Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn âm-Hán-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn âm-Hán-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

24/02/2021

Câu chuyện chữ nghĩa : mất 10 năm mới xác nhận xong một cái bìa sách

Phải mất đến khoảng 5 năm mới đính chính được một chỗ đọc sai, mà là đọc sai tiếng mẹ đẻ của mình, tức tiếng Việt. Việc đó đã in đính chính chính thức ở đây (năm 2020). Đã biết từ lâu, nhưng để viết bài thứ hai (có ghi đính chính) và trải qua khâu biên tập, duyệt in, nên mất tới cả mấy năm !

Còn cái bìa sách này, thì mình phải mất 10 năm mới xác nhận xong.

Nghi vấn đã có 10 năm trước, lúc chụp cái ảnh về nó. Đó là cái bìa sách ghi năm là "1923". Mình đặt nghi vấn, tra cứu và tìm kiếm ngay lúc đó, tức năm 2011, và sơ bộ biết rằng cái năm 1923 ấy là không tưởng ! Không có thật cái năm ấy !

Nhưng cũng chưa có cách nào xác nhận được một cách thấu đáo. Nên cũng chưa lên tiếng gì. Mà rút cục xác nhận xong cũng là xong cho nghi vấn của chính mình, không cần lên tiếng làm gì nữa.

25/11/2020

Về tiếng Việt, chữ Việt, người Việt trong tranh luận trên mạng cuối năm 2020

Liếc thấy có tranh luận của nhóm các bác cao niên Nguyễn Hải Hoành, Trần Xuân Hoài và các anh em nhóm trẻ tuổi, ở trên không gian mạng, một ít ngày gần đây.

Mình với tư cách người quan sát, sẽ đưa dần các bài về đây.

Thật ra, với cụ Hoành, mình đã có một ghi chép nhanh hồi tháng 8 năm 2020, ở đây. Bận mải nên còn chưa có dịp quay trở lại với các ghi chép nhanh ấy.

02/05/2019

Cư sĩ học giả Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902-1954) qua góc nhìn của một người cháu ruột

Thiều Chửu là tác giả của Hán Việt tự điển, gọi tắt là "tự điển Thiều Chửu".

Chúng tôi đọc sách của Thiều Chửu ở tuổi lên mười. Những trang giấy ố vàng in hồi đầu thế kỉ XX. Bài đầu tiên tôi đọc là đoạn là cụ viết về "nhân duyên". Cụ giảng "nhân" là gì và "duyên" là gì, rồi ghép lại "nhân duyên" là gì theo nghĩa nhà Phật. 

Thời ấy, thầy tôi thường kể chuyện về cụ trong không gian tĩnh lặng của ngôi nhà ở cạnh một dòng sông. Đôi khi chúng tôi xem các bút tích của cụ. Thầy là cháu gọi Thiều Chửu là chú ruột (cư sĩ Nguyễn Hữu Kha 1902 - 1954 là em ruột của nhà giáo Nguyễn Hữu Tảo 1900 - 1966; thầy tôi là con cụ Tảo).

12/02/2019

Sự tha hóa của tiếng Việt và phong tục Việt : LÌ XÌ

"Lì xì" là một từ khá mới trong tiếng Việt phương ngữ Bắc. Cũng có thể ai đó cắt nghĩa về kết quả của một ảnh hưởng từ tiếng Việt phương ngữ Nam (suy nữa, thì chính là từ gốc chữ Hán, âm đọc Hán/Hoa).

Tết năm Hợi 2019, chứng kiến việc từ "lì xì" ấy đã chính thức đánh bật ngoạn mục một từ rất đẹp là "mừng tuổi" vốn quen thân. Cần ghi nhớ năm Hợi này.

Từ ngữ bị tha hóa. Và phong tục bị tha hóa. 

Sự tha hóa lan rộng khắp xã hội. Bắt đầu từ giới chóp bu. Giới trí thức. Giới truyền thông. Và đã ngấm khá sâu vào tầng lớp học sinh (ví dụ ở đây; một bộ thiết kế ấn tượng và mới mẻ, nhưng tiếc là dính từ "lì xì").

29/01/2018

Tên Việt Nam của thầy Park người Hàn Quốc : Phác Hằng Tự 朴恒緖

Đọc báo của người Triều Tiên mới biết tên thầy Park 박항서 được viết chính thức bằng chữ Hán là: 朴恒緖. Về cơ bản, người Triều Tiên (bao gồm cả Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay) đều có tên viết bằng chữ Hán.

Như vậy, tên Việt Nam của thầy Park là Phác Hằng Tự. Có thể gọi tắt là "thầy Tự", hay "huấn luyện viên Tự", "giáo Tự".

Từ nay, tôi sẽ gọi ông là "thầy Tự". 

09/03/2017

Từ "khoa học" trong tiếng Việt có gốc từ đâu ?

Theo các nhà ngôn ngữ học của Trung Quốc, thì từ "khoa học" trong tiếng Trung Quốc hiện nay vốn có gốc từ tiếng Nhật (chữ Hán trong tiếng Nhật). Kết quả khảo cứu của phía Trung Quốc đã được Trần Đình Sử giới thiệu bằng tiếng Việt nhiều năm trước (xem lại ở đây).

Từ đó, có thể suy luận, "khoa học" trong tiếng Việt ngày nay cũng là có gốc từ tiếng Nhật (lấy qua tiếng Trung Quốc).

Nhưng cũng có người thì cho rằng, "khoa học" không phải từ tiếng Nhật, mà có thể là "thuần quốc ngữ" do nhóm Phạm Quỳnh làm. Đọc ở dưới.

31/08/2016

Tiếp tục câu chuyện trẻ con Đại Việt thế kỉ 21 nên học chữ Hán ở mức như thế nào (ý kiến Huy Nguyễn)

Hôm qua đưa bài của Đoàn Lê Giang. Đang muốn đọc một bài ngược ý của anh Giang, nhưng phải là bài hoàn chỉnh từ góc nhìn giáo dục hiện đại.

Bài phê Đoàn Lê Giang thì càng tốt. Để thử xem, thực sự có cần cho bọn trẻ Đại Việt thế kỉ 21 học chữ Hán hay không.

Bây giờ là một tác giả khác, mà tôi đọc lần đầu tiên.

08/06/2016

Thịt chó và tiếng Việt (phương ngữ Ngọc Lâm với âm đọc Hán Việt)

Ngọc Lâm là địa danh nổi tiếng ở Trung Quốc. 

Ngọc Lâm là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây, gần với Việt Nam. Mỗi mùa hè, tại Ngọc Lâm, người ta tổ chức TẾT THỊT CHÓ.

Phương ngữ Hán ở Ngọc Lâm từng được xem là phát nguồn của âm đọc Hán - Việt (từ Hán - Việt là bộ phận chiếm tới 70% trong từ vựng tiếng Việt).