Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

10/03/2024

Tứ Bất Tử và Đức Thánh Trần - vì sao Đức Thánh Trần không có trong Tứ Bất Tử

Đây là câu hỏi của bạn Lương Thị Mai Anh gửi vào trang Văn hóa Tín ngưỡng "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa" trong ngày 10/3/2024.

Trang Văn hóa Tín ngưỡng "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa" đã được khai trương từ hạ tuần tháng 2 năm 2024, xem ở đâyở đây (ngày 21/2/2024). 

Sau câu hỏi của Mai Anh thì có các trao đổi, và đi đến thống nhất chung trong ngày là: chìa khóa của bộ Tứ Bất Tử là "trường sinh" và "bất tử", bởi vậy việc liên tục "chuyển thế" hay "đầu thai chuyển thể" (sinh hóa hóa sinh) là đặc điểm chung của các vị thần trong bộ Tứ Bất Tử. 

Bạn Việt Vũ đã đưa ra lí giải trên (tạm tóm gọn lại vậy). Tại sao Đức Thánh Trần không có trong Tứ Bất Tử, thì Việt Vũ cắt nghĩa là: "Hưng Đạo Vương tuy công lao lừng lẫy nhưng có thác đi, cũng không có phép lạ tái sinh chuyển thế đâu cả, nên không thể gọi là bất tử được".

Ở dưới đây là dán lại nội dung bên trang Fb để lưu tư liệu.

Tháng 3 năm 2024,

Giao Blog


---

"

Em xin chào thầy và anh chị em trong trang "Văn hóa tín ngưỡng". Em có một câu hỏi nhỏ như sau xin nêu ra, nhờ thầy và anh chị em trong trang cho trả lời hay gợi ý. Em xin chân thành cám ơn ạ!
Câu hỏi: Bốn vị thánh bất tử, tức "tứ bất tử" trong tín ngưỡng Việt Nam, thường được xem là gồm Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Công chúa Liễu Hạnh. Em có một điều mà em thắc mắc từ khá lâu đó là Hưng Đạo Vương với nhiều chiến công hiển hách, cũng được tôn làm Thánh nhưng vì sao không được vào hàng Tứ Bất Tử ạ.



"

Giao Blog

Quản trị viên

Câu hỏi nhỏ, nhưng không nhỏ ! Mời cả nhà thảo luận hay cho Lương Thị Mai Anh một gợi ý. Có thể từ thực tiễn thực hành tín ngưỡng như các bác Vũ Thịnh hay Đông Nhạc Môn Hạ, hoặc từ lý luận tôn giáo học của các bác Thế Đại Đặng và Chung Hoang. Tư liệu Hán Nôm thì có thể nhờ bạn Lê Tùng Lâm.Tư liệu quốc ngữ thời kì sớm với cha Anh Q Tran cũng có cái nhìn thú vị. Mời cả nhà ạ.

..

Giao Blog

Quản trị viên

Gợi ý đầu tiên của tôi, mà tôi đã viết ra và công bố từ năm 2012 (đã in trên tạp chí, sau đó tạp chí đã đưa lên mạng), trong luận giải các mảng màu tín ngưỡng độc đáo của Việt Nam, như sau: "Điều thú vị thứ hai, tứ bất tử, hay bốn vị bất tử của nước Nam, đến khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII gồm Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Từ Đạo Hạnh (hoặc Nguyễn Minh Không), tức về cơ bản là nam thần; nhưng sau này, ở thời điểm muộn hơn, Mẫu Liễu Hạnh với tư cách là nữ thần đã gia nhập hệ thống bằng cách thế chỗ cho vị nam thần đứng ở cuối, như là ánh hồi quang của thời kỳ mẫu hệ và đồng thời cũng là khẳng định sự trưởng thành về tinh thần của phái nữ trong một xã hội phụ hệ. Đáng chú ý, tứ bất tử chưa ở đâu và chưa bao giờ được thờ chung ở trên cùng một điện thờ, mà chỉ thờ riêng từng vị. Thêm nữa, trong bộ tứ ấy lại không thấy có vua Hùng, mặc dù Tản Viên cùng Phù Đổng và Chử Đồng Tử là những vị thần xuất hiện trong hệ thống truyền thuyết về Hùng Vương, hay đúng hơn là thuộc về thời đại Hùng Vương.". Xem toàn văn ở đây: https://giaovn.blogspot.com/.../en-hung-va-tuc-tho-vua... , hay ở đây: http://www.nxbctqg.org.vn/n-hung-va-tc-th-vua-hung-t-goc....

..

Việt Vũ

Gọi là bất tử là vì các vị ấy không chết. Thánh Gióng bay lên trời. Chử Đạo Tử học được phép trường sinh đi chu du bốn bể cứu dân cùng công chúa Tiên Dung. Ngài Tản Viên cũng được truyền đạo cho gậy sinh tử cùng cuốn sách ước nên sau cũng tu thành tiên mà bay về trời. Ngài Từ Đạo Hạnh và công chúa Liễu Hạnh là giống nhau ở chỗ đều có kiếp hóa đi rồi lại tái đầu thai chuyển thế. Vì lòng tin người đắc đạo có thể liên tục đầu thai chuyển thế nên mới gọi là bất tử. Hưng Đạo Vương tuy công lao lừng lẫy nhưng có thác đi, cũng không có phép lạ tái sinh chuyển thế đâu cả, nên không thể gọi là bất tử được.

..

Diệu Hỷ
Việt Vũ số 4 là đủ bộ rồi nên có muốn cũng k thêm vào đc nữa

..

Giao Blog

Quản trị viên

Diệu Hỷ Người Việt đưa ra (duy trì) nhiều bộ tứ. Có thể kể đến các bộ tứ sau: Tứ Vị (đầu tiên là Tam Vị phát triển lên Tứ Vị, gắn với Tứ Vị Thánh Nương), Tứ Phủ (đầu tiên là Tam Phủ phát triển lên Tứ Phủ), Tứ Linh (duy trì ảnh hưởng Trung Quốc), Tứ Quí, Tứ Đại Thiên Vương (Tứ Thiên Vương), Tứ Pháp, Tứ Bất Tử,...

..

Lương Thị Mai Anh

Tác giả

Giao Blog con số 4 ( tứ) trong văn hoá Việt e thấy có ý nghĩa lớn và có xuất hiện ở nhiều khía cạnh . Ví dụ: Tứ trấn, An Nam tứ đại khí, Tràng An tứ hổ, Sơn Tây tứ quý,….

..

Giao Blog

Quản trị viên

Việt Vũ mấu chốt là chuyển thế, đầu thai chuyển thế, để trường sinh và bất tử, như giải thích của Việt Vũ, là một phương án giải thích dễ hiểu.

..

Vũ Thịnh

Giải thích như bạn Việt Vũ là rất hợp lý rồi ạ.

..

Lương Thị Mai Anh

Tác giả

vâng ạ, e cũng thấy dễ hiểu hơn với phương án về việc đầu thai chuyển thế , giải thích hợp lý về ý nghĩa của “ tứ bất tử “ . Em xin cám ơn thầy và các anh chị tiền bối ạ.

..

https://www.facebook.com/groups/1100094171128790/posts/1109585966846277/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.