Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-Pháp-thuộc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-Pháp-thuộc. Hiển thị tất cả bài đăng

07/03/2017

Ngô Đình Nhu trong phác họa như một nhà lưu trữ quan trọng của Việt Nam thời kì 1938-1946 (bài Đào Thị Diến)

Đáng tiếc là chúng ta chưa từng đọc một văn bản tiếng Việt nào của ông Ngô Đình Nhu (1910-1963) về lịch sử - văn hóa Việt Nam. Phải chăng là ông chưa từng viết ?

Luận văn tốt nghiệp đại học viết bằng tiếng Pháp của ông thì gần đây, khi viết bài, tôi đã điểm qua. Ông có những kiến giải riêng, thú vị về ghi chép của người phương Tây về Việt Nam trong khoảng các thế kỉ 17-19.

Bài vốn đăng trên tạp chí Xưa & Nay năm 2014.

11/01/2017

Nhân vật Trương Vĩnh Ký, các góc nhìn khác nhau

Đã có một vài entry ngắn liên quan đến cụ Trương Vĩnh Ký, ví dụ ở đây, hay ở đây.

Sẽ viết một bài học thuật về chuyến du lãng Hà Nội (để lại một du kí bằng cả quốc ngữ và Pháp văn), và năng lực Nhật ngữ của cụ. 

08/10/2016

Pho tượng Phật Bà linh thiêng ở chùa Mễ Sở : chuyện năm 1951 và chuyện năm 2016

Chú ý đến tình hình Hà Nội thời tạm chiếm 1947-1954, nên đã có những entry điểm tin (như ở đây, hay ở đây).

Trong thời kì ấy, Phật giáo Bắc Việt từng đón tiếp vị Hội trưởng Phật giáo Thế giới tới thăm, vào năm 1951. Đó là sự kiện quan trọng, nên báo chí đương thời đều đưa tin.

Trong chuyến thăm đó, của năm 1951, Hội trưởng Phật giáo Thế giới có đến thăm chùa Mễ Sở để chiêm bái pho tượng nghìn tay nghìn mắt ở đó.

Tình từ năm 1951 đến nay, pho tượng ấy đã bị kẻ trộm "bưng ra khỏi chùa" tới mấy lần. Nhưng sau đó đều tìm thấy lại.

07/10/2016

Hà Nội thời tạm chiếm 1947-1954 : thông tin tọa đàm của Hội Nhà văn

Một khoảng trống về tư liệu, của chuyên ngành mình.

Đã khởi bút về một chủ đề hẹp của thời kì này, nhưng dây dưa mãi chưa xong, bởi thiếu tư liệu.

Hôm nay, thấy thông tin liên quan, mà do Hội Nhà văn tổ chức.

13/04/2016

80 năm trước, sau khi được phiếu cao, anh Khuất Duy Tiến liền bị tống giam

Khuất Duy Tiến (1909-1984) là một chiến sĩ cách mạng vô sản. Ngày nay, tên ông được đặt cho một con đường ở Hà Nội.

Đại khái thì vào các năm 1936 -1938 ông nổi tiếng với việc được ra tù, rồi ứng cử ở thành phố Hà Nội, được phiếu cao, nhưng ngay sau đó thì bị nhà đương cục hủy kết quả rồi bị đưa luôn đi... tù trở lại.

Đại khái: "Năm 1938 Đảng Cộng sản Đông dương cử ông ra ứng cử Nghị viên Thành phố Hà nội và đạt số phiếu cao, nhưng thực dân Pháp hủy kết quả, đưa ông quản thúc ở quê.".

26/02/2016

Nhóm "3 Nguyễn trong 1" chiêu dụ đàn em đi làm cách mạng ra sao (ghi chép của Hồ Hữu Tường)

"Đi làm cách mạng phải là những tay học giỏi" (lời Nguyễn Thế Truyền).

Nhóm "3 ông Nguyễn trong 1" là nói tắt của nhóm Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành.

Về nhóm này, bà Thụy Khê đã có sưu khảo trước đây (xem ở đây, ở đây).

08/12/2015

Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt, Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen

Đó là hai câu nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835-1909).

Một học trò giỏi của Nguyễn Khuyến đi làm Đốc học tỉnh Hà Nam.

Biết tin đó, ông gửi học trò hai câu:

"Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt,
Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen"

Câu ấy, của Nguyễn Khuyến, cũng đã có tuổi "trăm năm".