Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/10/2024

Có một người thầy đặc biệt như thế - về thi sĩ Kim Chuông (bài của thi sĩ học trò Trần Huyền Tâm)

Trần Huyên Tâm là đàn chị của chúng tôi trong ngôi nhà Búp Trên Cành ngày xưa (1976 - 1990s). Chị viết thơ từ năm lên mười, và viết liên tục cho đến nay.

Chúng tôi tham gia Búp Trên Cành cũng ở tuổi lên mười, tức là trong thập niên 1980. Lúc đó, chị Tâm đã tốt nghiệp trại sáng tác thiếu nhi và đi đại học nhiều năm rồi. Chúng tôi là hai thế hệ cách xa nhau, nên chưa từng một lần gặp gỡ thời đó.

Chị Tâm học ngoại giao và sau này công tác ở ngành ngoại giao Việt Nam - chị từng là lãnh đạo Cục Lãnh sự. Ở ngành ngoại giao, chị Tâm vẫn viết thơ. Lớp đàn em, như tôi, vẫn đọc thơ của chị Tâm khi chị ở Bộ Ngoại giao. Chúng tôi biết là chị Tâm mà thầy Bút Ngữ hay thầy Kim Chuông vẫn nhắc tới ngày xưa. Nhưng chúng tôi chỉ lặng lẽ đọc chị vậy thôi.

28/09/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : lan man giữa mùa hoa Bỉ Ngạn, lúa chín đồng thu miền quê Itoshima 2024

Quê hương Itoshima đã bắt đầu chuẩn bị vào mùa gặt 2024.

Lúa chín trên những cánh đồng trải dài.

Những cánh đồng ấy được giữ lại từ một cuộc đầu tranh "giữ đất giữ chùa" của sư phụ chùa làng (xem lại ở đây). Tôi nhớ về tấm bia đá cỡ lớn ghi ơn công đức của nhà sư thuở trước và cũng nhớ về hình ảnh nhà sư thời nay đi cầu nguyện mỗi sáng quanh các cánh đồng.


Ai đó, năm nay, nói rằng: hoa Bỉ Ngạn là "hoa của âm phủ" ! Ôi, tư tưởng con người Nhật Bản cũng có những lưu đông khó lường ! Để cảnh tỉnh, một người khác nói: không có hoa âm phủ ! Xuống âm phủ rồi thì còn gì thấy được hoa ! Có chăng, chỉ nên nói là hoa biểu cảm cho nét buồn trong tâm tưởng của người ngắm mà thôi. Đấy là chuyện trao đi đổi lại trên cõi mạng mùa thu năm 2024, tôi liếc nhanh vào một chút mà thôi.

Sở Nội vụ Hà Nội và tư liệu sắc phong (ghi chép)

(Một người bạn mới cho biết thông tin cập nhật: Đây là chương trình nằm trong Đề án "Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam" do Bộ Nội vụ chủ trì (Quyết định số 644/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) giai đoạn 2012 - 2020). Tra cứu nhanh thì đây là dự án được chính phủ phê duyệt từ năm 2012.

Nhiều năm nay, đi các di tích thuộc khu vực Hà Nội, tôi thường thấy có giấy công nhận của chính quyền Hà Nội cho các tư liệu sắc phong (ví dụ như chùa Yên Phú ở Thanh Trì, chùa Láng ở quận Đống Đa, chùa Kim Liên ở quận Đống Đa,...).
Tôi đã hỏi người của Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì được cho biết: đây là hoạt động của riêng Hà Nội, mà phía cơ quan Bộ Văn hóa không nắm được. Thông tin này là từ trao đổi cá nhân, nên cần xác nhận chính thức sau.
Bây giờ đưa một ít thông tin.

26/09/2024

"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) --- Bài đọc thêm

"PHỦ VÂN CÁT" 2024 của NHÓM NGUYỄN XUÂN DIỆN - NHIỀU SAI LẦM VÀ ĐỘC HẠI (SẮC PHONG) --- (Bài đọc thêm, tác giả Học Thánh Mẫu)

Loạt bài cùng tên đang được đưa dần lên Giao Blog, hiện mới có kì đầu tiên. Bây giờ, là bài đọc thêm trong khi chờ đợi các đăng tải tiếp theo.
Bài đăng lại ở đây, của tác giả Học Thánh Mẫu, vốn đăng tải trên trang "Tín ngưỡng thờ Mẫu" (cũng được chia sẻ về trang "Văn hóa tín ngưỡng hệ thần Liễu Hạnh công chúa").
Bài có một số lỗi kĩ thuật (đánh máy nhầm chữ) và người viết không phải nhà nghiên cứu chuyên nghiệp nên luận giải nhiều điểm chưa tới.
Nhìn toàn cục là các luận điểm đưa ra đều đúng, mà có thể đi đến kết luận chung: sách của nhóm Nguyễn Xuân Diện là một sản phẩm khoa học kém cỏi. Đó là một cuốn sách tồi tàn về khoa học, độc hại về mọi phương diện, xứng đáng cần thu hồi như kiến nghị của dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định.

21/09/2024

"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) - 1

Phủ Vân Cát (2024) là tên gọi tắt, của tôi, về cuốn sách vừa ra mắt của nhóm soạn giả Nguyễn Xuân Diện. Trong học giới, đã có một số người có sách trong tay. 

Còn ở địa phương Phủ Giầy Nam Định, thì đã có dòng họ Trần Lê (dòng họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) liền lên tiếng ngay lập tức, bằng một lá đơn kiến nghị, gửi các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông, đề nghị thu hồi cuốn sách bởi nhiều nội dung sai sự thực, góp phần tuyên truyền sai về giá trị di tích (đây là một điểm bị nghiêm cấm trong Luật Di sản văn hóa). 

Lá đơn của họ Trần Lê đã được gửi tới các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vào ngày 20/9/2024. 

Còn ở đây, với tư cách bạn đọc, đầu tiên tôi nói riêng về phần sắc phong trong sách này. Chưa tính các nội dung khác, chỉ riêng phần sắc phong đã cho thấy đây là một cuốn sách nhiều sai lầm và nguy hại.

Đầu tiên là nói về sự đạo văn (ăn cắp) trong phần về sắc phong.

18/09/2024

Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần thứ 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát

Tiêu đề chính của entry này, cần thiết dài một chút, như sau: Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát - có sự phối hợp tham gia của nhiều đơn vị thuộc ngành văn hóa ở địa phương và trung ương.

Ở trên là tiêu đề rút gọn.

Rằm tháng Tám năm Giáp Thìn 2024 - Yến hội Diêu Trì tại thánh thất thủ đô (Hà Nội)

Về Đại lễ Yến hội Diều Trì của phái Tây Ninh (hộ pháp Phạm Công Tắc), tổ chức vào Rằm tháng Tám hàng năm tại tòa thánh Tây Ninh, thì trên Giao Blog có thể xem lại ở đây hay ở đây.

Năm nay, chúng tôi tham dự đại lễ này tại thánh thất thủ đô (Hà Nội) - thánh thất thuộc phái Ban Chỉnh đạo (Bến Tre, đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương).

15/09/2024

Đón (tiếp nhận) các "sắc phong (sau) phục chế" đầu thế kỉ 21 - trường hợp làng Trầm Lộng năm 2018

Làng Trầm Lộng ở huyện Ứng Hóa (Hà Nội).

Cũng trong năm 2018 (cùng năm với làng Đông Sàng ở quần thể làng cổ Đường Lâm), làng Trầm Lộng đã tổ chức "đại lễ đón nhận phục hồi sắc phong thành hoàng làng". Chúng ta thấy lại cụm từ "đón nhận phục hồi sắc phong" và "phục hồi sắc phong".

Đi nhanh một ít ảnh lấy từ video của đại lễ.

14/09/2024

Đón (tiếp nhận) các "sắc phong (sau) phục chế" đầu thế kỉ 21 - trường hợp làng Đông Sàng năm 2018

Làng Đông Sàng thuộc quần thể làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Trường hợp Đông Sàng, chúng ta thấy từ "khôi phục sắc phong" và "sắc phong khôi phục".

Làng đã trùng tu tôn tạo đình vào năm 2011, sau đó là "khôi phục sắc phong". Công việc khôi phục được nhờ Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

12/09/2024

Đón (tiếp nhận) các "sắc phong (sau) phục chế" đầu thế kỉ 21 - trường hợp đền Dạ Trạch 2024

Đây là trường hợp Đền Dạ Trạch ở Hưng Yên, vào tháng 3 năm 2024.

Ảnh của bạn Minh Xuân quản trị trang "Đền Miếu Việt". Lời văn dẫn chuyện của bạn Minh Xuân, hồi tháng 3 năm 2024, là như sau:
"Đền Dạ Trạch ngày hội. Hôm nay đền đón nhận 21 đạo sắc phong phục chế về treo."
Tôi phụ thêm một vài cái ảnh khác của bà con địa phương gửi cho, cũng hồi tháng 3 năm 2024.