Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn sử-học-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sử-học-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

11/01/2017

Nhân vật Trương Vĩnh Ký, các góc nhìn khác nhau

Đã có một vài entry ngắn liên quan đến cụ Trương Vĩnh Ký, ví dụ ở đây, hay ở đây.

Sẽ viết một bài học thuật về chuyến du lãng Hà Nội (để lại một du kí bằng cả quốc ngữ và Pháp văn), và năng lực Nhật ngữ của cụ. 

19/11/2016

Một "đại gia" sử thi nữa vừa xuất hiện (thầy Lê Văn Cường, ở Yên Bái)

Ngẫm trong lịch sử loài người
Công xã nguyên thủy là thời đầu tiên
Kéo dài trì trệ triền miên
Dã man, thấp kém, kiếm tìm cái ăn


Một đại gia sử thi đã được giới thiệu trên blog này là ông Huỳnh Uy Dũng, tức Huỳnh Ngu Công. Đại bản doanh của Ngu Công ở Bình Dương, với Lạc cảnh Đại Nam.

Bây giờ là một đại gia khác ở Yên Bái. Một nhà giáo ở địa phương chịu khó tìm tòi, rất đam mê với nghề.

06/09/2016

Đường Trần Quốc Vượng và đường Nguyễn Hồng Phong

Tên của hai nhà sử học Việt Nam mới được đặt cho hai con đường.

Ở Phủ Lý. Mà không phải ở Hà Nội (ở Hà Nội cũng đã có đường Trần Quốc Vượng thuộc địa bàn quận Cầu Giấy).

Đường Nguyễn Hồng Phong giao cắt đường Lê Duẩn.

19/06/2016

Bia thờ một đại thần hậu Lê, đồng thời là sử gia chỉnh sửa "Đại Việt sử kí toàn thư"

Đó là đại thần Phạm Công Trứ (1600-1675), quê ở huyện Đường Hào (Hưng Yên ngày nay).

Vâng lệnh chúa Trịnh, đại thần này đã chỉnh sửa bộ Đại Việt sứ kí toàn thư. Đại khái tư tưởng chủ đạo là tâng công nhà chúa, và ghi kiệm lời về vua Lê, chê trách vua Mạc.

Bia thờ Phạm Công Trứ có niên đại rất đáng chú ý: Vĩnh Thịnh 4, tức năm 1679. Tức là sau khi Phạm Công Trứ mất được 4 năm, thì con cháu lập bia.

Rất tiếc là nội dung bia thì khá nghèo nàn, hầu như không giúp ích được gì nhiều.

11/05/2016

Dũng học tiếng Anh ở Hà Nội

Câu chuyện thực, của em Dũng - con trai cô Trần Thị Vinh ở Viện Sử học.

Cô Vinh là một trong những nhà sử học có nhiều nghiên cứu về vương triều Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh. Một cuốn sách mới của cô đã được điểm ở đây.

13/04/2016

Trăn trở về vị trí bên lề trong sử học Việt của bản thân Tạ Chí Đại Trường

Rất nhiều lần ông trăn trở như vậy. Ví dụ cụ thể, thì ông đã viết vào năm 2014:

"Ðến nay, tuy không muốn cho ý tưởng mang tính định mệnh tiêu cực của câu nói trên chen vào quyết định đầy hướng vị tha nhưng chắc cũng phải gặp nhiều trở ngại này của Quý vị, tôi cũng vẫn cứ muốn nhắc lại nó để giữ vị trí kẻ bên lề của tình hình nghiên cứu sử học trong một nước mà tôi không được quyền tham dự. Theo tôi, có như thế, một kẻ suốt mấy mươi năm không bước chân vào một thư viện lớn nhỏ nào, không chịu sự kềm thúc của một cơ quan nghiên cứu nào như tôi mới có thể vượt, ít ra là một chút mất lòng, khi nhìn lại những vướng mắc cụ thể ngay từ trong quá khứ đến những hiển hiện trước mắt của một nền sử học muốn là khoa học cho Việt Nam".

02/04/2016

Nhà Mạc thời kì Cao Bằng : một nghiên cứu của sinh viên với Giao Blog

Một đàn em dân Tổng Hợp Hà Nội. Đang là sinh viên năm thứ 2. Đam mê nghiên cứu đã thấy bắt đầu có trong em.

Tuy nghiên cứu này, quả đúng là ở tầm sinh viên năm thứ 2, nên chưa có bất cứ đóng góp gì, năng lực đọc cũng vẫn còn hạn chế nhiều, nhưng cũng là rất đáng khích lệ. Mong em tiếp tục đam mê, tiếp tục những tìm tòi.