Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

29/04/2024

Vấn đề hôm nay : Vì sao chính phủ Nhật Bản vẫn cố chấp vào chính sách "lao động nô lệ" đối với lao động nước ngoài

Một bài phân tích dựa trên tư liệu điều tra cập nhật đến tháng 4 năm 2024.

Đây là vấn đề thời sự đối với lực lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản. 

Tính đến năm 2022, có 320.000 lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản dưới danh nghĩa "thực tập sinh kĩ năng" (gần đây được đổi tên thành "kĩ năng đặc định"). Trong đó, lao động đến từ Việt Nam đông nhất, chiếm quá một nửa (hơn 160.000 người) ! Tiếp theo là người Indonisia, người Philipine.

Tạm thời để nguyên tiếng Nhật.

24/04/2024

Học giả Tô Ngọc Thanh vừa qua đời (1934-2024)

Thầy Tô Ngọc Thanh vừa ra đi vào ngày 24 tháng 4 năm 2024, hưởng thọ 91 tuổi.

Đầu tiên là điểm tin chính thức trên các báo chí chính thống.

22/04/2024

Ghi chép ngày tiệc Chầu Đệ tứ 2024 - ở Phủ Giầy Nam Định và các nơi khác

Hôm nay, ngày 22/4/2024 nhằm ngày 14 tháng Ba ta, là ngày tiệc Chầu Đệ tứ trong hệ thần Liễu Hạnh công chúa. Giao Blog mở một entry này để thu thập tin tức từ trung tâm là Phủ Giầy Nam Định và các nơi khác.

Tư liệu (lời văn và ảnh/video) lấy nguyên từ các nơi về, không chỉnh sửa.

18/04/2024

Sự cố ở Nhã Nam tháng 4 năm 2024

Rạng sáng ngày 18 tháng 4 (nhằm đúng ngày Giổ tổ Hùng vương 2024), chính xác thêm về giờ là "hơn 2h sáng", mình đã nhắn tin nhanh cho bạn, sau khi thấy trên trang của Nhã Nam đăng lời xin lỗi của bạn. "Lời xin lỗi" xuất hiện trên trang Nhã Nam tựa như là khoảng lúc 1h sáng. Mình truy cập vào khoảng lúc 2h sáng thì đã có hơn 1700 bình luận và rất nhiều lượt chia sẻ.

Bạn là bạn cùng lớp đại học của mình ở Khoa Ngữ Văn (Trường Tổng hợp Hà Nội trước đây). Qua tin nhắn lúc rạng sáng, mình động viên bạn với tư cách cá nhân bạn cùng lớp đại học. Bạn vẫn chưa ngủ.

Công ty Nhã Nam của bạn là một thực thể đáng chú ý trong làng xuất bản Việt Nam sau năm 2000. Bởi vậy, mình mở một entry này chỉ để ghi chép mang tính quan sát mà thôi. Mình chỉ quan sát, không với bất cứ thiên kiến nào, thu thập ý kiến từ mọi góc nhìn. 

Đầu tiên là đăng lại "lời xin lỗi" của bạn (mình chụp màn hình), sau đó là các cập nhật và bổ sung dán dần ở dưới lên như mọi khi.

15/04/2024

Tiệc Mẫu tháng Ba 2024 ở Phủ Giầy Sài Gòn (Tp. Hồ Chí Minh)

Tên chính thức của ngôi đền là "Đền thờ Hai Bà Trưng, Đức Thánh Mẫu Phủ Giầy". Đền tọa lạc trên mặt đường Hoàng Hoa Thám quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Tên gọi Phủ Giầy Sài Gòn đã có từ trước năm 1975, trong sách vở và báo chí Sài Gòn thời đó.

Về Phủ Giầy Sài Gòn, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

Ảnh trước năm 1975 có kèm chú thích về đền Phủ Giầy Sài Gòn

Bây giờ là cập nhật Tiệc Mẫu tháng Ba ta năm 2024 tại Phủ Giầy Sài Gòn.

Đầu tiên, được sự cho phép của anh HL (ở Tp. Hồ Chí Minh), Giao Blog tạm đăng một ít ảnh trước. Video tiệc Mẫu Phủ Giầy Sài Gòn vào ngày 3 tháng Ba ta năm 2024 (ngày 11/4/2024) sẽ được cập nhật sau.

11/04/2024

Tiệc Mẫu tháng Ba 2024 ở Phủ Tây Hồ (Hà Nội) - ngày 9 - 11 tháng Tư (ngày mùng 1 - 3 tháng Ba ta)

Phủ Tây Hồ bây giờ là thời kì quản lí của bác Trương Công Hồi - là người kế nhiệm của cụ Trương Công Đức (cụ Đức đã quá cố gần đây, xem lại ở đây).

Theo lệ từ sau Đổi Mới, vào dịp tiệc Mẫu tháng Ba hàng năm, sẽ không có rước kiệu Mẫu như trước năm 1954. Nhà đền chỉ bày cỗ kiệu ở sân Phủ mà thôi - chúng tôi đã trình bày kĩ lưỡng về các nội dung này ở các bài viết từ sau năm 2008.

Bây giờ là cập nhật tình hình tiệc Mẫu tháng Ba năm nay, năm 2024. 

10/04/2024

Tháng Ba ta năm 2024 và lễ hội Điện Huệ Nam ở Huế (lần đầu có rước bộ 3 km, ngày 10-11/4)

Về điện Huệ Nam và lễ hội tháng Ba tháng Bảy ta tại đây, trên Giao Blog có thể xem lại ở đây hay ở đây (tháng 8 năm 2017).

Bây giờ là cập nhật tình hình năm 2024. Nổi bật là lễ hội Điện Huệ Nam năm 2024 lần đầu tiên tổ chức đám rước bộ (đi bộ khoảng 3 km, sau đó mới lên thuyền).

08/04/2024

Thượng tuần tháng 4 năm 2024 - sakura mãn khai ở khu vực ga nhà quê Ikisan và xung quanh

Sakura lặng lẽ mãn khai vào tháng 4 của một năm covid-19, khi cả thị thành và thôn quê đều đóng cửa ở nhà không dám ra ngoài ngắm hoa, thì xem lại ở đây (tháng 4 năm 2020). Đó là nhà ga quê mùa Ikisan - nhà ga nằm trên tuyến đường sắt ven biển nối tỉnh tỉnh Fukuoka với tính Saga.

Bây giờ, vào thượng tuần tháng 4 năm 2024, cũng tại nhà ga Ikisan, thì tình hình sakura đang bung ra như thấy trong ảnh. Thấy rõ các thanh niên đang ở ga. Sự vận động không hối hả, nhưng cho ta cảm giác vui (xua tan nỗi buồn của thời kì nhà ga chìm đắm bởi covid-19). Người cầm máy, thì viết trên Fb rằng: làm nền cho sức trẻ của các thanh niên là cả trời sakura đang hãnh diện bung nở !

07/04/2024

Thi sĩ Mộng Lan (thôn nữ) và bài thơ "Vịnh đền Phố Cát" năm 1931 trên Tạp chí Nam Phong

Mấy ngày trước, học giả Đặng Thế Đại - một nhà nghiên cứu vốn ở Viện Nghiên cứu Tôn giáo (thuộc VASS) và có một số bài viết học thuật thú vị về Thánh Mẫu Liễu Hạnh - có gợi ý về bài thơ "Vịnh đền Phố Cát" của thi sĩ Mộng Lan thôn nữ.

"Mộng Lan thôn nữ" có lẽ là bút danh của ai đó, chưa biết là nam hay nữ, nhưng xuất hiện trên Tạp chí Nam Phong danh tiếng vào đầu thập niên 1930 (ở các số 160, 162, 163, 164, 166, 168). 

01/04/2024

Đạo giáo Việt Nam đương đại - tư liệu trực tuyến Nguyễn Sùng Chân (2) - Đại hội 2024 và khác

Vẫn đang quan sát trực tuyến, ví dụ về Nhương tinh hồi tháng 1 năm 2023 thì ở đây.  

Bây giờ là cập nhật năm 2024, mà đầu tiên là vận động đại hội.

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2024 : Tổng quan 10 ngày Hội thời 1940s của Tri huyện Phạm Quang Phúc

Chúng ta hãy cùng đọc lại miêu tả tổng quan đã được Tri huyện Vụ Bản viết trong cuốn Hội Phủ Giầy – bản in năm 1942.

Ở miêu tả tổng quan này, Tri huyện Phạm Quang Phúc có cho biết các thông tin:

- Phủ Giầy tọa lạc ở xã Tiên Hương (thuộc tổng Đồng Đội huyện Vụ Bản).

- Phủ Giầy không có phong cảnh đẹp như các nơi khác (chùa Hương, chùa Yên Tử).

Phủ Giầy chỉ có là một ngôi đền nhỏ bán cổ bán kim, xung quanh có nhiều ngôi đền phụ thuộc châu tuần vào.

- Trước mặt Phủ Giầy có một dãy núi đất làm thành bình phong.

- Các ngày hội đông vui nhất trong Tháng Ba ta là: mùng 3, mùng 6, mùng 7.

31/03/2024

Luật Di sản văn hóa (2001, 2009) và hướng đến bản cập nhật 2024

Luật Di sản văn hóa ra đời năm 2001, được chỉnh sửa cập nhật (nói cho dễ hiểu) vào năm 2009.

Hiện đang là thời kì các cơ quan có trách nhiệm đang hướng đến bản cập nhật 2024.

Tiếp câu chuyện hơn 40 đạo sắc phong ở chùa Am : 26 đạo đã bàn giao được bảo quản tại UBND xã

Theo dòng sự kiện liên quan đến nhóm sắc phong vốn được bảo quản tại chùa Am (huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh), thì trên Giao Blog đọc ở đâyở đây.

1. Tóm tắt nhanh (theo thông tin các nguồn tính đến cuối tháng 3 năm 2024): 

- Chùa Am từng lưu giữ hơn 40 đạo sắc phong. Nhóm sắc phong vốn được hình thành từ việc sắc phong ở các địa phương xung quanh chùa Am được gửi lên chùa lưu giữ giúp (vào thời kì chống mê tín dị đoan, đình đền các nơi bị hạ giải hay chuyển đổi mục đích sử dụng).

- Các nhà nghiên cứu ở địa phương (như cụ Thái Kim Đỉnh) đã tiếp cận với nhóm sắc phong hơn 40 đạo tại chùa Am từ đầu thập niên 1990. Thông tin từ nhóm sắc phong này vì thế đã được các nhà nghiên cứu ở địa phương sử dựng từ đầu thập niên 1990.

- Sau này, có 26 đạo sắc phong từ nhóm sắc phong chùa Am (hơn 40 đạo) được bàn giao cho xã Ân Phú. Xã Ân Phú là quê hương của nhà thơ Huy Cận (về Huy Cận, trên Giao Blog, có thể đọc ở đây). Xã Ân Phú hiện thuộc huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh (do thay đổi địa giới hành chính gần đây).

29/03/2024

Góc nhìn văn hóa 2024 : về xu hướng rước kiệu thần theo lối mới (gắn bánh xe, sử dụng xe chuyên dụng)

Có một xu hướng mới, với phổ rộng trên toàn cầu.

Mở đầu là một bài vừa đăng hôm nay trên Dân trí của nhà giáo danh tiếng Nguyễn Hùng Vĩ. Thầy là học trò của các nhà giáo danh tiếng Đinh Gia Khánh (đọc ở đây) hay Bùi Duy Tân (đọc ở đây). Thầy lại là thầy của nhiều lớp học trò đang giữ nhiều cương vị quan trọng, ví dụ có đương kim Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn.

Với chủ nhân Giao Blog, thầy Nguyễn Hùng Vĩ là một người thầy tạo cảm hứng và ảnh hưởng quan trọng, ví dụ như đã kể trên Giao Blog về hồi năm 1993 tại Phủ Tây Hồ hay chùa Tây Hồ, cũng thời gian đó là những điều tra chung tại vùng Phủ Giầy Nam Định (đọc lại ở đây hay ở đây). Chúng tôi hay nói vui là: thầy và trò đi dọc đi ngang miền Bắc hồi đầu thập niên 1990 bằng xe máy nhãn hiệu Honda 50 phân khối - chiếc xe thần thánh được thầy mang về từ Căm Bốt. Một học trò ruột mua lại "chiếc xe thần thánh" đó hiện nay là đương kim Tổng Biên tập báo Hà Nội mới.