Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn gia-phả-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gia-phả-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

04/04/2022

Mùng 3 tháng 3 âm lịch năm 2022 : tảo mộ ở khu vực người Nùng An tại huyện Lục Yên (Yên Bái)

Ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch năm nay, chúng tôi du lãng ở khu vực huyện Lục Yên thuộc tỉnh Yên Bái.

Lịch âm lịch dương năm này trùng ngày. Mùng 3 tháng 3 âm lịch là ngày 3 tháng 4 dương lịch.

Ngày xưa, hồi tuổi 20, chúng tôi đã du lãng Lục Yên, có kết hợp ngó xem tình hình khai thác đá quí rất sôi động. Khi đi xe hàng từ Phố Ràng (tức Bảo Yên) sang, khi bám càng được xe zép của huyện, khi thì lại tự đi bằng xe Mink (hồi đó chưa phải sử dụng mũ bảo hiểm).

18/03/2018

Xem nhanh gia phả họ Phan ở đất Củ Chi

"Họ Phan có truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều tấm gương hiếu học, khuyến học; có nhiều hậu duệ đời thứ sáu nắm bắt khoa học kỹ thuật, có trình độ văn hóa… đã hòa nhập và góp sức cùng làng xóm xây dựng Tân Thông Hội thành xã nông thôn mới hoàn mỹ.

13/01/2014

Tạ Chí Đại Trường : Sử việt thời thổ tả (iv): chuyện gia phả, tông phả họ hàng nhà ta

Bài mới xuất hiện trên Damau. Có không ít chi tiết bị sai lạc hay nhầm lẫn (sẽ nói sau). Có thể do cụ Tạ viết vội, hoặc cảm xúc quá, nên chưa kịp tra cứu lại.

Từ đây trở xuống là chép nguyên xi về.

---
Gia phả ở Việt Nam và dấu vết “phong trào” bây giờ
Gia phả viết bằng chữ Hán của các dòng họ lớn Việt Nam đã xuất hiện hàng loạt (2006) trên kệ sách theo “Chương trình Nghiên cứu Gia phả Việt Nam của Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, thuộc Ðại học Quốc gia Hà Nội đề xuất và chủ trì, cộng tác với Viện Viễn Ðông Bác cổ Pháp (EFEO), Ðại học Paris VII (Pháp), Ðại học Alberta (Canada)”. Chúng tôi không được biết công việc đã đi đến đâu ngoài 8 bản dịch và chú thích cẩn thận được ghép chung trong Tủ sách Gia Phả Việt Nam do Nhà xuất bản Thế Giới ấn hành. Vị trí địa lí của cơ quan chủ trì nghiên cứu chắc đã khơi dậy trong tiềm thức những người đảm trách công việc về sự chính thống xưa cũ nên đã khiến cho họ phổ biến gia phả của tộc Nguyễn Ðàng Trong mà không tìm đến gia phả họ Trịnh tương đương, dù rằng đã có bản in chữ quốc ngữ trước 1945 của ông Trịnh Như Tấu (Trịnh gia chính phả, được Nxb. Từ điển Bách khoa in lại 2008). Tất nhiên đã có sự yếu kém vì là sách soạn (1933) bởi người có Tây học, viết bằng chữ quốc ngữ kèm theo các bản vẽ ngô nghê, với tài liệu thú nhận không những lấy từ các chính sử mà còn từ cả Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim nữa nhưng dấu vết trước thời làm Chúa hẳn có thể còn đâu đó như chứng tỏ nơi một khuôn in ở đầu sách, như ông Hoàng Xuân Hãn đã ghi lại từ các bản nôm, Hán. Họ Trịnh không phải chỉ gồm những người làm Chúa mà còn các người ở các dòng thứ phái cũng đã có ghi trong sách của ông Trịnh mà các dấu vết riêng tư, nếu được chú ý tìm tòi thì cũng có thể dùng khai thác trong bộ sử chung như bất cứ tài liệu từ ở đâu khác. Vả lại dạng hình chữ quốc ngữ cũng không phải là thứ nên bị coi nhẹ. Chúng tôi đã từng thấy gia phả của nhà Thân Trọng viết bằng chữ quốc ngữ, có những chi tiết không ghi trong các bộ Thực lục, Liệt truyện.