Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

06/08/2014

Kể chuyện Nùng : người Nùng ở Yên Bái

Từ hôm nay, nếu không vướng bận về thời gian quá, mỗi ngày kể một chuyện về người Nùng và các tộc gần gũi.

Cụ Nguyễn Ái Quốc lúc về Cao Bằng đầu thập niên 1940 (theo bố trí đầu tiên của nhóm Hoàng Văn Thụ), đóng giả làm một ông già người Nùng. Một người Nùng biết nói tiếng Việt và tiếng Quảng Đông. Mà không phải người Tày. 

Ẩn ý sâu xa chính là ở chỗ: làm sao không chọn tộc danh Tày, mà lại là Nùng. Dù nhóm Hoàng Văn Thụ thì cứ khuyên cụ nên "hóa Tày". 

05/08/2014

Truyền thông phản luận: Sasai ở Riken tự sát không phải do truyền thông, mà ở chỗ 80 tỉ Yên mỗi năm và BIỂN THỦ CÔNG QUĨ

Truyền thông Nhật Bản, mà cụ thể là đài truyền hình quốc gia NHK và tạp chí văn chương có uy lực nhất tại Nhật là Văn Nghệ Xuân Thu, nhận được dư luận phê phán, đại khái: thầy của cô Obokata ở Riken đã tìm đến cái chết chính là do truyền thông đã "khám phá" quá sâu, quá hiểm ! 

Nói theo cách nói hiện nay của tiếng Việt là: đã lạm dụng các đòn đánh dưới thắt lưng !

Vụ nữ khoa học gia gian dối ở Nhật Bản : trò làm liên lụy, thầy đã tự sát

Về vụ cô Obokata gian dối trong học giới làm kinh động cả hệ thống giáo dục và khoa học Nhật Bản thời gian qua, có thể xem lại ở đây.

Hôm nay, người ta đã nhận được tin: với cương vị là cấp trên đồng thời như là thầy hướng dẫn của cô Obakata tại sở làm là Viện Riken, ông Sasai (52 tuổi, sinh năm 1962) vừa treo cổ tự tử. 

04/08/2014

cầu Long Biên : cuộc chiến giữa chiếc đinh và con thiên nga (video)

Chị Nguyễn Nga tựa như đang chuẩn bị cho lễ hội cầu Long Biên 2014. Và hình như chủ đề năm nay gắn luôn với hai mảng nhạy cảm nhất, là "Biển Đông" và "đàn bà", để phóng tác thành "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" !

Giá cả ở Việt Nam và Nhật Bản trong khoảng 15 năm qua

Ghi lại bằng trải nghiệm cá nhân. Chỉ dựa vào trí nhớ, nên có thể cần tra cứu lại khi có điều kiện.

Nam Trân và bản dịch "Nhật ký trong tù" (bài Nguyễn Huệ Chi, năm 2011 và 2012)

Bài đi trên hai số chuyên san KHXH&NV của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, năm 2011 - 2012.

Có thể xem như là bài trả lời chung cho nhiều người (Nguyễn Văn Lưu năm 2003-2004, Mai Quốc Liên sau đó, Phong Lê gần đây,...). Tác giả không ghi rõ như vậy. Tôi chỉ tạm đoán, hi vọng không trật.

02/08/2014

Nghệ An đã gỡ bỏ thông tin "Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác)" đăng năm 2007

Nguyên văn cả câu đã xuất hiện năm 2007 (tác giả Kim Nhật, trên báo Nghệ An): 

"Lớn lên, Người phải xa nhà, lao động tự kiếm sống, rồi trải qua nhiều nước, nhiều trung tâm văn hóa - văn minh trên thế giới để tìm đường cứu nước. Trên những nẻo đường dằng dặc, quanh co, lắm mạo hiểm đó, có thể nói cuộc đời của Bác luôn gắn bó máu thịt với sách báo.Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện". Cho đến thời gian về nước, chiến tranh ác liệt, hoạt động bí mật cùng các đồng chí của mình tại Chiến khu Việt Bắc, cái chết, sự tráo trở ráo riết rình rập vậy mà Bác của chúng ta vẫn luôn mang sách báo cùng các tài liệu bên mình.".

Trở lại một phát hiện lớn trong văn học sử Nhật Bản : Kawabata và mối tình đầu không biết diễn tả như thế nào


Câu chuyện Nhật Bản : tuyển nhân lực đi lao động ở Nhật (công ty TMS, năm 2012)

Có một công ty cổ phần về nhân lực có trụ sở ở Hà Nội (trang web).

Văn nghệ thứ Bảy: hãy chung tay viết cuốn BÁCH VIỆT ĐẠI TỪ ĐIỂN đi nào !

Nguyên văn lời kêu gọi của ông Hà Văn Thùy như sau (phát đi từ cuối tháng 7 năm 2014):

"Còn nhiều, nhiều lắm những bằng chứng lý thú như vậy. Có lẽ chỉ khi nào những thức giả người Việt Nam, Quảng Đông, Quảng Tây chung tay viết cuốn BÁCH VIỆT ĐẠI TỪ ĐIỂN mới có thể gom đủ ! 22. 7. 2014".

01/08/2014

Cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (2)

Viết dần dần từ 29/7/2014

Đi vào nội dung cụ thể của cuốn sách, thì tạm thời, ở đây, đưa 2 chỗ trong đó liên quan đến trước tác của Trần Dân Tiên.

Trong 2 trích đoạn này, các nhân chứng hoạt động tại Thái Lan thời điểm đó cho chúng ta biết: họ đã dịch từ bản gốc tiếng Pháp (do Trần Dân Tiên viết) sang tiếng Thái Lan. Và đặc biệt, dịch luôn cả sang tiếng Việt ! Tức là, tựa như, nếu tin vào đây, thì bản tiếng Pháp có trước nhất, các bản khác chỉ là dịch từ đó mà ra. Người trực tiếp dịch còn cho biết là ông nhận từ chính tay cụ Hồ một bản tiếng Pháp đã được đánh máy !

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 3 (những kí ức tản mạn của cụ Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh)

Nhân duyên với cụ Hoàng Tuấn Phổ, như đã nói ở entry trước, chủ yếu là qua những trước tác về Mẫu Liễu của cụ. Cuốn của cụ độc đáo ở chỗ: là một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất về Mẫu Liễu ngay sau Đổi Mới. Lúc cụ đã ra sách, tôi vẫn còn là học sinh cấp 3, bắt đầu trải nghiệm Đổi Mới.

Câu chuyện Nhật Bản : Một cách giải quyết bệnh vô sinh được xem là tối ưu

Những vấn nạn lớn của xã hội Nhật Bản trong khoảng 20 năm trở lại đây: dân số già hóa ở mức báo động (trở thành "cường quốc" người cao tuổi), thiếu trẻ con cũng ở mức báo động (trong đó có một nguyên nhân là do bệnh vô sinh với tỉ lệ cao).