Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/11/2020

Về tiếng Việt, chữ Việt, người Việt trong tranh luận trên mạng cuối năm 2020

Liếc thấy có tranh luận của nhóm các bác cao niên Nguyễn Hải Hoành, Trần Xuân Hoài và các anh em nhóm trẻ tuổi, ở trên không gian mạng, một ít ngày gần đây.

Mình với tư cách người quan sát, sẽ đưa dần các bài về đây.

Thật ra, với cụ Hoành, mình đã có một ghi chép nhanh hồi tháng 8 năm 2020, ở đây. Bận mải nên còn chưa có dịp quay trở lại với các ghi chép nhanh ấy.

Ở dịp cuối năm 2020 này, mở đầu là bài của bác Hoành trên Tia Sáng. Sau đó, là bổ sung dán dần ở dưới.


Tháng 11 năm 2020,

Giao Blog


---



Nguyễn Hải Hoành

Giới thiệu

Tiến sĩ chuyên ngành tự động hóa GTVT, Học viện Kỹ sư GTVT Moskva, MIIT. Dịch giả tự do.

https://tiasang.com.vn/tac-gia/nguyen-hai-hoanh-124










Được coi là đại diện cho ngôn ngữ, chữ viết in đậm dấu vết chặng đường một dân tộc đã đi qua. Vì thế cần nghiên cứu lịch sử các loại chữ viết dân tộc ta từng sử dụng trong hơn 2000 năm qua. Đó là chữ Nho, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Bài này sẽ bàn về nguồn gốc và mối tương quan của ba loại chữ viết đó.

Vào khoảng thế kỷ II trước CN, khi phong kiến Trung Quốc chiếm nước ta và bắt dân ta học chữ Hán, tổ tiên ta đã học theo cách đọc chữ bằng tiếng Việt mà không đọc bằng tiếng Hán, và gọi chữ Hán đã Việt hóa phần ngữ âm là chữ Nho. Mỗi chữ Nho ứng với một âm Hán - Việt. Như vậy, người Việt chỉ học chữ mà không học tiếng Hán, nhờ thế học chữ Hán dễ hơn và có chữ để dùng.

 

Nhờ có chữ viết, dân tộc ta thoát khỏi thời tiền sử lạc hậu, tiến sang thời đại văn minh có chữ để ghi lại lịch sử. Việc dùng chữ Hán mà không nói tiếng Hán còn giúp dân ta một mặt vẫn đạt yêu cầu học chữ của kẻ cai trị, mặt khác lại giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ, qua đó tránh được thảm họa ngôn ngữ bị Hán hóa, dân tộc bị Trung Quốc hóa sau nghìn năm Bắc thuộc. Rõ ràng, chữ Nho là một sáng tạo ngôn ngữ xuất sắc của người Việt.

 

Chữ Hán chủ yếu là loại chữ biểu ý (chữ ghi ý, ideograph), tương tự những chữ tượng hình vẽ con vật hoặc chữ số 1, 2, 3… , các dân tộc đều hiểu ý nghĩa của các ký hiệu biểu ý ấy nhưng đọc bằng tiếng của họ. Tổ tiên ta đã lợi dụng tính chất đó để đọc chữ Hán bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Nhưng vì là chữ Hán mượn về nên chữ Nho vẫn là chữ biểu ý và không ghi được hệ ngữ âm của tiếng Việt. Trên thực tế chữ Nho không ghi được được ngôn ngữ của tầng lớp bình dân, chỉ một số ít người trong giới quan lại và giới tinh hoa biết dùng, và chỉ dùng để viết (bút đàm), không dùng để nói.

 

Để sửa nhược điểm ấy, vào khoảng từ thế kỷ XII, tổ tiên ta đã dùng các ký tự vuông gốc chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, qua đó làm ra chữ Nôm. Đây là bước thử nghiệm tiến tới tạo một loại chữ biểu âm (chữ ghi âm, phonograph) ghi được tất cả các âm tiếng Việt.

Sau mấy thế kỷ phát triển và hoàn thiện, chữ Nôm đã đạt mức ghi được hầu như gần hết âm tiếng Việt đã dùng. Có thể thấy điều đó từ các tác phẩm chữ Nôm như Truyện Kiều. Ảnh: Truyện Kiều bản Liễu Văn Đường 1866. Nguồn: Hội Bảo tồn Di sản Chữ Nôm.

 

Chữ Nôm được xây dựng trên cơ sở chữ Hán đọc theo âm Hán-Việt, kết hợp cả hai yếu tố biểu ý và biểu âm. Ban đầu chữ Nôm mượn dạng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, dần dần ghép hai chữ Hán để tạo ra một chữ mới, một phần gợi âm, một phần gợi ý, được dùng ngày càng nhiều và có hệ thống hơn. Tương tự chữ Hán, mỗi chữ Nôm thể hiện một âm tiết. Vì tiếng Việt giàu âm tiết nên có rất nhiều chữ Nôm. “Từ điển Chữ Nôm dẫn giải” của GS Nguyễn Quang Hồng sưu tầm 9.450 chữ Nôm trong đó có gần 3.000 chữ Nôm tự tạo, ghi 14.519 âm tiết tiếng Việt.

 

Chữ Nôm từng có thời được gọi là “Quốc ngữ” hoặc “Quốc âm”, tức chữ của “tiếng nói nước ta”. Tuy không phải là chữ Hán nhưng do cấu tạo trên nền tảng chữ Hán nên chữ Nôm phụ thuộc vào chữ Hán, khó học (biết chữ Nho mới học được chữ Nôm), khó phổ cập, lại chưa được đông đảo giới trí thức và chính quyền phong kiến nước ta thừa nhận. Vì vậy việc phát triển và hoàn thiện chữ Nôm gặp nhiều khó khăn. Tuy thế, văn thơ chữ Nôm, tức văn thơ tiếng Việt, do nói lên được tiếng nói và nỗi lòng của người bình dân nên đã tỏ ra trội hơn hẳn văn thơ chữ Nho, từng làm nên nền văn học chữ Nôm tỏa sáng rực rỡ với những tác phẩm tiếng Việt của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV), Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ XVI), Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương (thế kỷ XVIII-XIX) v.v…

 

Sau mấy thế kỷ phát triển và hoàn thiện, chữ Nôm đã đạt mức ghi được hầu như gần hết âm tiếng Việt đã dùng. Có thể thấy điều đó từ các tác phẩm chữ Nôm như Truyện Kiều… và bản dịch chữ Nôm các tác phẩm chữ Hán như Truyền kỳ mạn lục, Chinh phụ ngâm khúc, v.v.. Trong 200 năm sau khi chữ Quốc ngữ đã ra đời nhưng chưa được sử dụng, các linh mục Công giáo đều dùng chữ Nôm để viết tài liệu giảng đạo.

 

Dù sao, vì các ký tự vuông trong chữ Nôm không phải là chữ cái có thể ghép vần cho nên mức độ ghi âm tiếng Việt còn kém chính xác, nhiều chữ phải đoán âm đọc.

 

Thế kỷ XVII, các giáo sĩ Dòng Tên Francisco de Pina, Antonio Barbosa, Gaspar do Amaral, António de Fontes, Alexandre de Rhodes v.v… đến nước ta truyền giáo. Dòng Tên mang tên Chúa Jesus cao cả, chỉ tuyển người có học vị tiến sĩ1, yêu cầu nhà truyền giáo phải thông thạo ngôn ngữ và tuân theo phong tục tập quán của dân bản xứ.

 

Như đã biết, cha Francisco de Pina đến Việt Nam năm 1617, chỉ ba năm sau đã cùng các giáo sĩ khác biên soạn tài liệu giáo lý bằng chữ Nôm. Giáo sĩ Girolamo Maiorica trong khoảng 1632-1656, đã viết 45 tác phẩm lớn nhỏ bằng chữ Nôm, nổi tiếng nhất là cuốn Các Thánh Truyện viết năm 16462. Kho lưu trữ thư tịch chữ Nôm hiện còn giữ được nhiều tài liệu của các giáo sĩ  Gaspar d’ Amaral, Antoine Barbosa…

 

Vì đối tượng truyền giáo là nông dân, ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi nên dĩ nhiên các tài liệu giảng đạo chữ Nôm phải dùng từ ngữ của dân thường. Từ đây có thể suy ra hai điểm:

 

- Thứ nhất, chữ Nôm thời đó đã ghi được phần lớn các âm “thuần Việt” dân dã;      

 

- Thứ hai, các vị giáo sĩ rất giỏi chữ Nôm ấy không thể không nhận thấy đây thực sự là loại chữ có yếu tố biểu âm ghi được hệ thống ngữ âm của tiếng Việt; nhưng chỉ vì dùng ký tự vuông của Hán ngữ nên ghi âm chưa thật chính xác, và khó học, khó phổ cập. Họ cũng hiểu rằng việc chữ Nôm đã tồn tại 500 năm và từng làm nên những tuyệt tác văn thơ chứng tỏ tiếng Việt thích hợp với chữ biểu âm. Ngày nay, ngôn ngữ học hiện đại cho biết tiếng Việt và tiếng Hán tuy đều là ngôn ngữ đơn âm tiết nhưng chỉ tiếng Việt do giàu âm tiết nên mới thích hợp với chữ biểu âm.3

 

Với nhận thức như vậy, các giáo sĩ-bậc thầy ngôn ngữ học kể trên dĩ nhiên đã nảy ra ý tưởng dùng chữ cái La tinh để phiên âm chữ Nôm, biến thứ chữ có yếu tố biểu âm Hán hóa ấy thành thứ chữ biểu âm La tinh hóa dễ học dễ dùng cho việc truyền giáo của họ.

Rõ ràng, phiên âm một thứ tiếng đã có chữ viết ghi lại âm của tiếng đó thì đơn giản nhiều so với việc phiên âm một thứ tiếng chưa có chữ viết - ở thời xưa, đó là một công trình lao động sáng tạo cực kỳ phức tạp, cần nhiều người làm trong hàng trăm năm.

 

Thực tế cho thấy, các giáo sĩ kể trên dù ít người và làm việc phân tán nhưng đã tạo ra chữ Quốc ngữ trong thời gian ngắn kỷ lục: từ năm 1617 đến 1649.4 Họ đã nhanh chóng tìm ra các chữ cái La tinh phù hợp thay cho các ký tự vuông ghi âm tiếng Việt trong chữ Nôm. Năm 1617 Francisco de Pina đến Đàng Trong, năm 1619 đã viết xong một bản từ vựng tiếng Việt bằng chữ La tinh. Năm 1631 Gaspar d’ Amaral đến Đàng Ngoài, năm sau đã ghi âm rất tốt tiếng Việt, đến năm 1634 đã làm xong một cuốn từ vựng tiếng Việt. Trong mấy cuộc gặp tại Macao (1630-1631), các giáo sĩ đã xác định được 6 thanh điệu và tính đơn âm tiết của tiếng Việt. Năm 1649 Rhodes rời Việt Nam mang theo bản thảo Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum). Năm 1651 Từ điển này được in và xuất bản tại Roma, đánh dấu chữ Quốc ngữ Việt Nam chính thức ra đời.

 

Trong mấy chục năm làm chữ Quốc ngữ, các giáo sĩ đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, chủ yếu do hệ thống ngữ âm của tiếng Việt cực kỳ phong phú và mới lạ. Vấn đề phức tạp nhất là phải sáng tạo ra hệ thống ký hiệu thể hiện được các thanh điệu sắc, huyền, hỏi. ngã, nặng, và các con chữ thể hiện được các ngữ âm không có trong bộ chữ La tinh như ă, â, ê, ơ, ô, ư, đ. Bộ ký hiệu và con chữ ấy làm nên cái gọi là “giày và mũ” trong nhận xét của một học giả nổi tiếng Trung Quốc: “Chữ viết của Việt Nam sau khi phiên âm hóa, đầu đội mũ, chân đi giày, rất nực cười.”5. Thực ra “mũ, giày” ấy là những sáng tạo hợp lý tới mức người Việt xưa nay đều không chấp nhận bất cứ thứ chữ Quốc ngữ nào không có các ký hiệu và con chữ đó. Ngoài ra các giáo sĩ thông thái ấy đã hiệu chỉnh các âm tiếng Việt mà chữ Nôm chưa ghi được chính xác, và hiện đại hóa phần ngữ pháp của chữ viết, như áp dụng các dấu ngắt câu, ngắt đoạn, viết hoa v.v…

 

Các nhà nghiên cứu ở Viện Hán Nôm sưu tập tư liệu chữ Hán, Nôm trong các thư khố của Pháp. Ảnh: Fb Nguyễn Tuấn Cường.

 

Chữ Quốc ngữ có hình dạng khác xa chữ Nôm, nhưng về bản chất, cả hai đều là các hệ chữ viết ghi âm tiếng Việt; chữ Quốc ngữ trong Từ điển Việt-Bồ-La thể hiện rất rõ mối tương quan với cấu tạo chữ Nôm 6.

 

Cuối cùng, các giáo sĩ Dòng Tên kể trên đã phiên âm và biến đổi chữ Nôm thành một thứ chữ biểu âm La tinh hóa về sau gọi là chữ Quốc ngữ. Như vậy chữ Quốc ngữ chính là chữ Nôm được La tinh hóa và hiện đại hóa.

 

Giả sử thời ấy chưa có chữ Nôm, chỉ có chữ Nho, thì việc làm chữ của các giáo sĩ sẽ vô cùng khó khăn vì chữ Nho vốn là chữ Hán. Thực tiễn cải cách chữ viết ở Trung Quốc đã chứng tỏ không thể dùng bất cứ bộ chữ cái nào để phiên âm chữ Hán thành chữ biểu âm.

 

Năm 1582 giáo sĩ Dòng Tên người Ý Matteo Ricci đến Trung Quốc truyền giáo. Ông rất giỏi Hán ngữ, đã dành nhiều năm nghiên cứu cách phiên âm chữ Hán. Năm 1605 Ricci đưa ra phương án phiên âm chữ Hán bằng chữ cái La tinh, nhưng phương án này chỉ giúp người Âu học chữ Hán dễ hơn, chứ chưa phải là một loại chữ viết mới. Về sau, giới trí thức Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu theo phương hướng của Ricci nhằm mục tiêu tạo ra một thứ chữ biểu âm có thể thay thế chữ Hán mà họ muốn loại bỏ. Nhưng mọi cố gắng ấy đều bất thành. Năm 1958 Ủy ban Cải cách chữ viết Trung Quốc làm ra Phương án phiên âm (Pinyin) Hán ngữ dùng chữ cái La tinh, nhưng chỉ có tác dụng phụ trợ là ghi chú âm cho chữ Hán, không phải là một loại chữ viết. Từ đầu năm 1986 Nhà nước Trung Quốc không còn nhắc tới mục tiêu tạo ra loại chữ biểu âm thay cho chữ Hán.

 

Tóm lại, việc dùng chữ cái La tinh phiên âm chữ Nôm đã thành công ngay từ đầu thế kỷ XVII trong khi mọi cố gắng phiên âm chữ Hán cho tới nay vẫn chưa có kết quả. Vì sao vậy? Vì chữ Nôm có yếu tố biểu âm, chữ Hán không có yếu tố ấy. Nói cách khác, không có chữ Nôm thì các giáo sĩ đáng kính nói trên sẽ không làm được chữ Quốc ngữ. Đến đây có thể kết luận: Bằng việc sáng tạo chữ Nôm, tổ tiên ta đã góp phần quan trọng dẫn đến sự hình thành chữ Quốc ngữ.

 

***

Đã hơn trăm năm nay nước ta chính thức sử dụng chữ Quốc ngữ, thứ chữ viết được các nhà trí thức tiên tiến đầu thế kỷ XX ca ngợi là Hồn của đất nước, công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ người Việt. Lẽ tự nhiên, dân tộc Việt Nam giàu truyền thống nhân văn uống nước nhớ nguồn không bao giờ quên công lao của những người đã góp phần làm ra loại chữ viết kỳ diệu ấy. Đáng tiếc là cho tới nay công luận trong nước vẫn chưa nhất trí chọn được các nhân vật tiêu biểu cần vinh danh, và cơ quan công quyền có trách nhiệm thay mặt dân giải quyết vấn đề này dường như cũng chưa tỏ thái độ rõ ràng. Đây không phải là công việc quá khó. Để tình trạng trên kéo dài sẽ không có lợi cho hình ảnh một dân tộc văn minh. Vấn đề này đã đến lúc cần bàn thảo rộng rãi và chính quyền cần sớm có kết luận cùng hành động tri ân.

 

Thời thuộc Pháp, có thể vì để đề cao “mẫu quốc” mà các sách giáo khoa ở ta đều quy công trạng làm ra chữ Quốc ngữ cho giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes. Quan điểm ấy trở thành chính thống trong một thời gian dài. Gần đây dư luận yêu cầu ghi công các giáo sĩ không phải người Pháp như Francisco de Pina, Antonio Barbosa, Gaspar d’Amaral, António de Fontes… và đóng góp của cộng đồng giáo dân miền Nam nước ta từng giúp các nhà truyền giáo học tiếng Việt, và đóng vai trò “thẩm định” trong quá trình thí điểm sử dụng chữ Quốc ngữ. Sự thay đổi quan điểm như vậy là hợp tình hợp lý.

 

Chúng tôi cho rằng dù thế nào cũng phải mãi mãi tôn vinh công trạng làm ra chữ Nôm của tổ tiên ta, một sáng tạo ngôn ngữ góp phần quyết định sự hình thành chữ Quốc ngữ  –– thành quả kết hợp trí tuệ của nền văn minh Việt với nền văn minh Ki Tô giáo. 

 

Tiếng nói của các dân tộc ở gần nhau thường ảnh hưởng lẫn nhau. Trong bốn nước từng sử dụng chữ Hán, tiếng Việt và tiếng Hán cùng là ngôn ngữ đơn âm tiết (còn gọi đơn lập, monosyllabic) cho nên tiếng Việt rất dễ chịu ảnh hưởng của tiếng Hán, dễ bị Hán hóa khi phong kiến Trung Quốc chiếm đóng nước ta hơn 10 thế kỷ. Tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên thuộc loại ngôn ngữ chắp dính nên không dễ bị Hán hóa. Thế nhưng Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc vẫn giữ được “Tiếng ta còn, nước ta còn”.

 

Ghi chú:

[1]  https://tuoitre.vn/chu-quoc-ngu-nhung-nguoi-dau-tien-khai-sang-20191206213804476.htm

[2]  https://vi.wikipedia.org/wiki/Girolamo_Maiorica . Lã Minh Hằng: “Đôi nét về thư tịch Hán Nôm Công giáo tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm”

[3]  Nguyễn Hải Hoành: “Một vài tìm tòi về ngôn ngữ”. TC Tia Sáng số 11 (5/6/2020)

[4]  Phạm Thị Kiều Ly: “Lịch sử chữ Quốc ngữ từ 1615 đến 1861: Quá trình La-tinh hóa tiếng Việt trong trào lưu ngữ học truyền giáo”. TC Tia Sáng số   (2019).

[5]  Nguyễn Hải Hoành: “Sao lại nói chữ Quốc ngữ Việt Nam rất nực cười?”

[6]  Nguyễn Ngọc Quân: “Chữ Quốc ngữ trong Từ điển Việt-Bồ-La trong tương quan với cấu tạo chữ Nôm đương thời”.











Chữ Quốc ngữ muôn năm !

27/01/2020 06:30 - Nguyễn Hải Hoành


Chữ Quốc ngữ gắn liền với tiếng Việt như hình với bóng có thể làm tốt nhất chức năng ghi chép, trao đổi, kế thừa và phát huy trí tuệ của dân tộc ta.


Học giả Phạm Quỳnh là một trong những người tiên phong cổ vũ chữ Quốc ngữ. Nguồn ảnh: Tư liệu của TS Nguyễn Thụy Phương chụp Tạp chí L’Asie Nouvelle xuất bản năm 1937.


Nước ta bao đời nay chỉ dùng tiếng Việt, tức tiếng nói của dân tộc Kinh chiếm đa số tuyệt đối trong cộng đồng 54 dân tộc. Tiếc thay dân tộc ta có chữ viết quá muộn, vì thế nền văn minh Việt Nam phát triển chậm.

Chữ viết đầu tiên ta dùng là chữ Hán do người Trung Quốc mang đến khi họ xâm chiếm nước ta khoảng hơn 2000 năm trước. Đó là loại chữ biểu ý (ideograph) tách rời tiếng nói, vì thế tổ tiên ta đã nghĩ ra cách đọc chữ Hán theo âm tiếng Việt; nhờ đó mượn được chữ Hán làm chữ của mình, và gọi thứ chữ đã Việt Nam hóa phần ngữ âm ấy là chữ Nho. Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc ta dùng chữ Hán nhưng không nói tiếng Hán, nhờ vậy đã giữ nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ, tránh được thảm họa tiếng Việt bị diệt vong bởi sự đồng hóa ngôn ngữ của văn minh Trung Hoa. Nguyên lý bài học giữ nước ấy của tổ tiên ta được học giả Phạm Quỳnh tóm tắt trong câu nói “Tiếng ta còn (thì) nước ta còn!”.

Nhưng chữ Hán không ghi được tiếng Việt, vì thế không phản ánh được tâm tư tình cảm của dân ta, chỉ được tầng lớp trên độc quyền sử dụng trong một số lĩnh vực hẹp. Để thoát khỏi hạn chế đó, thế kỷ XII tổ tiên ta làm ra chữ Nôm ghi được tiếng Việt. Chữ Nôm cấu tạo trên nền tảng chữ Hán, biết chữ Hán mới học được chữ Nôm. Vì khó học khó dùng lại không được chính quyền thừa nhận nên rốt cuộc chữ Nôm bị loại bỏ. Nhưng văn học chữ Nôm với các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… đã tỏ ra hơn hẳn văn học chữ Nho.

May sao cuối cùng chúng ta được thừa hưởng chữ Quốc ngữ, một loại chữ biểu âm (phonograph) Latinh hóa thích hợp với tiếng Việt, do các nhà truyền đạo Kitô sáng tạo vào thế kỷ XVII. Đây là món quà vô giá mà văn minh phương Tây, văn minh Kitô giáo tặng cho dân tộc Việt Nam. Chữ Quốc ngữ đã đưa nước ta tiến sang một thời kỳ phát triển mới.

***

Với ưu điểm ghi được toàn bộ ngữ âm tiếng Việt, lại dễ học, dễ nhớ, chữ Quốc ngữ đã nhanh chóng được dân ta tiếp nhận. Các nhà Nho tiên tiến đi đầu truyền bá loại chữ mới này và lên án chữ Hán đã kìm hãm xã hội ta. Tiến sĩ Hán học Trần Quý Cáp nói "chữ Quốc ngữ là hồn trong nước, phải đem ra tính trước dân ta". Phó bảng Phan Châu Trinh nhận xét việc học chữ Hán “khiến cho người nước ta tối tăm, mù mịt, mềm yếu, ươn hèn” (“Thư gửi toàn quyền Đông Dương” 8/1906, viết chữ Hán, Ngô Đức Kế dịch) và hô hào "Không bỏ chữ Hán thì không cứu được nước Nam". Cũng có một số ít nhà Nho phản đối chữ Quốc ngữ, chê thứ chữ này ngoằn ngoèo như con giun lại chẳng có ý nghĩa gì cả. Nhưng họ không ngăn cản được xu hướng ủng hộ chữ Quốc ngữ của số đông.

Hơn ai hết, giới nhà Nho tiến bộ hiểu rõ các nhược điểm của chữ Hán – khó học, khó nhớ, khó viết, khó dùng, không ghi được tiếng Việt – do đó họ thấy ngay các ưu điểm của  chữ Quốc ngữ. Đây là chữ viết của toàn dân, không như chữ Hán chỉ tầng lớp trên độc quyền sử dụng, qua đó độc quyền tri thức. Hầu hết nhà Nho làm nghề dạy học, cho nên họ đi đầu dạy thứ chữ mới này. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục đầu tiên tổ chức dạy Quốc ngữ với quy mô lớn giữa Thủ đô, thu kết quả bất ngờ. Xuất hiện cảnh tượng chưa từng thấy: Trường Nghĩa thục đứng đầu dạy dỗ/ Khắp ba mươi sáu phố Hà thành/ Gái trai nô nức học hành/ Giáo sư tám lớp, học sinh non ngàn…

Các nhà cách mạng Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục đã sử dụng phong trào học chữ Quốc ngữ để phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng đất nước theo phương châm Khai dân tríchấn dân khí, hậu dân sinh, với khai dân trí là trước hết dạy dân học; khi biết chữ dân chúng sẽ tự giác đấu tranh đòi độc lập, tự do, dân chủ.

Ngôn ngữ là công cụ tư duy; chữ viết là công cụ ghi chép ngôn ngữ, tức ghi chép tư duy. Khi chưa có chữ viết thì tư duy không được ghi lại, do đó không được lưu trữ và giao lưu, kế thừa; vì thế trí tuệ bị kìm hãm không phát triển được. Chữ Quốc ngữ gắn liền với tiếng Việt như hình với bóng có thể làm tốt nhất chức năng ghi chép, trao đổi, kế thừa và phát huy trí tuệ của dân tộc ta. Chữ Hán tách rời tiếng Việt, và chữ Nôm khó hơn chữ Hán không làm được chức năng đó. Học giả Phạm Quỳnh nói "chữ Quốc ngữ là công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ người Việt Nam".

Chữ Quốc ngữ là công cụ tốt nhất để dịch các ngôn ngữ khác thành tiếng Việt, nhờ thế dân tộc ta biết tới các thành quả tiến bộ xã hội của nhân loại. Ngay từ năm 1907 Ban Tu thư Đông Kinh Nghĩa Thục đã chuyển được nội dung nhiều “Tân thư” chữ Hán-Nhật thành chữ Quốc ngữ và in ra, phát không cho đồng bào. Lần đầu tiên những tư tưởng tiên tiến như bình đẳng, tự do, dân chủ, nhân quyền… du nhập đã thức tỉnh dân ta. "Hải ngoại Huyết thư" Phan Bội Châu viết bằng chữ Hán được nhà Nho Lê Đại chuyển thành thơ Quốc ngữ với những câu kích động lòng yêu nước như "Cờ độc lập xa trông phấp phới, Kéo nhau ra đòi lại nước nhà" được đồng bào học thuộc lòng truyền đi khắp nơi đã khiến thực dân Pháp hoảng sợ. Từ đó trở đi tất cả các phong trào chính trị đều dùng chữ Quốc ngữ để truyền bá học thuyết, quan điểm của mình. Chữ Quốc ngữ đã góp phần quyết định nâng cao dân trí, qua đó thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách thực dân phong kiến tiến tới thắng lợi cuối cùng.



Nguyễn Văn Vĩnh (người đội mũ phớt trắng), một trong những người làm báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ ở Bắc Kỳ  tại hội chợ Marseille năm 1906. Sau đó, Nguyễn Văn Vĩnh trở về với lòng tin, rằng chỉ có báo chí sẽ chứng minh được với người dân thứ chữ viết bằng chữ cái Latinh dễ học đến nhường nào, và nó hay đến thế nào… Nguồn: Nguyễn Lân Bình.


Chữ Quốc ngữ có khả năng chuyển được kho tàng tri thức văn minh nhân loại thành tiếng Việt, qua đó giúp dân ta thừa hưởng các thành tựu khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội-nhân văn và văn học nghệ thuật của thế giới, đẩy lùi các quan điểm lạc hậu và nạn mê tín dị đoan, thực hiện hiện đại hóa xã hội. Năm 1881 "Gia Định Báo" đăng nhiều kỳ bản tiếng Việt tác phẩm văn học phương Tây đầu tiên do Trương Minh Ký dịch, đánh dấu sự ra đời ngành dịch thuật ở ta. Trong thế kỷ XX ngành này phát triển mạnh, hầu hết tác phẩm lớn của văn học nước ngoài đã được người Việt biết tới. Các thư tịch chữ Nho, Nôm của tổ tiên ta đều phải dịch ra Quốc ngữ thì con cháu mới có thể đọc hiểu. Năm 1875, Trương Vĩnh Ký cho ra mắt Truyện Kiều bản chữ Quốc ngữ, được nhiệt liệt hoan nghênh. Cho tới nay nhiều thư tịch Hán Nôm đều đã được chuyển ngữ thành Quốc ngữ, nhờ thế các thế hệ sau không bị đứt quãng với di sản văn hóa cổ.

Chữ Quốc ngữ thuận tiện nhất dùng để viết văn, làm thơ… qua đó hình thành nền văn học tiếng Việt của toàn dân, không như văn học Hán/Nôm chỉ do tầng lớp trên độc quyền sở hữu. Năm 1887 Sài Gòn xuất bản tiểu thuyết chữ Quốc ngữ "Thầy Lazaro Phiền" của Nguyễn Trọng Quản, đánh dấu sự ra đời văn học tiểu thuyết tiếng Việt. Tại Hà Nội năm 1925 Hoàng Ngọc Phách cho ra mắt "Tố Tâm", tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên ở miền Bắc. Trong thế kỷ XX văn học tiếng Việt phát triển như vũ bão, xuất hiện nhiều nhà văn nhà thơ nổi tiếng. Chữ Quốc ngữ đã góp phần quan trọng hình thành Thơ Mới, loại thơ không tuân theo luật của thơ cổ.

Do giúp chuyển tải nhanh chóng các kiến thức thể hiện bằng chữ alphabet của văn minh phương Tây, như toán học, hóa học, vật lý học… nên chữ Quốc ngữ trở thành bà đỡ cho sự ra đời ngành giáo dục toàn dân ở nước ta.  Năm 1906, phong trào Duy Tân đi đầu mở hàng chục trường dân lập dạy chữ Quốc ngữ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, gây nên cao trào học chữ trong cả nước, nổi bật là Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội. Cao trào đó tạo sức ép khiến chính quyền cai trị phải mở trường dạy chữ Quốc ngữ ở các tỉnh, hình thành hệ thống giáo dục toàn dân.

Chữ Quốc ngữ góp phần quyết định sự ra đời ngành thông tin, truyền thông, đầu tiên là báo chí, xuất bản. Ngày 15/4/1865, tờ “Gia Định báo” in chữ Quốc ngữ ra mắt số đầu tiên, đánh dấu sự xuất hiện "Quyền lực thứ 4" ở Việt Nam. Ngành báo chí nhanh chóng phát triển, làm cho đời sống tinh thần dân ta trong một thời gian ngắn có bước tiến chưa từng thấy theo hướng dân chủ hóa. Báo chí trở thành nơi gây dựng phong trào viết tiếng Việt.

Cũng vậy, nước ta khó có thể phát triển được ngành xuất bản, bưu chính viễn thông nhanh đến vậy nếu không dùng chữ Quốc ngữ. Chữ alphabet thuận tiện cho việc chế tạo và dùng máy chữ, sắp chữ in, mã hóa chữ thành tín hiệu điện…

Việc sử dụng chữ Quốc ngữ đã tạo điều kiện hình thành tầng lớp trí thức mới, với đại diện đầu tiên là những người tiếp thu tốt cả hai nền văn minh Đông và Tây như Phan Châu Trinh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Quỳnh… Họ đả phá thói xấu xưa sùng bái chữ Hán nay sùng bái tiếng Pháp, chung kiếp làm nô lệ tinh thần cho nước ngoài (lời Phạm Quỳnh). Họ đi đầu phong trào viết tiếng Việt, ra sức xây dựng nền văn học Việt Nam độc lập tự chủ.

Chữ Quốc ngữ còn giúp nước ta "Thoát Hán" về ngôn ngữ. Việt Nam, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên thời xưa đều dùng chữ Hán. Sau khi thấy mặt hạn chế của thứ chữ ấy, cả ba xứ đều tìm cách thoát ra. Thế kỷ XV bán đảo Triều Tiên làm được chữ Hangul là loại chữ ghi âm có thể thay chữ Hán; nhưng phải đến năm 1948 hai miền Nam, Bắc Triều Tiên mới chính thức bỏ chữ Hán, chỉ dùng chữ Hangul. Tuy vậy hiện nay Hàn Quốc vẫn phải dùng một số chữ Hán để ghi chú các từ ngữ đòi hỏi chính xác, như họ tên trong giấy Căn cước, từ ngữ pháp lý trong các văn bản,…

Nước ta chính thức bắt đầu "Thoát chữ Hán" từ năm 1919. Chữ Quốc ngữ đã cứu dân tộc ta tránh được nguy cơ bị người Pháp đồng hóa về ngôn ngữ.

Người Nhật thuở xưa dùng rất nhiều chữ Hán để ghi âm tiếng Nhật. Thế kỷ IX họ sáng tạo ra chữ Kana là chữ ghi âm để dùng kèm, nhờ thế giảm được nhiều chữ Hán cần dùng. Thực ra họ có thể chỉ dùng chữ Kana, nhưng vì cho rằng làm thế lợi bất cập hại nên hiện nay vẫn dùng gần 2000 chữ Hán.

Nước ta chính thức bắt đầu "Thoát chữ Hán" từ năm 1919. Chữ Quốc ngữ đã cứu dân tộc ta tránh được nguy cơ bị người Pháp đồng hóa về ngôn ngữ. Thiển nghĩ đó là do thực dân Pháp thấy tiếng Việt và chữ Quốc ngữ có năng lực diễn đạt được các tri thức hiện đại và do đó đáp ứng nhu cầu khai hóa Việt Nam nên đã không buộc dân ta bỏ tiếng mẹ đẻ, chỉ dùng tiếng Pháp – như chúng đã thực hành với nhiều thuộc địa ở châu Phi. Quan điểm tiến bộ này đã tạo thuận lợi củng cố vị trí của chữ Quốc ngữ. Năm 1862 chính quyền Pháp mở trường Thông ngôn Sài Gòn, là trường học đầu tiên ở nước ta dạy chữ Quốc ngữ. Năm 1878 Thống đốc Nam Kỳ ký Nghị định yêu cầu đến năm 1882 toàn bộ giao dịch hành chính phải dùng chữ Quốc ngữ. Ngày 28/12/1918 vua Khải Định ra đạo dụ chính thức bãi bỏ khoa cử kiểu Hán học. Từ 1919, chữ Quốc ngữ được chính quyền thừa nhận là chữ viết duy nhất của Việt Nam.

***

"Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước". Một dân tộc hồn cốt mạnh sẽ có thể hiên ngang sánh vai cùng các dân tộc tiên tiến trên thế giới.

Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm, loại chữ tiên tiến ghi được toàn bộ tiếng nói và suy nghĩ của người Việt, nhìn chữ là đọc được âm, nghe lời nói là viết ra chữ, nói viết cơ bản như nhau; mỗi chữ có một âm đọc duy nhất, ít trường hợp chữ khác nhau mà âm đọc như nhau. Do gắn liền với tiếng nói nên chữ Quốc ngữ có sức sống mãnh liệt và luôn phát triển cùng tiếng Việt. Nhờ dùng chữ cái La tinh, là ký tự tiện lợi, thông dụng nhất, dễ học, dễ mã hóa, cơ khí hóa nên chữ Quốc ngữ dễ kết hợp với nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

Hiển nhiên, như mọi chữ viết khác, chữ Quốc ngữ còn một số nhược điểm, nhưng vì không tác hại lớn nên không cần sửa đổi, bởi lẽ sửa đổi sẽ lợi bất cập hại.

Chữ Quốc ngữ đã đưa nền văn minh Việt Nam tiến sang kỷ nguyên phát triển chưa từng có. Thử tưởng tượng: nếu cho tới nay vẫn dùng chữ Hán hoặc Nôm thì đất nước ta sẽ như thế nào? Rõ ràng chữ Quốc ngữ đã làm một cú hích lịch sử đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi vũng bùn lạc hậu, bước lên quỹ đạo phát triển sáng láng của nhân loại.

Chữ Quốc ngữ muôn năm!

https://tiasang.com.vn/-van-hoa/Chu-Quoc-ngu-muon-nam--22893?fbclid=IwAR3zHvGldFaX30Qrtc4Whvw4GVHZXzH9zBnr8f3xn9wP-1mE4-vQu1Il6_I


..


---


BỔ SUNG


6.

Con gái đang dưỡng bệnh sau đại phẫu, dù chưa đi lại được nhưng cũng đặt mua và gửi Grab cho bố một chiếc gối made in Japan. Nó sợ bố mất ngủ vì đau đầu suy nghĩ trước sự công kích ác ý bất ngờ trên mạng XH. Đúng là con gái mới có lo nghĩ xa như vậy. Con cứ yên tâm. Bây giờ mẹ kèm bố ngồi máy tính, không cho đọc "phía bên kia" nữa rồi. Bạn bè xa gần đều khuyên bình tâm, đừng để bụng tới các loại nhiễu. Được thôi, tôi vẫn lao đầu vào viết những bài báo có tính thông tin. Được cái may là nhiều bạn thích đọc. Xin chân thành cảm ơn tình cảm ấm áp của các bạn.

https://www.facebook.com/haihoanh.nguyen/posts/3857364244275157




5.

Ít khi cả H và M cùng đến thăm, nên mình nghĩ chắc là có chuyện gì. Thì ra họ theo dõi FB thấy mình bị công kích, chụp mũ bằng những lời lẽ thiếu thiện chí của kẻ có chút quyền lực, lại thấy mình không phản đòn nên tưởng mình yếu thế. Cả đến con gái vừa làm đại phẫu xong cũng lo cho mình. H và M ngạc nhiên thấy mình hoàn toàn vui vẻ, đầy sức sống, đang túi bụi với việc giúp 1 anh bạn hoàn thành cuốn sách in 4 thứ tiếng. Mọi người đều khuyên mình nên dahf thời gian cho những việc đáng làm, chớ phân tâm vào những chuyện trời ơi đất hỡi cách nay hàng nghìn năm, ai cũng là thầy bói sờ voi cả mà có kẻ huyênh hoang chỉ họ là đúng còn người khác là sai, ta đây là "hàn lâm" trong ngành Hán-Nôm, người khác đều là "tà đạo". Lập tức ĐT cho con, bảo nó yên tâm mà dưỡng bệnh. Chớ lo bố cuốn vào tranh cãi vô bổ, vô thời hạn, nhỡ bố đột quỵ thì ai trông nom. Yên tâm, con ạ. Bố có nhiều bạn tốt, kể cả bạn mới quen, họ đều khuyên đừng có dây với kẻ không có thiện chí, chỉ nhằm hại người, nên tránh xa chúng như tránh covid, đừng phí lời tranh cãi. Yên tâm nhé. Bố lúc nào cũng đeo khẩu trang đấy!

Hôm qua một bạn FB ních nêm Ai Uy tìm được 1 bài phê phán quan điểm về chữ Nôm của bố, bố liền post ngay. Anh này phê phán 1 cách có thiện chí, những phản biện như thế rất đáng quý.

https://www.facebook.com/haihoanh.nguyen/posts/3856200944391487


4.

Tính sẽ viết một cái gì đó rõ ràng về những thiên kiến của cụ Nguyễn Hải Hoành nhưng mà chưa tiện dịp. Thiên kiến, nếu nói đơn giản chỉ là những nhầm lẫn mang tính từ đầu mà thôi. Tuy nhiên, nhầm lẫn bình thường thì rất dễ sửa, còn "mang tính từ đầu" thì lại hơn khó khăn một chút.
Bây giờ, cứ tạm tích thêm dữ liệu đã. Bài mới nhất cụ về chữ Nôm với chữ Quốc ngữ, đi vào cụ thể sẽ chỉ ra nhiều chỗ chứa đựng thiên kiến.
Nhưng đầu tiên, tạm lưu tư liệu về đã và chỉ ra hai điểm nhỏ nhau.
1). Cụ xem chữ Nôm là sáng tạo kiệt xuất của người Việt.
2). Cụ xem việc chữ Quốc ngữ (tức hệ chữ ghi âm tiếng Việt dựa trên hệ chữ cái Latinh) là xuất phát từ thành tựu về chữ Nôm.
Hai điều cơ bản này đều không đúng. Tôi đặt lại nhanh như sau:
1). Chữ Nôm đúng là sáng tạo của người Việt. Nhưng không phải là sáng tạo kiệt xuất. Nói rõ hơn: một sáng tạo nhưng không phải sáng tạo kiệt xuất ! Một sáng tạo nhàng nhàng bạc nhạc !
2). Chữ Nôm không đóng góp gì cho việc làm ra chữ Quốc ngữ cả. Dẫn chứng lớn nhất: cụ Đắc Lộ là người đã làm ra từ điển Việt - Bồ - La bản in đầu thập niên 1650 ở châu Âu vốn là người không biết một chữ Nôm nào ! Cụ ấy có thể xem là mù chữ Nôm, mà do mù chữ Nôm mới san định được Quốc ngữ !
Tạm vậy đã.
Tháng 8 năm 2020,
Giao Blog
My Comm.: Thì ra vđ là cụ Rhodes có biết chữ Nôm hay không. Cụ học tiếng VN từ giáo sĩ Francisco de Pina, một người cực thạo chữ Nôm và tiếng Việt. Chả lẽ Pina dạy Rhodes học tiếng VN mà không dạy chữ Nôm? Tất cả các giáo sĩ truyền giáo ở VN đều giỏi chữ Nôm? Toàn bộ tài liệu giảng đạo đều do họ soạn = chữ Nôm kia mà? Ông Do Thái này chả lẽ lại chịu thua đồng nghiệp khoản này? Thậm vô lý!
Hình ảnh: Latin hóa chữ Nôm VN

https://www.facebook.com/haihoanh.nguyen/posts/3854216254589956


https://www.facebook.com/haihoanh.nguyen/posts/3854216254589956




3.

Sáng nay mới biết Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường đã gỡ tút "Liêm chính dịch th(u)ật: trường hợp "dịch giả" - TS NHH) vì lý do nhân đạo và trọng xỉ. "
Mời đọc:
Nguyen Tuan Cuong
6 giờ ·
KÍNH CÁO (tút này hiền)
Ba ngày hôm nay tôi đã viết vài tút để thảo luận một cách trực diện và thuần tuý khoa học với GS.TS TXH (facebook TGN) và TS NHH về vấn đề văn tự và ngôn ngữ Việt Nam. Rất tiếc, cho đến thời điểm này, họ vẫn chưa đưa ra bất kì một ý kiến nào để thảo luận lại một cách nghiêm túc, mà thường xuyên chơi trò bỏ bóng đá người. Điều này khiến tôi dù không muốn cũng phải chào tạm biệt sự tôn trọng thường trực của kẻ hậu bối như tôi dành cho lớp tiền bối như họ.
Dính vào cuộc thảo luận này là việc CỰC CHẲNG ĐÃ (các cụ ngày xưa gọi là “chẳng được chớ”), nhưng tôi buộc phải làm vì mấy nguyên nhân sau:
1. Phê phán một số luận điểm nhảm nhí có tính vị chủng (giang hồ gọi là “ngáo Việt”) liên quan tới lĩnh vực Hán Nôm, văn tự, ngôn ngữ mà tôi được đào tạo và có trách nhiệm giữ gìn sự tôn nghiêm của khoa học chân chính.
2. Cần phải thẳng thắn với những ý kiến tự nhận là “khoa học”, “phát hiện mới”, bởi người ta có thể lợi dụng sự lan truyền nhanh của mạng xã hội để tuyên truyền những điều bậy bạ nhân danh khoa học.
3. Đối thoại sòng phẳng với một số ý kiến có tính chất thách thức giới hàn lâm từ những người (có thể coi là) thuộc giới hàn lâm nhưng ở ngành khác, vào một ngày đẹp trời bỗng họ có nhã hứng chuyển ngành. Tôi biết lựa chọn này của tôi là dại dột.
4. Phản biện lại một số ý kiến phê phán người của cơ quan tôi (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) một cách vô căn cứ, vu vơ, chụp mũ, thiếu minh bạch, mà có thể dùng từ “tiểu nhân” để diễn tả. Tôi là Viện trưởng, tôi có trách nhiệm bảo vệ cán bộ của mình trước sự tấn công vô lối.
Tôi hoan nghênh những ý kiến học thuật nghiêm túc về lĩnh vực Hán Nôm từ đồng đạo học thuật ngành khác, nhưng cần là những ý kiến có cơ sở, tôn trọng các nguyên tắc khoa học, không phê phán lấy được nhằm đứng trên vai người khác. Cao nhân trong dân gian nhiều lắm!
Tôi thấy sự việc đã vừa đủ để các bên hiểu nhau và để người ngoài hiểu về các bên; đồng thời, theo lời khuyên của một số người, tôi quyết định tạm thời gỡ tút gần nhất (LIÊM CHÍNH DỊCH TH(U)ẬT: TRƯỜNG HỢP “DỊCH GIẢ” - TIẾN SĨ NHH) vì lí do NHÂN ĐẠO và TRỌNG XỈ. Khi viết tút đó, tôi là nhà khoa học. Khi biên tút này, tôi là con người. Gỡ tút không có nghĩa là xoá tút, có thể tái xuất khi cần. Gỡ tút không có nghĩa là tôi rút lại quan điểm của tôi. Những tút khác tôi để nguyên.
Tôi vẫn sẵn sàng hầu chuyện GS.TS TXH và TS NHH, nhưng với điều kiện là chỉ thảo luận học thuật thuần tuý, bám sát vào từng chủ đề cụ thể, không trữ tình ngoại đề hay bỏ bóng đá người.
Trong lúc tranh luận mấy hôm nay, nếu có điều gì sơ suất khiến ai đó bực mình, thì mong được bỏ quá, đó không phải là chủ ý của tôi.
Cẩn cáo!
NTC, 24/11/2020

https://www.facebook.com/haihoanh.nguyen/posts/3853404041337844


2.

PGS, TS Nguyễn Tuấn Cường Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm vừa có 1 bài kịch liệt công kích tôi. Chưa rõ vì sao ông bận trăm việc lại dành thời gian vàng ngọc ra viết 1 bài dài và chi tiết thế này. Tôi sẽ đọc kỹ bài của ông NTC để xem tôi thực sự dịch sai ở chỗ nào (dịch sai chữ Hán là chuyện bình thường, có gì đáng sợ đâu) và thực sự cảm ơn về những chỗ ông đã vạch ra. Còn những kết luận ông viết về tôi như “Đạo văn, đạo ý tưởng, đạo số liệu” thì tôi không dám nhận. “Cắt xén” thì rõ ràng khi tóm tắt dịch từ nhiều tài liệu gốc khác nhau, tôi không thể dịch nguyên văn dài dòng làm gì. Tôi “đạo” để làm gì? Kiếm tiền ư? Trang mạng Nghiên cứu quốc tế không có chế độ trả nhuận bút, cuối năm có thể có chế độ bồi dưỡng cho 1-2 công tác viên. Tôi viết báo chỉ có tính chất thông tin, luôn tự nhận là ngoại đạo, chưa bao giờ nhận là bài báo khoa học cả. Ông NTC viết bài này nhằm công kích cá nhân tôi, hạ uy tín của tôi, mặc dù tôi chưa hề biết ông và cũng chưa hề viết câu nào động chạm đến ông. Chẳng có ân oán gì với nhau mà tự nhiên ông công kích tôi. Thật lạ! Phải chăng có kẻ ném đá giấu tay núp sau lưng ông. Có thể bài này của ông Viện trưởng NTC sẽ được nhiều cán bộ dưới quyền ủng hộ.
Vạch ra cái sai trong bài viết của người khác là điều bình thường, nhưng chụp cho người ta những cái mũ, như bọn Hồng Vệ Binh đã làm trong Cách mạng Văn hóa TQ, thì là không bình thường.
Từ ngày sang tuổi U90, tôi luôn tự nhủ mình có thể bất ngờ ra đi bất cứ lúc nào, cho nên phải chuẩn bị ra đi thanh thản nhất, ra đi với ý nghĩ tốt đẹp về những người mình quen biết. Vì thế tôi không bao giờ tranh cãi với ai cả (trừ với vợ, vì bà ấy luôn nhắc tôi ăn nhạt muối, nhạt đường... vì tôi có huyết áp khá cao). Cả đời mình sống hiền lành không bao giờ phê phán, chê trách ai, thế mà chẳng hiểu vì sao cuối đời lại có người chủ ý công kích mình trên mạng XH. Hơn nữa người đó lại là 1 vị Lãnh đạo ăn lương Nhà nước (tiền đóng thuế của dân, trong đó có của tôi). Kỳ lạ quá phải không?
Nhưng tôi sẽ chẳng quan tâm tới những điều ông Viện trưởng NTC vu vạ, chụp mũ cho tôi đâu. Ông cứ việc sai quân của ông thóa mạ tôi.
Dưới đây là copy STT của ông Nguyễn Tuấn Cường:
LIÊM CHÍNH DỊCH TH(U)ẬT: TRƯỜNG HỢP “DỊCH GIẢ” - TIẾN SĨ NGUYỄN HẢI HOÀNH
• Thảo luận về bài viết của “tác giả" Nguyễn Hải Hoành: “NGƯỜI NHẬT PHÁT TRIỂN HÁN NGỮ HIỆN ĐẠI”, 7/2/2017 (theo ngày trên web).
Nguồn:
• So sánh với tư liệu từ một bài tiếng Trung: “現代漢語中的日語「外來語」” (Từ ngoại lai tiếng Nhật trong tiếng Hán hiện đại), chưa rõ tác giả, đăng trên rất nhiều trang mạng tiếng Trung, ở đây chỉ dẫn 2 trang:
- Nguồn (phồn thể): https://read01.com/8nEyaB.html#.X7zuSlMzblw (đăng ngày 27/1/2016)
- Bản chữ giản thể: https://www.jianshu.com/p/c69d989aa7c2 (phần đối chiếu bên dưới sẽ dùng bản giản thể để thấy sự trùng hợp với những chữ Hán mà TS NHH copy lại trong bài của mình).
Bản tiếng Trung này không hề được dẫn nguồn trong bài tiếng Việt.
————————————————
Các lỗi sai của TS NHH:
- Đạo văn, đạo ý tưởng, đạo số liệu (thông qua dịch thuật).
- Cắt xén nội dung và ý tưởng trong nguyên bản.
- Hiểu sai ý, đọc sai chữ, dịch sai lời.
————————————————
MỘT SỐ CHỨNG CỨ ĐỐI CHIẾU VÀ PHÂN TÍCH SƠ BỘ
- Lưu ý là tôi chỉ dẫn ra “một số” thôi, nếu chỉ hết ra thì quá dài!
- Các đoạn tiếng Trung mà tôi dẫn ra, vì quá dài nên đa số xin phép không dịch, quý vị có thể kiểm tra và đối chiếu bằng Google translate.
————
(1) TS Nguyễn Hải Hoành viết: “Một số học giả TQ ước tính các từ ngữ do người Nhật sáng tạo chiếm khoảng 70% tổng số từ ngữ hiện dùng trong Hán ngữ ngày nay. Nói cách khác, trong các khái niệm người TQ và Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc dùng để suy nghĩ, nói và viết, có 70% là do người Nhật tạo ra. Điều đó cho thấy trong 100 năm qua, người Nhật đã có ảnh hưởng lớn tới tư duy của người TQ.”
=> đối chiếu: “。据统计,我们今天使用的社会和人文科学方面的名词、术语,大约70%是从日本输入的。” (Theo thống kê, [trong số] các danh từ, thuật ngữ về phương diện khoa học xã hội và nhân văn mà chúng ta sử dụng ngày nay có khoảng 70% du nhập từ Nhật Bản - NTC tạm dịch.).
=> phân tích: Một câu tiếng Trung đơn giản thế mà TS Nguyễn Hải Hoành cũng đọc sai, hiểu sai, con ếch thổi phồng thành con voi, 70% của nhóm thuật ngữ ngành KHXH thì chỉ có chút ít thôi, nhưng lại bị hiểu thành 70% của toàn bộ vốn từ vựng!!! Trong khi đó, ở đoạn gần cuối bài, TS NHH đưa ra các con số 772, 459… Tiền hậu bất nhất!
Rồi đến đoạn bên dưới, TS Nguyễn Hải Hoành lại viết: “Bài Vấn đề “Từ ngoại lai” Nhật ngữ trong Hán ngữ hiện đại của GS Vương Bân Bân (Wang Bin-bin) ở Khoa Trung văn ĐH Nam Kinh đăng trên tạp chí Văn học Thượng Hải số 8/1998 khẳng định 70% danh từ, thuật ngữ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn hiện nay TQ dùng là nhập từ Nhật.” => Giờ thì con voi lại trở thành con ếch! Không biết người viết có chú ý đến sự mâu thuẫn này không?
Cũng cần nói thêm, các con số 772, 459 ấy cũng là dẫn lại từ nguồn khác mà cũng “quên” trích dẫn. Ở đây xin miễn dẫn thêm nguồn cho thêm phức tạp.
————
(2) TS Nguyễn Hải Hoành viết: “Ban đầu các học giả Nhật cũng chưa thống nhất cách dịch từ ngữ phương Tây. Ví dụ từ literature họ dịch là văn chương học và văn học, sau cùng văn chương học bị đào thải. Từ art mới đầu dịch là nghệ thuật/ mỹ thuật/ văn học kỹ nghệ, mãi cho tới đầu thế kỷ 20 từ nghệ thuật mới chiếm vị trí thống lĩnh. Từ individual vất vả hơn cả, mới đầu dịch là nhất cá nhân, sau dịch là độc nhất giả/ nhân/ độc nhất cá nhân/ tư nhân… mấy từ này đồng thời được dùng trong một thời gian dài, cuối cùng từ cá nhân thắng.”
=> đối chiếu: “在日本近代刚开始大量译介西方著作时,往往同一个西文名词、概念,会有数种译法,并在相当长的时期内并存不悖。只有在激烈的竞争中脱颖而出,才能最终存活下来的。例如,“literature”这个英文词汇,一开始在日本至少有“文章学”和“文学”两种译法,而最后“文章学”遭淘汰,“文学”被接受。再如“art”这个概念,一开始有“艺术”、“美术”、“文学技艺”等数种译语并行,直到上世纪初年,“艺术”才最终战胜其他译法而站住了脚。有时,一个译语的产生和定型,所经历的过程是十分艰难曲折的。例如“个人”这个概念,今天在中日两国的使用频率都很高。这是英文“individual”的译语。汉语中原本没有“个人”这个词,据日本现代学者考证,“个人”这个译语的选取,原本是对汉语“一个人”的省略。在一开始,也曾直接用“一个人”来对译“individual”,而且在很长时期内,这个英文概念在日本有多种译法并存,“各殊之人身”、“独一者”、“人”、“独一个人”、“私人”等译语都曾被使用过。“个人”这种译法并不是最早出现的,但却笑到了最后。”
————
(3) TS Nguyễn Hải Hoành viết: “Nhưng cũng có những từ Nhật dịch không được TQ chấp nhận, như cholera (dịch tả), Nhật dịch âm là虎列拉 [hu lie la], được TQ dùng khá lâu nhưng về sau thay bằng từ 霍乱 [hu luan] do TQ dịch. Hoặc logic Nhật dịch là luân lý, xem ra không đạt; về sau Nghiêm Phục dịch là逻辑 [luo ji], đạt cả về âm, hình, ý. Từ này về sau đã truyền vào Nhật.”
=> Đối chiếu 1: “但也有些日译具象名词进入中国后,逐渐被淘汰。例如“虎列拉”这个词,曾在中国使用了相当长的时间,但后来还是被“霍乱”所取代。”
=> Đối chiếu 2: “就是严复,也有过音译西方术语的成功尝试,如将“Logic”音译成“逻辑”,据说便出自严复之手。“逻辑”二字,在音、形、意三方面都是上乘之选,所以能够站住脚。对“Logic”,日本也有意译和音译两种译法,意译作“论理”,但后来还是音译更为流行。“逻辑”这个汉语译法,也传入了日本,而且还经常出现在在现代日本著作中,但往往加注“logic”的日语译音。在日本,“逻辑”一词可说是中、日、西三种文化的混血儿,即中国的字,日本的音,西方的意思。”
Nhân tiện chỉ ra 3 lỗi ở mục này:
- “Nhật dịch âm là 虎列拉 [hu lie la].” => Dịch âm từ cholera /'kɔlərə/, CH~ phát âm là K~. Người Nhật đâu có dốt đến mức chuyển âm đầu K~ ấy thành H~ như TS Nguyễn Hữu Hoành viết là “hu lie la”! 虎列拉 đọc theo âm Nhật là コレラ (ko-re-ra). Ở đây là “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, dùng pinyin tiếng Trung sau này để suy diễn về cách dịch âm trước đó của người Nhật bằng chữ Kana.
- 霍乱 phiên âm pinyin là [huo luan] chứ không phải [hu luan]. Lỗi nhỏ, tại thằng đánh máy!
- “logic Nhật dịch là luân lý” => “luận lý” (论理) chứ không phải “luân lý” (伦理). Lỗi nhỏ, tại thằng đánh máy!
————
(4) TS Nguyễn Hải Hoành viết: “Giới học giả Nhật chủ yếu dùng hai cách sau để dịch từ ngữ phương Tây:
1. Gán thêm hàm nghĩa mới vào những từ ngữ có sẵn trong Hán ngữ, dần dần làm các từ ngữ đó mất ý nghĩa cũ. Ví dụ Nhật dùng xã hội dịch từ society; trong Hán ngữ cổ, xã hội là nói việc tụ tập cúng tế vào mùa, mùa thu. Nhật cũng dùng từ dân chủ trong từ ngữ thứ dân chi chủ tể庶民之主宰để dịch khái niệm democracy hoàn toàn ngược lại.
2. Sáng tạo từ ngữ chữ Hán hoàn toàn mới, cách này dùng nhiều nhất. Khi từ ngữ phương Tây không có khái niệm tương ứng trong Hán ngữ, người Nhật bèn tự đặt ra từ chữ Hán mới. Ví dụ nổi tiếng nhất là từ điện thoại đã thay cho từ 德律风. Các danh từ trừu tượng lại càng nhiều, như dân tộc, cá nhân, khoa học, triết học…”
=> Đối chiếu: Bản tiếng Trung chỉ ra 3 cách, TS Nguyễn Hải Hoành cắt xén cách thứ nhất “第一种方式,是接受汉语中已有的译法。” (Cách thứ nhất là tiếp thu cách dịch đã có trong tiếng Hán), chỉ lược dịch 2 cách còn lại. Nguyên bản khá dài, ở đây tôi chỉ lược dẫn mấy dòng đầu, quý vị có thể tự tìm trong web.
在用汉字对译英文词汇与概念方面,主要有如下几种作法:
第一种方式,是接受汉语中已有的译法。[…]
第二种方式,是对汉语词汇的原意加以改造,使之适合用于对译英文概念。[…]
第三种方式,是新造汉语词汇。[…]
————
(5) TS Nguyễn Hải Hoành viết: “Thực ra khi tiếp xúc với các nguyên tác của phương Tây, người TQ cũng đã dùng tư duy của mình để sáng tạo một số khái niệm. Điển hình là Nghiêm Phục. Ví dụ economy, người Nhật dịch là kinh tế, ông dịch là kế học (计学). Evolution Nhật dịch là tiến hóa, ông dịch là thiên diễn (天演). Philosophy Nhật dịch là triết học, ông dịch là lý học (理学). Capital Nhật dịch tư bản, ông dịch mẫu tài (母材). Metaphysics Nhật dịch hình nhi thượng học (形而上学), ông dịch huyền học (玄学)… Nghiêm Phục từ chối dùng từ xã hội (Nhật dịch từ society), mà ông dịch là quần (群), xã hội học là quần học (群学). Người TQ cho rằng cách dịch nói trên của Nghiêm Phục chưa hợp lý. Có lẽ người Việt chúng ta cũng nghĩ như vậy.“
=> đối chiếu: “翻译家严复强调,要想深切了解西方思想学术,必须直接读原著。借助翻译已是不得已而为之,借助翻译的翻译,则隔尘更多,去真更远。他认为,日本对西方概念的翻译多不准确,因此不能无条件地借用,要敢于坚持自己的译法。例如,他反对“经济”这个日本译语,而代之以“计学”。他认为 “经济”一词,原意比英文“economy”要宽泛的多,因此不宜作该词的译语。再例如,他拒绝借用日文译语“社会”,而坚持把英文的“society”译作“群”,把“社会学”译作“群学”。此外,“capital”一词日译“资本”,严译“母财”;“evolution”一词日译“进化”,严译“天演”;“philosophy”一词日译“哲学”,严译“理学”;“metaphysics”一词日译“形而上学”,严译“玄学”。如此等等,不一而足。”
————
(6) TS NHH viết: “Thời ấy TQ cũng bắt đầu dịch sách của phương Tây. Hồi đó các học giả TQ có ba quan điểm về vấn đề này: 1. Người TQ nên cố hết sức tự phiên dịch, không nên du nhập vô điều kiện các từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật. 2. TQ nên mượn dùng từ ngữ người Nhật đã dịch. 3. Nên dịch âm, tức phiên âm tiếng nước ngoài mà không dịch nghĩa.”
[sau đó là phân tích về 3 quan điểm với 3 đại diện lần lượt là Nghiêm Phục, Vương Quốc Duy, Chương Sĩ Chiêu 章士钊 - mà ông đọc nhầm thành Trương Sĩ Chiêu]
=> Đối chiếu: “在怎样翻译西方术语问题上,当初在中国是有过争议的。大体有三种观点。一种主张尽可能有中国自己的译法,反对无条件地借用日译,严复可为其代表。一种主张尽可能借用日本已有的译法,王国维可为其代表。还有一种观点,则主张对西文术语进行音译,章士钊可为其代表。[…]” (Trước vấn đề phiên dịch thuật ngữ phương Tây như thế nào, ban đầu ở Trung Quốc cũng từng có tranh luận. Đại thể có 3 quan điểm. Một là chủ trương cố gắng có cách dịch của chính Trung Quốc, phản đối việc mượn dùng [từ ngữ] dịch của Nhật một cách vô điều kiện, Nghiêm Phục là đại biểu cho quan điểm này. Hai là chủ trương cố gắng mơ]nj dùng cách dịch mà Nhật Bản đã có, Vương Quốc Duy là đại biểu cho quan điểm này. Vẫn còn một quan điểm nữa, chủ trương tiến hành “dịch âm” đối với thuật ngữ tiếng Tây, Chương Sĩ Chiêu là đại biểu cho quan điểm này- NTC tạm dịch.)
(còn nhiều nữa, nhưng quá dài rồi, xin thôi)
————————————————
KẾT LUẬN về NĂNG LỰC KHOA HỌC và ĐẠO ĐỨC DỊCH THUẬT của TS Nguyễn Hải Hoành: Tôi đưa ra chứng cứ, đối chiếu và phân tích. Còn kết luận thì xin để những cá nhân và tập thể sau tự đúc rút:
- phây hữu, quý vị độc giả
- những người hâm mộ TS Nguyễn Hải Hoành
- Ban biên tập trang http://nghiencuuquocte.org/ (nơi đăng bài trên)
- Ban biên tập Tạp chí Tia Sáng, nơi đăng rất nhiều bài khác của TS NHH.
—————
Hà Nội, 24/11/2020
Hậu học NTC.
—————
P/S: Status này là BẦN CÙNG BẤT ĐẮC DĨ mà phải viết ra, được hoàn thành trong khoảng 1 tiếng đồng hồ sau đoạn đối thoại dưới đây với GS.TS Trần Xuân Hoài (Trần Gia Ninh). Xin lỗi là tôi hơi lạc đề, lẽ ra chỉ cần chứng minh sự giả-khoa học và phi-khoa học thôi, thì tôi lại trót đi sâu hơn, chứng minh cho sự phi-liêm-chính trong cái giả-khoa học và phi-khoa học ấy.
- Nguyen Tuan Cuong:
@Thi Oanh Nguyen: Facebook bị lợi dụng để làm phương tiện lan truyền những thông tin giả-khoa học hoặc phi-khoa học. Nếu không ai chịu lên tiếng thì "để lâu cứt trâu hoá bùn", rồi cũng sẽ ảnh hưởng đến báo chí chính thống, lan rộng ra xã hội, rất nguy hiểm. Điều này thầy @Đoàn Lê Giang chắc là hiểu rất rõ qua vụ Truyện Kiều vừa rồi. Vì nó là giả-khoa học và phi-khoa học nên không nhất thiết phải đưa vào hoạt động khoa học của một đơn vị có tính hàn lâm. Butterfly on a wheel!
- Gia Ninh Trần:
@Nguyen Tuan Cuong: Rất đúng. Trước hết là phải chứng minh đó là “ giả khoa hoc”, “ phi khoa học”. Ai làm được việc đó ? Nếu không phải là những nhà khoa học thật, tài năng. Câu sau đây của Mỗ thì hơi trái tai : Những nhà khoa học ăn lương nhà nước mặc định tất cả là khoa học thật, tài năng ?. (Mỗ cũng thuộc loai ăn lương nhà nước)
- Nguyen Tuan Cuong
@ Gia Ninh Trần: chứng minh ư? Dễ mà bác. Bác đợi chút nhé.
—————
XEM THÊM CÁC THẢO LUẬN TRƯỚC VỀ CÙNG CHỦ ĐỀ:
Nghiên cứu quốc tế
Tư liệu học thuật chuyên ngành nghiên cứu quốc tế
42Tuan Nguyenanh, Quốc Hậu và 40 người khác
11 bình luận
5 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Bình luận
Nguyen Tuan Cuong
o Thích
o •
Trả lời
o • 56 phút
Nguyen Tuan Cuong
o Thích
o •
Trả lời
o • 56 phút
o
Gia Ninh Trần
Nguyen Tuan Cuong
: Tôi có liên quan gì đến nội dung bài viết này mà Anh lại cố ý lôi những chuyện. hoàn toàn khác mà tôi thảo luận với Anh. Tôi chẳng ngại gì, thậm chi là thích thú khi ý kiến của tôi được phổ biến không công. Nhưng cách làm của anh xin lỗi tôi nói thật là không xứng đáng ( xứng đáng đồi với cái gì, xin để anh tự hiêu, và nếu không tự hiểu được cũng không sao), Tôi sẽ cân nhắc mối quan hệ trên Facebook, nhưng không phải lúc này, nếu anh cứ làm như vậy)
----
Hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
THẢO LUẬN SỐ 2 về VĂN TỰ VÀ NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Xin mời GS Trần Gia Ninh (Trần Xuân Hoài) thảo luận về một số điểm sau:
(1) Bác phê phán giả thuyết của Vương Lực. Vậy xin hỏi đó là giả thuyết nào, cụ thể VL đã đưa ra những luận điểm gì? Những luận điểm ấy sai ở chỗ nào? Mong bác trình bày cụ thể để mọi người cùng hiểu và có thể tán thành quan điểm của bác (nếu bác đúng).
(2) Bác nói “Nguyễn Tài Cẩn theo thuyết của Tàu do Vương Lực đề xướng, cho rằng Hán Việt là âm Hán đời Đường. Rất nhiều bằng chứng cho thấy không hẳn là đúng như vậy”. Mong bác dẫn ra ít nhất 03 bằng chứng xác thực và phân tích từng bằng chứng.
(3) Về vấn đề âm Hán Việt, nhà khoa học nào ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm “khăng khăng tin theo Vương Lực”? Bác vui lòng kể tên ít nhất 02 người (vì bác dùng từ “các nhà khoa học”), họ thể hiện sự khăng khăng ấy ở những công trình cụ thể nào?
(4) Cùng một vấn đề, có 2 giả thuyết trái ngược nhau, nếu chứng minh một giả thuyết đúng, thì giả thuyết thứ hai sai. Nếu chứng minh Vương Lực đúng, thì bác NH Hoành sai. Vậy thì có gì “nực cười khi viện dẫn Vương Lực đã viết thế này, thế kia để chứng minh TS Hoành sai”? Ở đây xin hỏi về nguyên tắc trong biện luận thôi ạ.
Rất mong được bác Trần Gia Ninh chỉ giáo.
Trân trọng cảm ơn bác!
(hậu học Nguyễn Tuấn Cường, 23/11/2020)

https://www.facebook.com/haihoanh.nguyen/posts/3853124064699175




Nguyen Tuan Cuong
 đã thêm bài viết vào album: Thông tin học thuật - Academic Information — với 
Hải Hoành Nguyễn
 và 2 người khác.

• Bài viết đề nghị thảo luận: TS Nguyễn Hải Hoành: “TỔ TIÊN TA GÓP PHẦN LÀM RA CHỮ QUỐC NGỮ” (16/12/2020)
(vì bác NHH mời tôi đọc bài này)
• Chủ trương thảo luận học thuật, căn cứ trên chứng lí, nói có sách, mách có chứng. Dẫn chứng vui lòng ghi đến số trang (nếu là ấn phẩm), hoặc dẫn link nếu là tài liệu online.
• Khi thảo luận về điểm nào, đề nghị ghi theo số mà tôi đã đánh, tránh phải diễn đạt lại. Thảo luận về mỗi điểm đánh số vui lòng tách thành comment riêng để có thể thảo luận lại bằng hình thức reply.
• Rất mong được học hỏi từ tác giả Nguyễn Hải Hoành và bác Trần Gia Ninh. Cám ơn các bác!
————
Đọc bài viết này, hầu như mỗi câu, mỗi ý trong bài đều cần thiết phải đặt nghi vấn. Vì có quá nhiều nghi vấn, nên ở status này tôi xin phép chỉ nêu một vài câu hỏi chính cho phần I (trong tổng số 3 phần của bài viết). Mong được bác NHH và bác TGN thảo luận về từng điểm một. Các bác trả lời hết nhóm câu hỏi này thì tôi xin phép đặt tiếp các câu hỏi cho các phần II và III.
(1) “họ chủ yếu chỉ thực hiện phần việc Latin hóa chữ Nôm — loại chữ biểu âm (phonograph) do tổ tiên ta làm ra từ thế kỷ XII”
=> NTC Đề nghị thảo luận:
(1a) mong bác NH Hoành cho biết căn cứ nào để nói chữ Nôm là loại chữ biểu âm? và
(1b) các chữ Nôm 䏢, 𡗶, 𠆳, 𧿨 có âm đọc là gì, và quan trọng hơn là mong bác chỉ ra yếu tố biểu âm trong các chữ Nôm này.
(2) Bác NH Hoành viết “Nhưng trong hơn 2000 năm qua, người Việt Nam đã sử dụng tới ba loại chữ viết: chữ Nho, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. Đây có lẽ là một kỷ lục thế giới.”
=? NTC Đề nghị thảo luận: người Nhật sử dụng các loại văn tự: manyogana, katakana, hiragana, kanji và cả romaji thì sao? Hiện nay chỉ có manyogana là không dùng nữa, 4 loại còn lại vẫn đang sử dụng.
(3) Bác NN Hoành viết: “Sau khi tiếp xúc Hán ngữ, tổ tiên ta chỉ tiếp nhận chữ viết mà không tiếp nhận tiếng nói. Muốn vậy họ đã Việt hóa phần ngữ âm của chữ Hán và gọi thứ chữ vuông đọc âm Việt ấy là chữ Nho, coi như chữ của ta, không phải là ngoại ngữ.”
=> NTC Đề nghị thảo luận: bác vui lòng cho biết các chứng cứ xác thực cho luận điểm này.
(3a) “chỉ tiếp nhận chữ viết mà không tiếp nhận tiếng nói” là tiếp nhận ở thời điểm nào trong lịch sử?
(3b) Tại thời điểm tiếp nhận ấy, với cùng một chữ Hán, thì người Tàu đọc là gì, người Việt đọc là gì?
(3c) Từ năm nào người Việt “gọi thứ chữ vuông đọc âm Việt ấy là chữ Nho”? Dẫn nguồn từ sách nào?
(4) Bác NN Hoành viết: “Mặt khác do chỉ nói tiếng Việt, không nói tiếng Hán, nên sau 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc ta vẫn giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ cùng phong tục tập quán của mình, không bị người Hán đồng hóa.”
=> NTC Đề nghị thảo luận:
(4a) “chỉ nói tiếng Việt, không nói tiếng Hán” là từ thời điểm nào trong lịch sử? Mong bác cho biết chứng cứ xác thực.
(4b) “dân tộc ta vẫn giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ cùng phong tục tập quán của mình” => bác vui lòng cho biết ít nhất 02 phong tục đã có từ trước khi người Hán vào, và chứng cứ về thời điểm tồn tại của phong tục này.
(5) bác NN Hoành viết: “Nhưng chữ Nho có nhược điểm lớn là không ghi âm được tiếng Việt. Vì thế, ngay từ rất sớm (thế kỷ II, thời Sĩ Nhiếp), tầng lớp tinh hoa nước ta đã có ý định biến đổi thứ ký tự hình vuông ấy thành loại chữ ghi âm được tiếng mẹ đẻ.”
=> NTC Đề nghị thảo luận: “tầng lớp tinh hoa nước ta” cụ thể là ai, mong bác chỉ ra ít nhất 2 người, và phát ngôn nào của họ cho biết “họ có ý định biến đổi thứ ký tự hình vuông ấy thành loại chữ ghi âm được tiếng mẹ đẻ”?
(6) Bác NN Hoành viết ở đoạn 1: “ họ chủ yếu chỉ thực hiện phần việc Latin hóa chữ Nôm — loại chữ biểu âm (phonograph) do tổ tiên ta làm ra từ thế kỷ XII”; đến
Đến đoạn 4 bác lại viết: “Nhưng phải sau 1000 năm, đến thế kỷ XII, họ mới hoàn tất quá trình dựa trên nền tảng chữ Hán làm ra chữ Nôm, một loại chữ biểu ý kết hợp biểu âm có tính tiên tiến mà người Hán chưa từng biết.”
=> NTC Đề nghị thảo luận: Vậy rốt cục, chữ Nôm là văn tự ”biểu âm” hay là ”biểu ý kết hợp biểu âm”? Tính tiên tiến của chữ Nôm thể hiện ở những đặc điểm nào? Tiên tiến so với cái gì lạc hậu?
(7) Bác NN Hoành viết: “Cho dù chữ Nôm đã làm nên một nền văn học sáng ngời trong lịch sử dân tộc, nhưng tiếc thay, do bị hầu hết các chính quyền phong kiến nước ta khinh rẻ, không thừa nhận, cho nên chữ Nôm không được hoàn thiện, cuối cùng bị loại bỏ sau 8 thế kỷ tồn tại.”
=> NTC Đề nghị thảo luận: bác vui lòng dẫn ra các chứng cứ để cho thấy chữ Nôm “bị hầu hết các chính quyền phong kiến nước ta khinh rẻ”. Vui lòng dẫn từng ý kiến của từng chính quyền, và ghi rõ trong nguồn tài liệu nào.
Kính mong nhận được phản hồi từ bác Nguyễn Hải Hoành, và mời thêm bác Trần Gia Ninh. Trân trọng cảm ơn các bác!
(hậu học Nguyễn Tuấn Cường, 23/11/2020)

https://www.facebook.com/sinonom.2012/posts/10158965105179936



Vinh dự nhận Quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Viện trưởng sau 5 năm nhiệm kì thứ nhất (2015-2020). Niềm vui nhân đôi khi Lãnh đạo Viện Hàn lâm chọn lịch đúng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2020 làm ngày trao QĐ cho tôi - người đã 17 năm gắn bó với giảng đường.
Gánh nặng đường xa!
Trân trọng cảm ơn!
💐😀
Thông tin trên website của VHL:

1.

LỜI DẪN
Công luận hiện nay phổ biến cho rằng chữ Quốc ngữ là do nhóm giáo sĩ đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa đầu thế kỷ XVII làm ra. TS Nguyễn Hải Hoành người thành thạo chữ Hán, chữ Nôm, Nga,Anh,Pháp qua nhiều năm nghiên cứu đã nhận ra rằng: quá trình làm chữ Quốc ngữ gồm công đoạn làm chữ Nôm và công đoạn Latin hóa chữ Nôm, nhóm giáo sĩ nói trên chỉ thực hiện công đoạn sau. Chữ Nôm ghi âm được tiếng Việt nên khi được Latin hoá sẽ hình thành chữ biểu âm Latin hóa của tiếng Việt, tức chữ Quốc ngữ. Trong buổi Cà Phê Gặp Gỡ Đối Thoại tuần này, TS Nguyễn Hải Hoành sẽ chia sẻ về quan điểm của mình và mong muốn được nghe ý kiến phản biện với người đến tham dự trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt. Cuộc thảo luận sẽ rất thú vị với mọi người yêu tiếng Việt với nhiều thông tin mới mẻ về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ bên cạnh việc so sánh lịch sử thất bại latin hoá chữ Hán của Trung hoa, dù họ khởi đầu trước tiếng Việt.
Mời mọi người quan tâm buổi thảo luân thú vị này tại CAPHE THƯ 7 tuần này
P/S: Vào cửa tự do. Có caphe ngon và các đồ uống hấp dẫn , có thể gọi phục vụ tại chỗ, (nhưng tất nhiên bạn tự thanh toán nếu muốn vừa nhâm nhi càphe vừa tham gia thảo luận, còn không uống thì không trả tiền ...hihihi)



https://www.facebook.com/gianinh.tran.3/posts/2744369279109992

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.