền thông, kinh phí.
  • 2/7/2019: Họp Ban tổ chức trù bị công tác tổ chức sự kiện
  • 9/7/2019: Tổng hợp bài tham luận, biên tập và biên soạn tham luận theo chủ đề hội thảo, trình hội đồng Tư vấn khoa học xem xét
  • 15/7/2019: Phát hành Thư mời tham dự chương trình
  • 15/7 – 22/7/2019: Lập danh sách đại biểu khách mời, chuẩn bị công tác đón tiếp
  • 25/7/2019: Lắp đặt sân khấu, không gian tổ chức sự kiện
  • 26/7/2019: Tổ chức chương trình
  • 29/7/2019: Ban tổ chức họp tổng kết sơ bộ
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Viện Tư vấn Công nghệ và Đào tạo Toàn Cầu
Địa chỉ: 32 Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội
Điện thoại: 024 3200 2511   |   Hotline: 039 2584 086  |  Fax: 0243 555 3363
Email liên hệ: nt12.uyen@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.