Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/07/2017

20/07/2017

Võ thuật Đông Á : sư phụ Yanagi phiên bản Việt Nam - thiên hạ đệ nhất

Tư liệu này đã được phía chế tác Trung Quốc đưa lên từ hồi tháng 5 năm 2017. Chứ không phải là tháng 7 bây giờ.

Yanagi, tức Yanagi Ryuken 柳龍拳. Tên của một sư phụ võ thuật người Nhật Bản.

Tên gọi theo kiểu Việt Nam của Yanagi Ruyken là Liễu Long Quyền. Cũng có thể gọi tắt nữa thành "sư phụ Liễu". Đây là một võ sư lừng danh ở Nhật với màn tự xưng là có thể quật ngã đối phương từ xa. Không cần chạm vào người đối phương, mà đối phương vẫn đổ kềnh.

Hồi tháng 5 năm 2017, phía chế tác Trung Quốc đã gọi một võ sư ở Việt Nam là "sư phụ Yanagi phiên bản Việt Nam". Họ làm tư liệu về võ sư này.

Bộ tạp chí BAVH và Cố Cả

Cố Cả là tên gọi Việt Nam của linh mục Cadiere (1869-1955). Về tuổi, Cố Cả là cùng một lứa với các cụ Phan Bội Châu, Trần Tán Bình, Asaba,...(những người sinh sàn sàn trong khoảng các năm 1868-1869).

Cố ở Việt Nam khoảng nửa thế kỉ, chủ yếu là tại vùng Huế và các tỉnh lân cận.

Một di sản lớn mà Cố Cả để lại cho khoa học Việt Nam là bộ tạp chí BAVH khoảng 120 số. 

Truy điệu Lưu Hiểu Ba (bài Shibata, ngày 20/7/2017)

Bài của Shibata 柴田 ở Học viện Aichi 愛知学院大学 (Nhật Bản), vừa lên mạng.

Shibata là người đã có thâm niên trong nghiên cứu các nhà hoạt động dân chủ ở Trung Quốc. Ông chỉ ra những chỗ độc đáo của Lưu Hiểu Ba khác với các nhà hoạt động khác. Đồng thời, Shibata cũng chỉ ra hạn chế của Hiến chương 08 do nhóm Lưu khởi xướng.

19/07/2017

Chuyến đi Pháp hồi đầu thế kỉ XX của nhà khoa bảng Trần Tán Bình

Đó là những năm 1905-1906. Tức ngang với thời điểm cụ Phan Bội Châu bắt đầu xuất du sang Nhật, khởi động phong trào Đông Du.

Lúc đó cụ Trần Tán Bình  đang giữ chức Tri phủ Hoài Đức. Cụ là một trong những vị quan Việt Nam đầu tiên sang Pháp theo chương trình của chính phủ bảo hộ. Mới tầm khoảng 40 tuổi (Trần Tán Bình sinh năm 1868, mất năm 1937).

Mấy năm sau nữa thì cụ Phan Chu Trinh mới có điều kiện tới Pháp.

Nhân vật Đông Kinh Nghĩa Thục còn ít được biết đến : Trần Tán Bình (1868-1937)

Đây là bản đăng của Giao Blog dành riêng cho nhân vật Đông Kinh Nghĩa Thục còn ít được biết đến (hoặc đã bị lãng quên). Là cụ Trần Tán Bình.

Thực chất bản đăng dần trên Giao Blog từ tháng 7 năm 2017 này chỉ là bản đăng lại. Bản gốc vốn đã xuất hiện năm 2012 trên website Tronglang.com (trang web Trọng Lang, tức nhà văn Trọng Lang Trần Tán Cửu lừng danh thời trước 1945). Trang này đăng tải hồi kí của Trần Tán Cửu với tiêu đề Trước ngã ba lịch sử.

17/07/2017

Bộ tượng mới về 7 vị vua Mạc sau năm 1592

Bộ tượng này đã được hoàn thành năm 2012. Gồm 2 vị cuối thời kì Thăng Long - Dương Kinh, và 5 vị thời kì Cao Bằng. Đây là 7 vị chưa từng được thờ ở đâu.

5 vị vua thời kì Thăng Long - Dương Kinh thì hiện được thờ với tượng (5 vị với 5 tượng) trong Khu Tưởng niệm Vương triều Mạc ở Hải Phòng.

Cộng cả 2 thời kì, là 5 vị với 7 vị, tức 12 vị vua Mạc.

Công cuộc đổi mới - những thành tựu và bài học kinh nghiệm (bài Nguyễn Duy Quý)


16/07/2017

Hình ảnh Nhật Bản trong trước tác của Phan Bội Châu thời kỳ ở Nhật (1905-1909)

Bài của một chuyên gia về phong trào Đông Du, là Nguyễn Tiến Lực.

Một người có điều kiện vào các tàng thư lớn nhặt từng trang bản thảo của Phan Bội Châu thì hẳn có cách viết hoàn toàn khác với những người chỉ viết qua nghiên cứu của người khác.

15/07/2017

Văn chương Việt Nam một lần nở hoa trên đất Phù Tang (bài Nguyễn Đình Chú)


Sách in thạch bản năm 1909 ở Tokyo, bởi nhóm Phan Bội Châu

Sách in thạch bản, đúng như tự thuật sau này của Phan Bội Châu. Kĩ thuật in thạch bản lúc đó rất thịnh hành ở Nhật.

Bản in năm 1909 này vẫn được lưu ở Bộ Ngoại giao Nhật. Được ghi rõ là "tái bản" ở trang cuối cùng.

Lúc ấy, Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo. Tình hình của Phan và các chí sĩ ở Tokyo rơi vào quẫn bách cùng cực. May mà có được sự giúp đỡ vô tư và kịp thời của bác sĩ Asaba.

Các sách vở của Phan và nhóm chí sĩ Việt Nam ở Tokyo được in ra lúc đó là nhờ vào tiền ăn mày từ Asaba (chữ "ăn mày" là của Phan Bội Châu). Trần Đông Phong mất năm Mậu Thân (1908), loạt sách này in năm Kỉ Dậu (1909).