Các bài bàn luận về kinh Vu Lan, trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.
Trong dịp Vu Lan năm 2022 này, cùng nhau đọc lại một bản diễn âm kinh Mục Liên (chuyển kinh từ Hán văn sang lời thơ lục bát và viết bằng chữ Nôm) của thiền sư Tính Định.
Về nhà sư Tính Định thì có thể đọc ở đây hay ở đây.
Hiện nay, ở thời điểm 2010s, đã có khá nhiều ngôi chùa Việt trên đất Nhật Bản. Ví dụ, đợt trước đã giới thiệu về chùa Việt Nam tại tỉnh Kanagawa - bên cạnh thủ đô Tokyo (xem lại ở đây).
Phật giáo Việt Nam đang phát triển trên đất Nhật. Khác hẳn với tình hình các thập niên 1990, 2000. Nhưng cũng chính là kết quả của quá trình chuẩn bị từ thập niên 1990 đến nay.
Đi lướt nhanh một chút về mùa Vu Lan theo phong cách Phật giáo Việt Nam trên đất Nhật năm 2018 (tháng 8 và tháng 9 dương lịch).
Vu Lan là một dịp dài dài, mà ngày trung tâm là Rằm Tháng Bảy âm lịch. Rằm Tháng Bảy năm nay trùng vào Thứ Bảy ngày 25 tháng 8 dương lịch.
Nhiều gia đình Việt cúng Rằm Tháng Bảy tại gia vào buổi trưa ngày 25 tháng 8. Nhiều gia đình còn bày thêm mâm Cúng Chúng Sinh ở ngoài ngõ hay ngoài cửa nhà.
Một số nơi, còn thấy hoạt động tế tổ ở từ đường dòng họ.
Về kinh Vu Lan Bồn, đặc biệt là vấn đề chân ngụy của nó, đã thấy các luận bàn từ rất lâu trước đây. Ví dụ, Giao Blog đã đi bài ở đây hay ở đây, và ở đây.
Một quán ăn trên đường đi, mình cũng chưa vào bao giờ, nhưng luôn thấy đông thực khách, mà ngồi tràn cả ra vỉa hè. Quán mang tên đại loại như Bê thui Cầu Mống. Tức là đặc sản hương vị xứ Quảng ở giữa lòng kinh kì Thăng Long.
Trong tháng 7 hay tháng 8 vừa rồi, quán đã chuyển đổi chủ. Bây giờ chỗ ấy là Tịnh thực quán. Tức chuyên đồ chay. Toàn bộ nội ngoại thất đã được chỉnh trang lại, nhìn liếc qua thấy yên tĩnh, trật tự. Cũng chưa có dịp ghé vào.