Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/12/2016

Việt Nam học 5 : không hiểu vì sao Việt Nam nghèo mà kết quả PISA lại cao ?

Mình không tham gia tiểu ban này trong Việt Nam học 5, nên không rõ. Bây giờ thấy báo chí đăng tin.

Có liên quan đến truyền thống hiếu học của Việt Nam, đang bàn luận ở đây (bài của học giả Trần Ngọc Thêm --- người có tên trong tiểu ban nhưng không có điều kiện từ Sài Gòn bay ra tham dự).

Về ngoại cảm và lí thuyết dây : một phân tích của Đông La

Mục đích bài mới của bác Đông La (vừa lên hôm nay, 18/12), là để "vả" nhà báo Phạm Ngọc Dương (như ngôn ngữ của bác). Trước đó, Dương có bài về ngoại cảm và phê Đông La là "mê muội ngoại cảm", ở đây

Tuy nhiên, bài này, thú vị ở chỗ, bác Đông La bàn về lí thuyết dây của cụ Đào Vọng Đức (về lí thuyết này, blog đã giới thiệu nhanh từ lâu, ở đâyở đây, năm 2013).

Sư chùa làng Hà Nội đi thăm quê hương Phật tổ ở Ấn Độ

Ngôi chùa của làng. Tục gọi là "chùa Tây Hồ". Tức "chùa của làng Tây Hồ". Một ngôi chùa mà chúng tôi đã gắn bó nhiều năm qua - có thể tính từ 1992-1993, thời điểm du lãng ở khu vực đó, khi bằng xe máy 50 phân khối cùng thầy Vĩ, khi thì bằng xe đạp.

Một phần nhỏ kết quả của những lần du lãng khu vực làng Tây Hồ hồi đó đã được in vào năm 1995, trong sách chuyên khảo.

Các nhà sư ở chùa làng Tây Hồ từ mấy đời nay là ni sư (sư nữ).

17/12/2016

Ba lần đổi tiền (1975, 1978, 1985) - Hồi ức của Hà Minh Thảo (2015)

Trong ba lần đổi tiền này, tôi chỉ biết cuộc năm 1978 và 1985 mà thôi. 

Kí ức của năm 1978, thật ra cũng lờ mờ vì lúc ấy còn nhỏ. Người trong khu vực kháo nhau rằng, có một nhà cự phú nào đó vứt tiền đựng đầy trong nhiều bao tải xuống sông để tiêu hủy. Mấy bác trong khu phát hiện và ra mở bao tải, thì thấy: tiền vẫn nguyên xê-ri từng bó, có nhiều bó còn rất mới. Nhưng, tất cả đều đã bị cắt đôi ! Chuyện chỉ nghe nói, người nọ kể truyền sang người kia, đến giờ, tôi cũng không biết thực hư thế nào.

Văn hóa Việt Nam : "Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận" (Trần Ngọc Thêm)

Về truyền thống "hiếu học" của người Việt, tôi đã viết trên mặt báo chí từ mấy năm trước (bản in năm 2012 --- do blog Yahoo bị hỏng từ lâu, nên sẽ post bổ sung ở một entry mới).

Trong bài viết năm 2012, tôi đã nhấn mạnh: hiếu học của người Việt cần phải được nhìn nhận lại. Bởi chỗ: đa phần, "hiếu học" này không phải là "yêu sự học" hay "yêu tìm tòi sáng tạo về tri thức, trí tuệ", mà là nhắm đến "bằng cấp" đến những "danh vọng", tức là "yêu danh vọng".

Bây giờ là quan điểm của học giả Trần Ngọc Thêm (người đã ra cuốn sách về giá trị văn hóa Việt Nam gần đây, đã điểm ở đây, tháng 5/2016). Theo ông, cần cù thực ra chỉ là huyền thoại, còn hiếu học chỉ là ngộ nhận.

Việt Nam học 5 : thông tin tổng quát và chính thức


Việt Nam học 5 : Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về giáo dục Việt Nam

Mình không ở tiểu ban do Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ chủ trì. Cùng thời gian ấy, còn bận mải ở tiểu ban của mình. Nên không thấy quanh cảnh bên đó một cách trực tiếp.

Mấy vị dự tiểu ban do Bộ trưởng chủ trì có kể lại với mình sau đó. Chỉ biết nghe vậy.

16/12/2016

Việt Nam học 5 : những cặp trùng họ trùng tên (Trần Thị Vinh và Hoàng Hữu Phước)

Trong Việt Nam học 5 (tháng 12 năm 2016, đã đi ở đây và ở đây), có một số cặp trùng họ trùng tên đáng chú ý. Đó là những nhà khoa học cùng họ cùng tên, có thể gây nhầm lẫn.

Tạm thời, ở đây nêu cặp Trần Thị Vinh, và cặp Hoàng Hữu Phước.

Giao Blog ở Hội thảo Việt Nam học 5 (15-16/12/2016, Hà Nội)

Thông tin tổng quan về Hội thảo Việt Nam học 5 đã đi ở những entry trước, cập nhật nhất là ở đây.

Những phiên chung của hội thảo được tổ chức ở Phòng họp lớn của Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

14/12/2016

Hội thảo Nguồn lực Văn hóa - một ít ảnh (Khoa Nhân học, 13-14/12/2016)

Hội thảo đã kết thúc vào trưa ngày 14/12, sau một ngày rưỡi làm việc khẩn trương (gần 40 báo cáo trên tổng số hơn 70 tham luận đã được trình bày tại 5 tiểu ban).

Dưới là một ít ảnh, mang tính ví dụ, từ nguồn trực tuyến.

12/12/2016

Hội thảo Nguồn lực Văn hóa (Khoa Nhân học, 13-14/12/2016)

Hội thảo quốc tế, bắt đầu từ ngày mai. Tôi có tham gia trình bày ở một tiểu ban.

Dưới đây là các thông tin chính thức mà Ban Tổ chức vừa công bố trên website của Khoa Nhân học (Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Gồm thông cáo báo chí và chương trình chi tiết.

Tín ngưỡng Tứ Phủ - văn hóa và âm nhạc (ghi chép nhanh của Vũ Nho)

Hoạt động sau khi Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ trao giải Nobel 2016 : Vợ chồng Giáo sư Osumi xúc động, Bob Dylan vắng mặt

Bob Dylan - chủ nhân của Nobel Văn chương - thì vắng mặt, bởi xưa nay ông không hồ hởi trước các giải thưởng.

Vợ chồng Giáo sư Osumi đến từ Nhật Bản xúc động, cảm thấy như phảng phất có Bob Dylan hiện diện trong buổi lễ.

11/12/2016

Hơn 370 ngàn người hâm mộ kí tên kêu gọi SMAP đừng giải tán

Kí tên để kêu gọi nhóm SMAP không giải tán (về nhóm SMAP, và việc họ dự định giải tán trong năm 2016, đã đi ở đâyở đây).

Dưới là hình đại diện người hâm mộ hì hục đẩy các xe chất sổ chữ kí tới văn phòng quản lí của SMAP. Đã có hơn 370 ngàn chữ kí.