Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/11/2016

Tuyết đầu mùa tháng 11 ở Đông Kinh (lần đầu sau 54 năm)

Hà Nội, tức Đông Kinh của Đại Việt, sáng nay đã lạnh nhiều. Gió khá rét và lá vàng rụng tả tơi khắp các góc đường. Thời tiết thay đổi hoàn toàn sau một đêm. Đêm qua còn bật quạt, sáng nay đã áo khoác mũ ấm.

Cũng sáng nay, ở Tokyo, tức Đông Kinh của Đại Nhật Bản, lần đầu tiên sau 54 năm có tuyết rơi vào tháng 11 (tính từ năm 1962) .

Sớm hơn thường niên khoảng 40 ngày.

23/11/2016

Nhà báo thách đố 100 triệu đồng với nhà ngoại cảm

Đó là nhà báo Phạm Ngọc Dương, đã đi một entry liên quan, ở đây.

Bây giờ là bài trên tờ báo do bác nhà báo kì cựu trong ngành báo của Bộ Y tế, là Lê Thấu, làm Tổng Biên tập.

Chuyện chưa hề cũ : về nói ngọng N/L, là LỖI hay là KHÁC (qua chiều lịch đại, nhóm Nguyễn Cung Thông)

Ở chiều đồng đại, thì ít hôm trước, đã đi một tập hợp về luận tranh của nhóm các nhà ngôn ngữ học Đại Việt hiện nay (đọc ở đây).

Hà Nội hôm nay : sau cá chết, lại nổi trắng hồ Linh Đàm là bcs

Tin cá chết, từ báo chí chính thống, có thể xem lại ở đây.

22/11/2016

Chùa làng và lời gửi gắm của học giả chân đất

Đó là Miyamoto, nhà văn hóa dân gian xuất sắc của Nhật Bản. Một người đi bộ hầu như khắp nước Nhật để ghi chép về phong tục tập quán của nhân dân, trong khoảng nửa cuối thế thế kỉ 20.

Ông cứ đi hết làng này sang làng khác, hết thị trấn này sang thị trấn kia. Người ta gọi ông là học giả đi bộ hay học giả chân đất.

Mẹo nhỏ hữu ích : bấm huyệt, cho người dùng máy tính nhiều

Bây giờ, những khi làm việc không cần máy tính, bằng các công-cụ-trước-máy-tính, là một niềm vui. Lúc viết bằng bút chì hay bút bi trên vở học sinh (ví dụ nhãn hàng Hồng Hà loại 72 trang, ở đây) thực sự có cả ý nghĩa hữu ích cho sức khỏe.

19/11/2016

Một "đại gia" sử thi nữa vừa xuất hiện (thầy Lê Văn Cường, ở Yên Bái)

Ngẫm trong lịch sử loài người
Công xã nguyên thủy là thời đầu tiên
Kéo dài trì trệ triền miên
Dã man, thấp kém, kiếm tìm cái ăn


Một đại gia sử thi đã được giới thiệu trên blog này là ông Huỳnh Uy Dũng, tức Huỳnh Ngu Công. Đại bản doanh của Ngu Công ở Bình Dương, với Lạc cảnh Đại Nam.

Bây giờ là một đại gia khác ở Yên Bái. Một nhà giáo ở địa phương chịu khó tìm tòi, rất đam mê với nghề.

Chuyện cũ nhiều năm trước : luận tranh về chuyện nói ngọng và chữa ngọng của các nhà ngôn ngữ Đại Việt

"Không thể và không cần sửa"
(Trần Trí Dõi, 2011)

"Bắt mấy địa phương ở Hà Nội sửa phát âm tôi thấy còn có ý coi thường, hạ thấp người ta. Như nước ngoài ở London (Anh), Trung Quốc,…nhiều nơi họ vẫn có tiếng địa phương của mình. Mà mỗi người muốn hòa đồng nhanh với một cộng đồng thì phải cố gắng nói giống nhau, nói đúng có khi không ai chơi nên phải nói “ngọng” lại."
(Nguyễn Văn Hiệp, 2011)


Đúng vậy, chuyện đã bàn rôm rả trên mặt báo từ nhiều năm trước.

Văn nghệ Thứ Bảy : di vật lấy lên từ các con thuyền gặp nạn ngoài khơi

Có rất nhiều cổ vật được vớt lên. Có những cái là đồ vật của thế kỉ 12-13.

Chúng được đưa vào lưu giữ trong nhà bảo tàng ở Hàn Quốc. Bảo tàng có từ năm 1994 (khởi động từ 1975).

Thông tin hội thảo năm sau : Hội thảo ngôn ngữ học quốc tế 3 (tháng 4/2017)

Thông báo đầu tiên, vừa đăng tải trên trang của Viện Ngôn ngữ học.