Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/10/2016

Đường mang tên nhà sử học Trần Quốc Vượng ở Hà Nội (phường Dịch Vọng Hậu)

Về đường Trần Quốc Vượng ở Phủ Lý, thì đã đi ở đây.

Ga con đỉa, khu phố ở mỏ than ngay trước

Nhà ga ấy tên là nhà ga Con Đỉa (cách dịch vui ngày trước của tôi).

Một nhà ga gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm, mà mỗi lần lâu ngày có dịp trở lại thăm, tôi đều đi bốn xung quanh để ngắm. 

Cuộc hẹn hôm trước, cũng không có gì thay đổi, là ở sảnh chờ nhà ga Con Đỉa. 

Về người con trai của thi tướng rừng xanh Huỳnh Văn Nghệ (lời bàn Lê Thiếu Nhơn)


Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu (ở Nam Đàn) sắp khánh thành

Khác với Nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở Huế. Ở Huế thì có thể xem lại ở đây.

Bây giờ là tại quê hương Nam Đàn.

Trong lịch sử cận hiện đại Việt Nam, huyện Nam Đàn và vùng xung quanh là một quê hương cách mạng.

Mái nhà tranh ngày trước thì hình như vẫn được lưu giữ ở một góc của khu di tích.

27/10/2016

"À, thế hả" : chuyện về thiền sư Bạch Ẩn ở Nhật (hao hao Quan Âm Thị Kính)

Tức thiền sư Hakuin (đọc là Haku-in), của phái Lâm Tế. Người của thế kỉ 17.

Ông cũng bị người ta vu oan là ăn nằm với gái, sinh ra con. Người ta mang đứa trẻ lên chùa trả cho "bố nó". Sư chỉ nói: "À, thế hả". Rồi nuôi đứa trẻ ấy bằng việc ngày ngày ôm con đi xin sữa.

Đến lúc được giải oan, người ta lại lên chùa, xin lỗi. Sư cũng chỉ nói: "À, thế hả". Rồi trả đứa trẻ cho người ta đón về.

Sau Hồ Tây, bây giờ là hồ Linh Đàm


Rác lại được trả giá cao : tiền tỉ cho tranh nhái Bùi Xuân Phái

Năm 2016, đã xôn xao làng mĩ thuật về vụ những bức tranh giả trở về nhà từ châu Âu (xem lại ở đây).

Bây giờ là sự kiện tranh (giả) Bùi Xuân Phái được đấu giá thành công với mức 102 ngàn USD (tạm tính là bằng hơn 2 tỉ VND).

Đang còn mừng là lần đầu tranh Việt đương đại được trả giá cao. Nhưng bây giờ giới chuyên môn đang chỉ ra là giả.

26/10/2016

Sự kiện của thế kỉ XXI : sau 11.9, cuối tháng 10.2001 Đạo Luật Yêu Nước được phê duyệt ở Mĩ

Ít hôm trước, xem lại tư liệu cũ, thấy một bưu thiếp cũ do chinh tôi gửi ngày 11/9/2001. Gửi ngay trong đêm mà máy bay của nhóm Bin Laden lao vào tòa tháp đôi ở Mĩ. Ghi rõ địa chỉ lúc gửi là quảng trường bảo tàng. Dấu bưu điện là sang ngày 12/9/2001.

Một ngày không thể quên.

Sáng hôm sau, lúc vào làng, các bô lão bỗng trầm ngâm hẳn, họ có nói với tôi những câu khá khó hiểu. Dĩ nhiên là khó hiểu lúc đó thôi. Dần thì đã hiểu được vì sao các bô lão bỗng nhiên phát ngôn vậy.

Nước mắm thối với thông tin bẩn, báo chí lũng đoạn (sưu tập 2016)

Sưu tập bắt đầu từ trung tuần tháng 10/2016. Thời điểm bùng vỡ vụ nước mắm.

Gọi là bùng vỡ là vì đã âm ỉ từ lâu, rất lâu. Không chỉ của riêng một tờ báo hay cơ quan thông tin nào.

Người chắt của Phan Bội Châu đã tới viếng tấm bia mà chính cụ nội mình dựng năm 1918 ở Asaba

Ngày 24/10, đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản đã đến viếng mộ bác sĩ Asaba và dâng lễ trước tấm bia lịch sử đó (đã điểm tin ở đây).

Sang ngày 25/10, thì báo trong nước đưa bài nói về việc chắt nội của Phan Bội Châu tới thị trấn Asaba. Tức là đúng chỗ đại sứ vừa tới hôm qua.

Trước đây, đã thấy hình của người chắt nội này, ở đây, tại Huế. Người ngồi ở giữa chính là người chắt nội, đằng sau lưng của ba người là một tấm bia mới mang bản dịch tiếng Việt do Giao thực hiện năm 2004. Bản dịch được khắc lên bia, và bia đã được dựng ở đó từ năm 2010 (bia có hai mặt, bản dịch nằm trọn ở mặt sau).

25/10/2016

Đại sứ tới viếng bia tưởng niệm bác sĩ Asaba, ở Asaba (24/10/2016)


Hồ Dzếnh, Thanh Châu, và Vũ Thư Hiên (hồi ức 1991- 2016)

Mới đây, trong văn đàn Việt mới thấy sự xuất hiện trở lại của Thanh Châu.

Nông dân Nhật đầu thế kỉ 21 : cậu Saito chuyên diện comple trên cánh đồng

Chuyện cậu Saito đã được truyền thông Nhật Bản biết đến khoảng 2 năm trước (hồi ấy cậu 25 tuổi, tức bây giờ là 27 tuổi). 

Hồi ấy, cậu bắt đầu về quê, theo cha đi làm đồng. Nối nghiệp nông dân mấy trăm năm.

Cứ bắt đầu làm việc trên cánh đồng, là cậu diện comple. Đôi khi đủ cả cà-vạt.

Thành một hiện tượng của nông dân Nhật đầu thế kỉ 21.

Học thuật Nhật Bản : khái quát về Hội Văn hóa Dân gian Nhật Bản