Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

09/05/2017

Ngoại giao văn hóa Việt Nhật xung quanh "vị đại sứ đặc biệt" (trước khi nhà vua Nhật Bản tới Huế năm 2017)

Nhà vua Nhật Bản và hoàng hậu đã tới thăm Huế, thăm nhà cũ của Phan Bội Châu, là sự kiện quan hệ ngoại giao Việt - Nhật quan trọng của năm 2017 (đã đi ở đâyở đây).

Bài về vị đại sự đặc biệt ở dưới đây được công bố từ năm 2016. Tức là trước khi nhà vua Nhật Bản tới thăm chính thức Việt Nam (lần đầu tiên của hoàng gia Nhật Bản, và với nhà vua Bình Thành thì là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần cuối cùng).

07/05/2017

Đọc thêm tái bút của Huy Đức trong bài đã post từ tháng 10 năm 2016

Vào ngày 17 tháng 10 năm 2016, Huy Đức đã đưa bài lên cả Fb và blog, với tiêu đề Những vinashin của Đinh La Thăng.

Lúc đó, đã đưa về lưu ở blog này (xem lại ở đây, mục 90). Nhưng khi đưa về lưu lúc đó, thì chưa có tái bút P/S.

Một nhà ngoại cảm đạt thành tựu trong nghiên cứu khoa học

Đó là nhà ngoại cảm Lê Trung Tuấn (đọc lại ở đây hay ở đây). 

Được biết anh vốn là một con nghiện, sau đó, đã nỗ lực cai, và bây giờ trở thành một người nghiên cứu về cai nghiện.

Trung Hoa vs phương Tây : sức mạnh của võ thuật cổ truyền chỉ là huyễn tưởng, giả dối ?

Hình ảnh thực chiến, và bình luận của người Trung Hoa về sự kiện một võ sư Thái Cực Quyền (võ thuật Trung Hoa cổ truyền, 41 tuổi) đã thảm bại chỉ sau vài giây trước một môn sinh MMA (võ thuật phương Tây, 37 tuổi). Cả hai đều là người Bắc Kinh.

Đó là ngày 27/4/2017, tại Trung Quốc. Một trận đấu, thật ra chỉ là chỉ vài giây đấu, đã làm rung chuyển giới võ lâm.

Thật sự sức mạnh của võ thuật cổ truyền Trung Hoa chỉ là điều giả dối, huyễn tưởng ? Trung Hoa quá yếu ớt trước phương Tây ?

06/05/2017

Các sử gia Việt Nam hiện đại và vấn đề dân tộc (bài Liam, bản lược dịch Nguyễn Hồng Phúc)

Một số điểm mà Liam triển khai thì cùng loại với một công bố năm 2015 của mình.

Sắp tới, sẽ nói kĩ hơn với trường hợp Lã Văn Lô, ở tọa đàm tháng 6 tới (đã đưa tin tọa đàm ở đây, hồi kí Lã Văn Lô thì đọc ở đây). Trở lại thời kì "bộ tộc" với "dân tộc", nhiều thú vị.

Bản lược dịch ở trên.

Phong trào học tại nhà (không đến trường thông thường) ở Việt Nam hiện nay

Không mới ở nước ngoài. Nhưng ở Việt Nam là hiện tượng mới.

Trước năm 1945, cũng đã có nhiều nhà văn nhà thơ Việt Nam không đến trường, mà học ở nhà theo hình thức gia sư.

05/05/2017

Ngày 5 tháng 5 năm 2017 : kỉ niệm 115 năm ngày sinh Phan Đăng Lưu (1902-1941)


Đọc lại về PVN và ngành dầu khí - một trong hai chân trụ sau Đổi Mới

Gần đây, đã đọc thử lại về loạt chữ P. (như PVN, PVC, PVV,..) ở đâyở đây (tháng 9 năm 2016, tư liệu hồi cố về tới năm 2012).

Năm 2012, hồi tháng 8, lúc du lãng cùng một bác bên thanh tra cục thuế, cũng được bác này cho một tổng quan về ngành dầu khí Việt Nam. Đề cập cụ thể ở một dịp khác.

Bây giờ, lùi về 2015, với loạt bài 4 kì đăng trên tờ Quân đội Nhân dân.

03/05/2017

Thành tựu Ngoại giao Văn hóa Việt Nam trong các năm 2011-2015 (bài Phạm Sanh Châu)

Bài tổng thuật chính thức lên trang của chính phủ từ tháng 1 năm 2016.

Sau này, trong một bài viết đã công bố cuối năm 2016, mình có dẫn bài này.

Dao rèn thủ công Phúc Sen ra Hà Nội, và lên mạng xã hội

Dao rèn thủ công là sản phẩm của người Nùng An ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng).

Mấy năm nay, nhờ có Fb và blog, nhất là ứng dụng của điện thoại thông minh, dao Phúc Sen có thêm một kênh tiêu thụ hoàn toàn mới: qua mạng.

Tháng 5 năm 2017 : vở cải lương “Hừng đông” (về Phan Đăng Lưu) vào Nhà hát Lớn

Ngày 5 tháng 5 là sinh nhật của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu.

Lần trước, trong dịp chuẩn bị cho Đại hội Đảng XII, vở Hừng đông đã được công diễn đợt đầu tiên (xem lại ở đây, và ở đây).

02/05/2017

Văn bia Cao Bằng - Kho tàng di sản văn hóa, lịch sử của tỉnh

Bài của Ngô Thị Cẩm Châu - cán bộ của Bảo tàng tỉnh Cao Bằng.

Mấy năm trước đã xem tập bản thảo của nhóm. Lúc đó là trong liên đới tới nhân vật Hà Đại Nhân.

Minh Trị 150 năm (1868 - 2018) : tổng quan chương trình của chính phủ

Sang năm là năm Bình Thành 30 (2018). Tính từ năm Minh Trị 1 (1868), thì năm sau là năm kỉ niệm công cuộc duy tân Minh Trị tròn 150 năm.

Phía chính phủ Nhật Bản đã khởi động chương trình từ hai năm trước (năm Bình Thành 28 - tức năm 2016).

Phía dân gian, cũng có những phương cách riêng.

Đền Tiên Nga ở Hải Phòng, và phong trào Đông Du của "cụ tiến sỹ" Phan Bội Châu

Trong đền có một tấm ảnh thờ, dưới ghi là "cụ tiến sỹ Phan Bội Châu". Dĩ nhiên cụ Phan Bội Châu chưa từng đi thi tiến sĩ, bởi ngay sau khi đã có được danh (đạt được học vị Cử nhân, với thành tích đỗ đầu xứ Nghệ), thì cụ lập tức chính thức vào đường hoạt động cách mạng. Sau đó thì xuất du hải ngoại.

Như cụ thường tâm sự trong các cuốn tự truyện, thì người nước Nam rất chuộng danh, nên cụ phải cố gắng đạt được cái khoa bảng (dù mới là khoa bảng cấp cử nhân, và cũng phải hơn một lần mới đỗ), rồi sau đó mới có cái "uy" mà gia nhập tràng tranh đấu, có danh thì dễ tập hợp lực lượng.