Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

30/09/2013

Cùng đi làm thầy cúng ở Bản Giốc (Cao Bằng)

Thầy B. ở Bản Giốc, vì thiếu nhân lực, nên rủ tôi cùng đi cúng, tức là đi làm thầy cúng, dân địa phương hai bên biên giới gọi là Tạo hay Tào (tức chữ Đạo, trong Đạo sĩ). Thầy còn rủ, mấy hôm nữa, hai bố con sang bên kia biên giới làm. Người mãi bên Nam Ninh xuống mời đấy, thù lao chắc khá lắm. Bên ấy thiếu thầy thiếu thợ, nên cứ gọi điện sang mời suốt.

Không khỏi thất vọng về phim NGƯỜI CỘNG SỰ được giới thiệu là có tầm vóc

Phim đã chiếu trên VTV tối ngày 29.9, như quảng cáo

Những cây thánh giá trên mái nhà rạ : Thượng du Bắc Kì thời trước năm 1900

Hôm trước, nhân lúc lục tìm tư liệu cũ, bỗng phát hiện, rồi thấy hết sức bất ngờ trước việc một trí thức công giáo được tiếng lịch lãm xưa nay, là Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, mắng té tát một trí thức không công giáo. Giật mình đến mức, tưởng đó là một sự mạo danh Hồng Nhuệ. Ông đã đi về thế giới bên kia theo cách diễn dạt bình thường trong tiếng Việt, nên không có cách nào xác nhận được nữa.

29/09/2013

Nhà báo luận về cái cửa mình trong tiểu thuyết: Đào Tuấn chê Đại Gia phi thực tế

Lời dẫn: Từ entry trước, đã buồn không chỉ về vốn sống, mà còn với cả sự lười biếng đọc sách của bác nhà báo Đào Tuấn. Nếu ai đã đọc Đại gia, thì sẽ biết rõ Đào Tuấn chưa hề đọc một cách nghiêm túc tiểu thuyết này. Thế nhưng, chàng lại phán luôn. Ở điểm này, có vẻ giông giống với cách làm trước đây của bác Phạm Chí Dũng.

Rất hăng hái, đến độ rôm rả. Như ở entry thứ hai về Đại gia vừa xuất hiện trên blog, Đào Tuấn đưa ra một câu chói chang: "Tóm lại, ấu trĩ vì anh (tức nhà văn) mang đem niềm tin hay lương tâm của giới quan chức, cưỡng từ đoạt lý, nhét vào hạ môn cô gái điếm". 

ĐẠI GIA với lời bình của Võ Thị Hảo (vốn là bài giới thiệu, nhưng rút cục không được in vào cùng với cuốn tiểu thuyết)

Lời dẫn: Lời bình của nhà văn Võ Thị Hảo dành cho Đại gia chỉ còn giữ lại một mẩu nhỏ trên bìa 4 của bộ tiểu thuyết. Hôm nay, lần đầu tiên, toàn văn đã được công khai trên trang Nguyễn Trọng Tạo.

28/09/2013

Đào Tuấn nhòm thấy trong Đại Gia của Thiên Sơn có một cái "tam giác dưới đũng quần"

Bài ở dưới đây (sau dấu ---) được lấy về từ blog Đào Tuấn. Như là một comment cho tiểu thuyết Đại gia của Thiên Sơn. 

Hóa ra vốn sống của nhà báo Đại đoàn kết Đào Tuấn cũng không phong phú như mình đã lầm tưởng trước đây, đến mức chàng một mực kêu ngôn ngữ của người nhân viên trong nhà thổ là khô như ngói, là ngôn ngữ hành chính ! 

Ngày trước, ngôn ngữ nhà thổ còn khô cứng và mực thước hơn nhiều, khi mà trong đó cứ phải có một cái bàn thờ thần mày trắng. Đứng trước thần mày trắng, không thể ăn nói vô lễ được. Bây giờ, bên Trung Quốc, tựa như thần mày trắng lại được phục hưng trở lại thì phải.

Biết đâu, đến lúc Thiên Sơn bắt tay vào viết tập 3 của Đại gia (biết đâu chàng nổi hứng), thì ở Hà Nội, cũng có phong trào thờ thần mày trắng trở lại như thời cụ Tố Như, hay chẳng đâu xa là như thời cụ Vũ Trọng Phụng (hệt như bây giờ phong trào thờ thần thổ địa cộng với thần tài). Đến lúc ấy, Đào Tuấn sẽ thấy nhân viên người ta kính cẩn làm lễ vái chào thần trước khi đon đả ra mở cửa đón nhà báo. 

Ngô Tự Lập chưa từng đọc Trần Dân Tiên bản in gốc (đến thời điểm 2010)

Hôm trước, lấy về từ mạng một bài viết của bác Ngô Tự Lập đã được viết và công bố từ năm 2010.

Bác Ngô viết rõ và chân tình rằng: "Tôi là một trong không nhiều người hâm mộ Hồ Chí Minh nhưng lại tin rằng Trần Dân Tiên là Hồ Chí Minh. Hơn thế nữa, chính vì hâm mộ Hồ Chí Minh mà tôi tin như vậy....(...)...Tôi đoán, thời gian cấp bách là một yếu tố khiến Hồ Chủ Tịch phải quyết định như vậy".

Việt - Pháp 70 năm trước : Nhất Linh Nguyễn Tường Tam ở Hội nghị Đà Lạt 1946 (qua ghi chép của Hoàng Xuân Hãn)

Entry này chỉ có đoạn tư liệu được trích dẫn ở dưới, không có bình luận. Bởi tự tư liệu cất lên tiếng nói. 

27/09/2013

Mong nhà văn Vũ Thư Hiên xác nhận giúp : Trong nhóm Trần Dân Tiên có cụ thân sinh Vũ Đình Huỳnh, mà không có cụ Vũ Kỳ ư ?

Chuyện sẽ còn dài, như thường lệ trên blog này, quan điểm của cá nhân tôi sẽ được đưa ra ở những entry cuối cùng của loạt bài. Cho đến lúc đó, sẽ là tập hợp những cái nhìn, những quan điểm từ nhiều phía, có khi là đối chọi nhau, có khi là tương hỗ nhau. Tôi không đặt sự thiên vị vào bất cứ quan điểm nào trong thời gian tập hợp.

Entry này, tôi viết như là một lời ngỏ, để mong đến được với nhà văn Vũ Thư Hiên. Và trong điều kiện cho phép, nếu có thể, mong ông cho biết ý kiến, hoặc là bình luận, hoặc là xác nhận. Được như vậy thì thật quí.

Trần Dân Tiên thực sự là ai ? (bài của Nguyên Khôi 31/7/2013, nhưng ghi tên Thái Doãn Hiếu 26/9/2013 ở bên trên)

Lời dẫn: Lại một chuyện nghe kể. Những ông nào đó kể, rồi đến tai một ông, từ đó, ra những ông khác, rồi những ông khác nữa. 

Mở ngoặc ghi chú một cái. Mới đây, đầu tháng 9 năm 2013 này, trong một gala được gọi là gala Việt Nhật mừng kỉ niệm 40 quan hệ hai nước (nhưng thật ra chỉ thấy nghệ sĩ Việt, không thấy ca sĩ Nhật nào xuất hiện), thấy có ông chúa đảo Tuần Châu trả lời phỏng vấn của người dẫn chương trình. Ông vẫn điềm nhiên kể về cháu bé Nhật Bản lặng lẽ xếp hàng mà không ăn túi lương khô của chú cảnh sát. Từ lâu, nhiều người đã biết đó là một chú cảnh sát gốc Việt giả mạo, và câu chuyện của chú chỉ là được bịa ra hồi tháng 3 năm 2011. Vẫn cứ đinh ninh là thật (hay đành phải thế), có lẽ, chỉ còn có chúa đảo Tuần Châu. Đóng ngoặc.

Đọc bài này, đầu tiên tưởng là của bác Thái Doãn Hiếu. Nhưng đọc xuống, vỡ lẽ, lại là của, hay vốn của Nguyễn Khôi (được giới thiệu là nhà văn, nhưng tôi chưa hân hạnh được đọc một tác phẩm sáng tác nào của ông). Có sự không rõ ràng.

Mong muốn là nhà văn Nguyễn Khôi tự viết và cho đăng ở một nơi chốn chính qui nào đó. Được thế, thì hay biết bao.

26/09/2013

Ngọc tỷ vương triều Mạc vừa được phục chế thành công

Lời dẫn: Liên quan đến ngọc tỷ (bản gốc) này, sau một thời gian nữa, sẽ có bài viết học thuật đăng trên tạp chí chuyên ngành.

Vũ Thư Hiên : Câu chuyện về Hồ Tập Chương chỉ là một giả tưởng, và giả tưởng tồi không đáng đọc

Lời dẫn: Bài viết dưới đây của nhà văn Vũ Thư Hiên đưa ra nhiều tư liệu thực tế từ trải nghiệm của chính ông. Chẳng hạn việc ông quen biết với Văn Trang (một người Trung Quốc rất giỏi tiếng Việt trong cả nói và viết, đã dịch hồi kí của Hoàng Văn Hoan sang tiếng Hoa - như tôi đã viết ở một entry trước), hay việc Hồ Chủ tịch không giấu diếm việc mình không thạo tiếng Bắc Kinh (cụ chỉ quen nói tiếng Quảng Đông) nên phải dùng bút đàm khi gặp Lư Hán hay Tiêu Văn vào năm 1946,...

Học theo Lý Thường Kiệt và Nguyễn Trãi, tự truyện của Trần Dân Tiên đáp ứng nhu cầu của đời sống và lịch sử (nhóm Trần Khuê)

Lời dẫn: Đó là quan điểm của hai nhà nghiên cứu lão thành Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân, trong bài viết dưới đây (cuối cùng ghi "niên đại" là 5/2012 - 4/2013). Bài viết được các tác giả cho biết là "Trích chuyên luận Đấng minh triết Hồ Chí Minh trong đời sống tâm linh Việt"