Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-học-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-học-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

11/06/2015

Văn nghệ thời đầu Đổi Mới, với nhật kí nguội post mạng của Vương Trí Nhàn

Nhật kí của bác Vương được đưa lên chính trên blog của bác. Mình gọi là nhật kí nguội và được post lên mạng, viết tắt thành "nhật kí nguội post mạng". Có thể sẽ có một dòng nhật kí như vậy được hình thành.

Mình sưu tầm dần dần, cập nhật theo bên bác.

02/06/2015

Tại sao nhà văn lại không viết về Trường Sa, Hoàng Sa (ý kiến Trần Ngọc Vương)

Theo một ghi chép, thì nguyên văn ý kiến đó như sau:

"GS. Trần Ngọc Vương đã đặt lại câu chuyện mối quan hệ của văn hóa và chính trị. Bất kỳ nền chính trị nào cũng cần văn học phục vụ cho nó. Thể chế nào cũng có văn nô của nó. Nhưng, thể chế nào cũng có văn học của nó. Chính trị không phải chỉ là những sự đối lập… Cách chúng ta thông diễn về mối quan hệ chính trị và văn học... Chính trị có đám văn nô của nó, nhưng cần phải ứng xử như thế nào với Hội Nhà văn. Hãy để cho văn nô làm việc của văn nô, và những nhà văn khác làm công việc của họ một cách bình đẳng. Phần lớn những tác giả văn học cách mạng viết về yêu nước rất dở, ngay cả Tố Hữu, vì tâm hồn họ không toàn diện, họ không dám yêu nước bằng tất cả con người họ, họ chỉ yêu nước bằng đường lối, bằng chủ trương. Về một vấn đề rất nóng hiện nay: vấn đề chủ quyền trên biển và sự xâm lăng của sức mạnh mềm, GS. Trần Ngọc Vương đã nêu lên những suy nghĩ rất sâu sắc về cuốn sách của Trung Quốc vừa mới được dịch và xuất bản ở Việt Nam: Đạo mộ bút ký. Về sử liệu, Trung Quốc không có chủ quyền ở 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trước 1909. Nhưng Đạo mộ bút ký lại dựng nên một lịch sử hoạt động của nhân vật từ đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh... Điều đau khổ là họ viết hay quá, nên nhiều người thích thành ra đó là một cuộc xâm lăng của sức mạnh mềm mà chúng ta không cảnh giác hoặc chưa có biện pháp ngăn chặn. Cũng tại diễn đàn này, Trần Ngọc Vương đặt ra câu hỏi: Tại sao viết về Con Hồng Cháu Lạc thì được mà nhà văn lại không viết về Trường Sa, Hoàng Sa hay chống lại luận điệu và âm mưu của Trung Quốc?".

23/05/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : Tòa nhân dân tối cao nên sớm thụ lí vụ án Vườn Vải

Đã có một hội thảo về Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ và thảm án Lê Chi viên, vào năm 2004. Trong đó, có một ý kiến như vậy được đưa ra.

Còn nếu xem văn chương đương đại Việt Nam "cấu tưởng" về Nguyễn Thị Lộ như thế nào, có thể đọc một truyện ngắn sau Đổi Mới của Nguyễn Huy Thiệp, ở đây. Theo tôi, đây là một truyện ngắn đáng chán, cả về nội dung và nghệ thuật.

12/05/2015

Phạm Thị Hoài tiếp tục và liên tục "bóc hành"

Mãi đến bây giờ (cũng có gợi ý từ entry trước), thì mới định rõ được đặc chất của văn chương Phạm Thị Hoài. Đó chính là "văn chương bóc hành". Khi dùng "văn chương bóc hành" thì ta sẽ "bóc hành" được cả Mê lộ, hay Thiên sứ,...Có lẽ nên đặt riêng ra một mạch văn chương Việt bằng cái tên ấy.

09/05/2015

"Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" của Nguyễn Đổng Chi (bài của con trai, 1996 - 2015)

Bài kí tên Hy Tuệ, và ở dưới chú thích là "Nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Nội". 

Đây là bút danh của người con trai học giả Nguyễn Đổng Chi, tức học giả Nguyễn Huệ Chi.

02/05/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : nhà văn Đại Việt bây giờ chỉ giỏi ta thán

Đó là chuyện của nhà văn Hồ Anh Thái. Một người ở ngành ngoại giao, đi đó đi đây. Mình bất ngờ với cách nhìn của ông (xem ở dưới).

Ông ta thán dân Việt, nhưng hình như, cái đám Vịt ấy không có Hồ Anh Thái ở trong đó ?

Cuộc chiến 1954 - 1975 nhìn lại, từ nhiều phía (12) : một bác sĩ nói về thơ tiếng Việt hải ngoại 40 năm

Có một bác sĩ ở hải ngoại lâu nay hay viết về thơ tiếng Việt. Đồng thời cũng là một nhà thơ tiếng Việt ở hải ngoại.

23/04/2015

Đạo đức của người lính, nhắc trước mỗi lần ra trận

Giương cung phải giương khoẻ
Vót tên phải vót dài. 
Bắn người nhằm ngựa nổ, 
Bắt giặc nhằm vua truy. 
Giết người có hạn độ, 
Mỗi nước có biên thuỳ. 
Miễn chặn xâm lăng lại, 
Giết hại nhiều mà chi!

(挽弓当挽强,用箭当用长。
射人先射马,擒贼先擒王。
杀人亦有限,列国自有疆。
苟能制侵陵,岂在多杀伤)

09/04/2015

Bà Đoàn Thị Điểm là bà Điểm nào ?

Hôm trước, đã nhắc qua về tài tập cổ của bà Đoàn Thị Điểm (bà sử dụng lại một câu trong thơ của Lý Bạch để phóng tác ra cả bài). Đại khái là câu "Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung" (ở đây).

02/04/2015

Cây xanh ở Ba Đình sẽ hỏi thăm chú bé Khoa

Chú bé Khoa ở đây là nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tác giả của bài thơ "Hà Nội" được cho là viết năm 1969 (hôm trước, tôi đã cho đăng lại từ bản trực tuyến của Thi Viện, ở đây).

Trong bài đó, theo chính nhà thơ Trần Đăng Khoa, thì có hai dòng sau:

"Mấy năm giặc bắn phá 
Ba Đình vẫn xanh cây"

28/03/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : "rừng quế mỡ đã cháy khô"

Mình lấy bài về đây, nhưng bỏ đi những ghi chú rườm rà của nguyên bản (đảm bảo không làm phương hại đến nội dung). Bài thơ đã xuất hiện từ 8 năm trước. Trong đó có những câu như:

"rừng quế mỡ đã cháy khô
xa trông chỉ thấy những ô đầu trọc
dưới chân đồi xác xe min hóa rác"

25/03/2015

Hà Nội một đêm năm 1972 - thơ Lưu Quang Vũ

Tên bài thơ là "Ghi vội một đêm 1972". Một chàng trai Hà Nội viết về Hà Nội dưới mưa bom bão đạn 1972. 

Trước đó, cũng về Hà Nội, có bài của chú bé Khoa lên Hà Nội những năm 1968 - 1969 (ở đây).

07/01/2015

Cụ Bá làng Vũ Đại

Nhìn chung là nhà cụ Bá rất độc, đến cả tám đời chủ cũng đã lụi tàn.

Xem lại cảnh nhà cụ Bá. Còn về anh Chí thì có thể đọc lại ở đây.

30/12/2014

Văn học miền Nam 1954-1975, từ những góc nhìn

Thuần túy tư liệu lưu, từ nhiều góc nhìn khác nhau, về một hội thảo với chủ đề là văn học miền Nam 1954-1975 mới được tổ chức ở hải ngoại.

Bổ sung dần dần và từ từ.